Thu nhập và thu nhập tính thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân tại việt nam (Trang 33 - 37)

- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẤU TRỪ TRONG THUẾ THU

1.2 Thu nhập và thu nhập tính thuế

1.2.1 Thu nhập

Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa thu nhập trong các cơng trình nghiên cứu. Mặc dù Joseph E. Stiglitz cho rằng "quan niệm thu nhập về lý thuyết dƣờng nhƣ là khá đơn giản" 5

nhƣng đến nay vẫn chƣa có một quan điểm thống nhất, đầy đủ và tổng quát về khái niệm thu nhập. Tùy theo mục đích nghiên cứu, các nhà kinh tế học và các nhà nghiên cứu đã đƣa ra những khái niệm khác nhau về thu nhập.

Hai nhà kinh tế học ngƣời Anh là R. M. Haig và H.C. Simons vào đầu thế kỷ XX đã đƣa ra khái niệm về thu nhập: "Thu nhập là biểu hiện bằng tiền của mức gia tăng khả năng tiêu dùng ròng trong một thời kỳ và là giá trị tiềm tăng thực tế trong khả năng từng cá nhân để tiêu dùng trong suốt một khoảng thời gian nào đó"6. Đây đƣợc coi là một cách tính thu nhập lý tƣởng và hoàn thiện. Việc cộng thêm vào thu nhập đƣợc tính đến bởi vì chúng thể hiện sự tăng lên của khoản thu nhập tiềm tàng nhƣng khó thực hiện đƣợc trong thực tế vì giá trị tăng thêm mới chỉ dừng lại dƣới dạng tiềm năng và đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau.

Nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Samuelson cũng đƣa ra định nghĩa về thu nhập: "Thu nhập là tổng số tiền kiếm đƣợc hoặc thu góp đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định, (thƣờng là 1 năm)"7. Trong các định nghĩa này, mặc dù chƣa phản ánh đầy đủ các khía cạnh của thu nhập nhƣng tổng hợp lại cho thấy thu nhập có một số đặc điểm chung: thu nhập thuộc về một chủ thể trong xã hội - tính sở hữu của thu nhập, đƣợc xác định trong một khoảng thời gian nhất định, đƣợc biểu hiện

5 Joseph E.Stights(1995), Kinh tế học công cộng. Nxb Khoa học Kỹ thuật, trang 459

6

Haig-Simons ( 2002-2003), “ Taxation in developing countries”, Fullbright Economics Teaching Program, trang 7

dƣới hình thức tiền tệ và đƣợc hình thành thơng qua q trình phân phối và phân phối lại do thị trƣờng và nhà nƣớc thực hiện.

Qua phân tích những đặc điểm trên, có thể đƣa ra một khái niệm tổng quát về thu nhập: "Thu nhập là tổng các giá trị nhận đƣợc, thu đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định". Các giá trị ở đây đƣợc biểu hiện bằng tiền tệ, giá trị các hình thức vật chất, phi vật chất, khơng phân biệt nguồn hình thành thu nhập là từ lao động hay từ tài sản. Từ khái niệm này có thể rút ra "thu nhập cá nhân là tổng các giá trị nhận đƣợc, thu đƣợc trong một khoảng thời gian (thƣờng là 1 năm) của một cá nhân nào đó, khơng phân biệt nguồn phát sinh thu nhập“.

Thu nhập cá nhân là một bộ phận rất quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia vì đại bộ phận thu nhập quốc dân sau quá trình phân phối và phân phối lại sẽ đƣợc phân chia cho các thành viên trong xã hội dƣới hình thức bằng tiền, bằng hiện vật hay các phúc lợi xã hội.

Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và mục đích nghiên cứu mà thu nhập đƣợc chia thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào nguồn tạo ra thu nhập có thể phân chia thành: thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lƣơng, tiền thƣởng…) và thu nhập không từ lao động (thu nhập từ tài sản, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ đầu tƣ, thu nhập từ thừa kế, chuyển nhƣợng, thu nhập từ quyền sở hữu vốn, quà biếu, quà tặng…)

Căn cứ vào tính chất phát sinh thu nhập đều đặn hay không mà ngƣời ta phân chia thành thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên.

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ phát sinh thu nhập có thu nhập phát sinh trong nƣớc và thu nhập phát sinh ở nƣớc ngoài.

Căn cứ vào tính pháp lý của thu nhập mà chúng ta có thể chia thành thu nhập hợp pháp và thu nhập không hợp pháp. Thu nhập hợp pháp là thu nhập đƣợc tạo ra từ hoạt động hợp pháp và đƣợc nhà nƣớc bảo vệ. Thu nhập bất hợp pháp là thu

nhập đƣợc tạo ra từ hoạt động bất hợp pháp nên nhà nƣớc khơng thể kiểm sốt đƣợc và do đó khơng đƣợc pháp luật bảo vệ.

