TÓM TẮT CÁC CHíNH sÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (TIếp THEO) 8 dự phòng rủi ro các khoản cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu ngân hàng ngoại thương việt nam báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ kế toán từ 1 tháng 1 năm 2008 đến 31 tháng 5 năm 2008 (Trang 26 - 27)

2.8 dự phòng rủi ro các khoản cho vay khách hàng

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, việc trích lập dự phòng cụ thể cho rủi ro tín dụng được tính dựa trên dư nợ tín dụng với các hệ số áp dụng cho từng nhóm nợ như sau:

Tỷ lệ dự phòng

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ 50%

Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn 100%

Dự phòng cụ thể được tính trên số dư tín dụng thuần của từng khách hàng. Số dư tín dụng thuần bằng tổng dư nợ của các khoản vay trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được chiết khấu theo một tỷ lệ phần trăm nhất định đối với từng loại tài sản theo qui định tại Quyết định 493 và Quyết định 18.

Giá trị tài sản đảm bảo (TSBĐ) được đưa vào khấu trừ khi trích lập dự phòng phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện sau:

- Ngân hàng có quyền tiến hành phát mại TSBĐ trong trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

- Thời gian thực hiện phát mại TSBĐ, theo ước tính của Vietcombank, là không quá 1 năm với tài sản đảm bảo là động sản, và 2 năm đối với tài sản đảm bảo là bất động sản. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trên đây, giá trị tài sản đảm bảo để tính dự phòng phải coi là bằng 0.

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, trong vòng 5 năm kể từ tháng 5 năm 2005, Vietcombank phải trích lập và duy trì dự phòng chung cho các khoản cho vay khách hàng ở mức 0,75% tổng dư nợ của các khách hàng từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Theo quy định tại Quyết định 493, dự phòng chung và dự phòng cụ thể trích lập cho Quý IV năm 2008 và được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 31/12/2008 dựa trên kết quả phân loại nợ tại ngày 30 tháng 11 năm 2008.

2.9 Các khoản cam kết ngoại bảng

Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, Vietcombank phải phân loại các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào 5 nhóm để trích dự phòng cụ thể như sau:

Tỷ lệ dự phòng

Nhóm 1 – Cam kết đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2 – Cam kết cần chú ý 5%

Nhóm 3 – Cam kết dưới tiêu chuẩn 20%

Nhóm 4 – Cam kết nghi ngờ 50%

Nhóm 5 – Cam kết có khả năng mất vốn 100%

2.10 dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay các tổ chức tín dụng

Dự phòng rủi ro các khoản cho vay cho các tổ chức tín dụng khác được trích theo quy định tại Quyết định 493 và Quyết định 18.

THUYếT MINH BÁO CÁO TàI CHíNH HỢP NHẤT (tiếp theo)cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008 cho kỳ kế toán từ 1 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 12 năm 2008

Một phần của tài liệu ngân hàng ngoại thương việt nam báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ kế toán từ 1 tháng 1 năm 2008 đến 31 tháng 5 năm 2008 (Trang 26 - 27)