3.1.1. Giá trị hợp lý không thể sử dụng cùng lúc cho tất cả các khoản mục, phải có lộ trình áp dụng từng khoản mục một phù hợp với tình hình phải có lộ trình áp dụng từng khoản mục một phù hợp với tình hình thực tế:
Việc trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính phù hợp với tình hình kinh tế thực tại của doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với việc trình bày báo cáo tài chính. Việc sử dụng báo cáo tài chính được áp dụng cho rất nhiều đối tượng sử dụng khác nhau, rộng rãi trong nền kinh tế. Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có nhiều mục đích khác nhau để đưa ra các quyết định kinh tế, do đó doanh nghiệp có trách nhiệm phải trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tại của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi ý thức và trách nhiệm của nhà quản lý trong vấn đề cung cấp thông tin báo cáo tài chính cũng phải nâng cao. Việc chọn lọc khoản mục áp dụng giá trị hợp lý theo lộ trình vì các ngun nhân sau:
Khó khăn về thơng tin tham chiếu cho tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính: với tình hình thực tại trong một nền kinh tế có thơng tin bất cân xứng, chưa thực sự hỗ trợ cho người trình bày báo cáo tài chính trong vấn đề thu thập thơng tin hỗ trợ cho việc trình bày. Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam vẫn
đang còn nằm trong giai đoạn hội nhập, mở cửa. Rất nhiều hình thức, cũng như
phương hướng hoạt động hiện cịn đang chưa có sự ổn định trong nền kinh tế. Do đó thơng tin thể hiện trong thị trường cũng đang nhiễu loạn. Người thu thập thơng tin cũng thực sự khó khăn trong việc tìm kiếm các thơng tin tham chiếu hỗ trợ cho việc trình bày báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý.
Trình độ và khả năng áp dụng giá trị hợp lý vào trình bày báo cáo tài chính của người thực hiện: Hiện nay việc ghi chép thông tin các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính được thực hiện theo quy cũ, chủ yếu tuân thủ và áp dụng vào các chuẩn mực, chế độ, thông tư và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước. Vấn đề yêu cầu rập khuôn và tuân thủ như vậy sẽ tạo cho người làm kế toán chỉ thực hiện theo một lối mòn, và trách nhiệm này hoàn toàn đổ lên vai của cơ quan chức năng nhà nước trong việc quy định các văn bản phù hợp với tình hình kinh tế thực tại, đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Đối với đơn vị chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính, việc thay đổi phương pháp trình bày là một trong những khó khăn đầu tiên. Các yếu tố tiếp theo về khả năng tiếp cận thông tin tham chiếu cũng là một vấn đề khởi đầu phức tạp trong tình hình hiện này. Yêu cầu các doanh nghiệp phải hoàn thành báo cáo tài chính trong giới hạn thời gian hiện nay đã có một số áp lực nhất định cho doanh nghiệp, với phương pháp trình bày giá trị hợp lý sẽ là một phần áp lực rất lớn cho người trình bày báo cáo tài chính. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân cần thiết cho việc áp dụng từng bước chọn lọc khoản mục trên báo cáo tài chính để có thể thay đổi phương pháp trình bày phù hợp và mang lại hiệu quả thực sự. Vì vậy, việc áp dụng nên xuất phát từ những cơng ty cổ phần, có niêm yết sẽ đáp ứng được về khả năng về chi phí cũng như trình độ của nhân viên cho việc trình bày báo cáo tài chính có áp dụng giá trị hợp lý.
Xu hướng hội nhập nền kinh tế của Việt Nam vào thế giới: Xuất phát từ khó khăn trong việc thu thập thơng tin, khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực và chi phí bỏ ra của doanh nghiệp, cịn phải xét đến yếu tố thị trường phù hợp với nền kinh tế hiện tại của Việt Nam. Xu hướng hội nhập toàn cầu đối với Việt Nam là hồn tồn cần thiết, khi chính sách mở cửa đang dần nới rộng để từng bước
chuẩn bị cho công cuộc hội nhập được cho là nền kinh tế mới nổi tại khu vực. Tuy nhiên, vấn đề hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới cũng đang dần chuyển đổi, thực hiện có lộ trình. Vì vậy việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hệ thống kế toán Việt Nam cũng cần phải có lộ trình cho các khoản mục được áp dụng.
Trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, việc tất cả các chuẩn mực của các nước cùng hội tụ theo xu hướng chung của chuẩn mực kế toán quốc tế. Nằm trong xu hướng tất yếu đó, Bộ tài chính cũng đã có những bước bắt đầu khi công bố thông tư 210/2009/TT-BTC về việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS trong việc trình bày báo cáo tài chính. Việt Nam đang là một trong những nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như thực hiện các giao dịch với các nước rất nhiều, trên khía cạnh đó việc trình bày báo cáo tài chính theo xu hướng áp dụng IFRS cần được thực hiện từng bước theo xu hướng hội tụ đối với chuẩn mực chung của quốc tế. Thông tư 210/2009-TT BTC là một trong những bước khởi động cho việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Tuy nhiên với thực tại chưa mang lại hiệu quả gì và qua kết quả khảo sát rõ ràng các doanh nghiệp, kể cả cơng ty kiểm tốn cũng chưa trình bày các thơng tin này một cách phù hợp và đáng tin cậy. Các doanh nghiệp thì chưa chủ động trình bày vì giới hạn về việc thu thập thông tin, khả năng thu thập thông tin tham chiếu, khả năng về nhân lực, chi phí tiêu hao cho việc trình bày… Các cơng ty kiểm toán cũng chỉ đánh giá rủi ro và trình bày các rủi ro cũng như giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ tài chính theo yêu cầu của thông tư như là một thủ tục. Việc trình bày trong thuyết minh này chưa thực sự mang lại hiệu quả, thậm chí đọc trên thuyết minh người sử dụng báo cáo tài chính cũng chỉ xem xét như một thơng tin tham khảo thêm mà chưa nhìn nhận đây là một vấn đề đáng phải lưu ý. Những khoản mục có sự thay đổi giá trị theo thời
gian và biến động giá cả của nền kinh tế, những khoản mục có giá trị sử dụng thực tế khác biệt với giá trị sổ sách do những phương pháp phân bổ số học chưa phù hợp, những khoản mục dễ dàng thu thập được thông tin tham chiếu từ thị trường thì cần có sự thay đổi trình bày để mang đến sự trung thực và hợp lý cũng như gia tăng được tính đáng tin cậy của thơng tin. Việc chọn lọc khoản mục nào trên báo cáo tài chính trình bày theo giá trị hợp lý cũng cần có sự nghiên cứu, khảo sát kỹ càng từ phía người trình bày và cả người sử dụng thơng tin. Xét về lâu dài, các khoản mục trên báo cáo tài chính phải được áp dụng theo giá trị hợp lý, chủ yếu từ các khoản mục Đầu tư tài chính, Hàng tồn kho, Tài sản cố đinh, Bất động sản đầu tư, Doanh thu, Giá vốn. Tuy nhiên, xét trong tình hình thực tại do các nguyên nhân nêu ở trên, Việt Nam nên chọn Đầu tư tài chính và Bất động sản đầu tư là hai khoản mục áp dụng giá trị hợp lý để trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính trước. Vì các ngun nhân sau:
Thơng tin tham chiếu hồn tồn có thể thu thập trên thị trường. Hai khoản mục này có sự biến động giá rất nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi có khủng hoảng kinh tế. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chịu sự tác động rất nhiều ở đầu tư tài chính và bất động sản đầu tư.
Việc áp dụng các khoản mục khác cịn thiếu thơng tin tham chiếu,
đồng thời là việc hoàn thiện luật, chuẩn mực… để nâng cao tính tin cậy của các
thơng tin tham chiếu.
3.1.2. Không thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, chỉ áp dụng cho các cơng ty cổ phần, có nhu cầu, niêm yết: Nam, chỉ áp dụng cho các công ty cổ phần, có nhu cầu, niêm yết:
Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay thì nhận thấy Việt Nam đang là một nền kinh tế nhiều thành phần với
nhiều loại hình kinh tế khác nhau. Chính trong xu hướng này mà hiện này quy định báo cáo tài chính của những doanh nghiệp có niêm yết thì bắt buộc phải kiểm tốn. Quy định này vẫn còn là quy định mở cho các doanh nghiệp ở nhiều thành phần khác trong việc ý thức về tính đáng tin cậy của thơng tin trên báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp trình bày. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp cũng sẽ dừng lại ở yếu tố so sánh giữa lợi ích và chi phí. Thực trạng trong nền kinh tế, chỉ những doanh nghiệp nào có nhu cầu mới lập và trình bày báo cáo tài chính, nhu cầu đó có thể xuất phát cho việc quyết toán thuế, nhu cầu tín dụng, nhu cầu trình bày cho cổ đơng… Tuy nhiên, xu hướng áp dụng theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế địi hỏi doanh nghiệp sẽ tiêu hao nhiều chi phí, thời gian và cơng sức hơn để trình bày thơng tin đáp ứng theo u cầu này. Do đó, việc áp dụng giá trị hợp lý vào trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính vì các ngun nhân sau:
Đối tượng sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính: Đối với các
doanh nghiệp có quy mơ, việc trình bày và cơng bố báo cáo tài chính hiện tại vẫn đang gặp áp lực về thời gian, trình độ nhân lực và khả năng nhận thức về tầm quan trọng của thơng tin trên báo cáo tài chính. Hiện nay các chỉ có các doanh nghiệp niêm yết đang chịu sự chi phối của các quy định về niêm yết thì mới xem trọng việc trình bày báo cáo tài chính. Ngồi ra những doanh nghiệp khác chỉ quan tâm đến báo cáo tài chính khi có nhu cầu vay vốn, kêu gọi đầu tư hoặc báo cáo cơ quan thuế. Xuất phát từ điều đó, báo cáo tài chính của họ có thể sẽ trình bày theo mục đích riêng, khơng cịn tn thủ theo tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính nữa.
Sự nhận thức về trách nhiệm cung cấp thơng tin trên báo cáo tài chính cho người sử dụng: xuất phát từ nguyên nhân từ nền kinh tế nội tại của Việt
Nam, một nền kinh tế chưa có sự khơng đồng bộ, một số thành phố lớn thì nền kinh tế phát triển tốt, điều kiện làm việc tốt nhưng những vùng khác thì nền kinh tế còn kém hơn, khả năng nhận thức và đánh giá còn chưa thống nhất và nâng cao, điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều. Để đồng bộ tất cả các doanh nghiệp, tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính Việt Nam cần có sự chuẩn bị về việc hồn thiện các chuẩn mực, chế độ, luật và các văn bản pháp lý quy định hướng dẫn cụ thể, rành mạch và dễ hiểu cho đối tượng áp dụng. Đồng thời phải có biện pháp nâng cao hệ thống kế toán Việt Nam, đồng bộ giữa hệ thống kế toán và hệ thống thuế cho có sự thống nhất tránh tình trạng các doanh nghiệp chỉ chú tâm trình bày báo cáo tài chính theo các quy định của luật thuế, trong khi có những trường hợp luật thuế và luật kế tốn khơng có sự thống nhất với nhau.