1.2.2 Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Mặc dù có nhiều loại thu nhập nhƣng không phải thu nhập nào cũng là đối tƣợng điều chỉnh của thuế thu nhập cá nhân. Phần thu nhập chịu thuế phụ thuộc vào chính sách thuế của mỗi quốc gia quy định.

Hình 1.8: Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Nói chung thu nhập chịu thuế giá trị kiếm được trong một khoảng thời gian (thường là một năm) sau khi đã khấu trừ đi các chi phí để tạo ra thu nhập đó. Xác

định đối tƣợng tính thuế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đƣợc đề cập đến trong chính sách thuế thu nhập cá nhân của các nƣớc. Căn cứ vào đó, ngƣời ta có thể thấy rằng loại thuế thu nhập cá nhân mà từng nƣớc cụ thể áp dụng có cơng bằng khơng, thuế này tạo đƣợc nguồn thu nhƣ thế nào cho ngân sách nƣớc đó.

Ở hầu hết các nƣớc thu nhập chịu thuế đƣợc xác định trong các trƣờng hợp cụ thể sau.

Thu nhập chịu thuế Tổng thu nhập

Thu nhập không chịu thuế Thu nhập đựợc miễn và Khoản khấu trừ Thu nhập tính thuế trừ (–) bằng (=) trừ (–) bằng (=)

Thứ nhất, thu nhập phát sinh từ những giao dịch trên thị trƣờng dƣới hình thức tiền tệ sau khi trừ đi các khoản chi phí khách quan gắn liền với q trình tạo ra thu nhập (cả chi phí sản xuất và chi phí khách quan khác). Tùy theo điều kiện, hồn cảnh của từng nƣớc mà các khoản chi phí miễn trừ này đƣợc quy định khác nhau.

Thứ hai, quy ƣớc thời gian để xác định thu nhập chịu thuế, việc tạo ra thu nhập có tính chất tƣơng đối về mặt thời gian. Những khoản thu nhập nhận đƣợc ở thời điểm hiện tại có thể là kết quả của các hoạt động lao động hoặc đầu tƣ trong quá khứ, nhƣng cũng có thể là thu nhập ứng trƣớc của các hoạt động hứa hẹn trong tƣơng lai. Mặt khác, thu nhập phát sinh tại những khoảng thời gian khác nhau có thể rất khác nhau. Do vậy, để đảm bảo tính khả thi và sự cơng bằng trong đánh thuế, một sự phân đoạn có tính quy ƣớc về mặt thời gian cần phải đƣợc xác định thu nhập chịu thuế phát sinh trong khoảng thời gian đó. Thơng thƣờng, thời gian tính thu nhập chịu thuế trùng hợp với năm ngân sách hoặc năm kế toán và đƣợc quy định là một năm làm cơ sở tính thuế. Những khoản thu nhập phát sinh trong khoảng thời gian đó đƣợc coi là đối tƣợng chịu thuế thu nhập. Việc tính thuế thu nhập phát sinh theo năm thực chất chỉ đƣợc coi là hình thức tạm tính. Số thuế chính thức phải nộp sẽ đƣợc xác định trên cơ sở số thu nhập phát sinh "bù trừ" trong khoảng thời gian quy ƣớc đó (thƣờng là một số năm nhất định).

Không phải nƣớc nào cũng đƣa tất cả các nguồn thu nhập của 1 cá nhân vào diện thu nhập tính thuế. Việc quy định khoản thu nhập nào phải tính thuế , khoản nào khơng phải tính thuế, mức độ cao hay thấp phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chính phủ, vào mục tiêu điều tiết thu nhập cũng nhƣ các mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội khác của mỗi quốc gia trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Ngày nay, hầu hết các nƣớc áp dụng thuế thu nhập cá nhân đều tính thuế trên thu nhập từ lao động.

Kinh nghiệm thế giới về xác định thu nhập chịu thuế cho thấy cần phải xác định một diện thu nhập chịu thuế thật rộng, tất cả các khoản thu nhập về mặt pháp

lý thuộc sở hữu cá nhân phải đƣa hết vào diện chịu thuế thu nhập cá nhân. Việc phân loại thu nhập chịu thuế cần dựa trên tiêu thức nguồn phát sinh thu nhập chứ khơng nên dựa vào tính chất ổn định và đều đặn của thu nhập phát sinh, nghĩa là không nên phân chia thu nhập thành thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên. Thu nhập chịu thuế đƣợc xác định phải bao quát một cách tƣơng đối toàn diện các khoản thu nhập có khả năng điều chỉnh, các nguồn thu nhập mà khi xác định mức thuế phải nộp có thể đem lại hiệu quả về mặt thực thi. Đồng thời, phải hạn chế bớt những khoản miễn trừ. Việc ban hành các khoản miễn trừ phải gắn liền với các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mức khấu trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân tại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)