Từng bước tiếp cận chuẩn mực kế toán Việt Nam theo IAS 40 và IFRS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 81 - 85)

3.2. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG

3.2.2. Từng bước tiếp cận chuẩn mực kế toán Việt Nam theo IAS 40 và IFRS

Quan điểm trước đây được xác định là xây dựng chuẩn mực kế toán riêng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS. Các quốc gia xây dựng chuẩn mực kế tốn để hịa hợp với nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập hiện tại, tất cả các quốc gia chỉ cần xây dựng chuẩn mực kế tốn của mình hướng theo chuẩn mực chung theo xu hướng IFRS. Theo xu hướng chung này chuẩn mực kế tốn của các quốc gia sẽ có điểm chung và tự động hòa hợp với nhau. Việc áp dụng theo xu hướng IAS và IFRS cần phải có sự chuẩn bị từng bước và phải xây dựng lộ trình phù hợp để Việt Nam vừa có thể thích ứng với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có thể hội nhập trong việc đầu tư, thu hút đầu tư và các giao dịch kinh doanh hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới. Lựa chọn tiếp cận từng bước của Việt Nam vì các lý do sau:

Việt Nam là một nước có nền kinh tế mới nổi, vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi phát triển kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Do đó việc áp dụng chuẩn mực IAS và IFRS là một chính sách chuyển đổi hệ thống kế toán theo xu hướng tồn cầu hóa, phù hợp với các thõa thuận liên kết kể từ khi tham gia vào WTO của Việt Nam. Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp so với các quốc gia đã phát triển, những quốc gia đã áp dụng IAS và IFRS trong hệ thống kế toán. Những giao dịch trong nền kinh tế của Việt Nam chỉ mới dừng lại ở vạch điểm hội nhập, các giao dịch kinh tế chưa quá phức tạp do đó địi hỏi việc xử lý kế toán đơn giản hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã có xu hướng hội nhập tồn cầu, thì cần phải có sự chuẩn bị thay đổi đáp ứng yêu cầu phù hợp này. Việc tiếp cận khơng thể nào áp dụng hết tồn bộ tất cả những vấn đề trong IAS và IFRS, nên được thực hiện một cách thận trọng, từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia. Các khái niệm mới xuất hiện, phức tạp cần phải có thời gian cho người làm kế tốn, người lập và trình bày báo

cáo tài chính cũng như người sử dụng báo cáo tài chính tiếp cận dần dần và chuyển đổi quan điểm cũng như nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Đồng thời, trong xu hướng hiện nay, trong q trình hội nhập cịn phải xét đến mối quan hệ giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra. Do đó, nếu trong giai đoạn hiện tại việc áp dụng toàn bộ IAS và IFRS có khả năng dẫn đến phát sinh chi phí cao hơn lợi ích mang lại. Cần có sự chọn lọc IAS và IFRS từng bước áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam.

Quan điểm phát triển của Việt Nam là phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang có sự nửa với, bởi vì nền kinh tế thị trường sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu. Nền kinh tế của Việt Nam chưa hẳn là phát triển theo nền kinh tế thị trường. Thực tế cho thấy, việc sở hữu nhà nước trong các cơng ty cổ phần vẫn cịn chiếm những tỷ trọng cao, đặc biệt trong những ngành công nghiệp độc quyền. Việc lựa chọn áp dụng các chuẩn mực kế tốn theo IAS và IFRS cũng cần có sự chọn lọc và xem xét phù hợp với nền kinh tế nội tại của Việt Nam hiện nay. Bởi vì, khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển nhưng với định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay vai trị của nhà nước vẫn có quyền quyết định. Khi vai trò của nhà nước còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia thì việc áp dụng các chuẩn mực theo xu hướng quốc tế tồn cầu hóa là một trong những vấn đề khơng tồn diện. Vì vậy, từng bước chuyển đổi, từng bước áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ phù hợp hơn đối với nền kinh tế của Việt Nam.

Các nhà quản lý của Việt Nam và kể cả những người sử dụng báo cáo tài chính vẫn chưa thay đổi quan điểm của mình về ý nghĩa của các thơng tin trên báo cáo tài chính. Trình độ nghề nghiệp của kế tốn vẫn cịn yếu kém, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chưa đủ khả năng để hiểu và áp dụng được tồn

bộ chuẩn mực kế tốn quốc IAS và IFRS. Hệ thống đào tạo của kế toán vẫn cịn theo những thơng lệ cũ, các đơn vị đào tạo ngành nghề chưa có sự thay đổi và thích ứng với sự chuyển hóa của thế giới. Nguyên tắc giá gốc vẫn là nguyên tắc cố định trong quan điểm đào tạo. Người học kế tốn nếu khơng có sự chun sâu và học hỏi thì khái niệm về giá trị hợp lý, những vấn đề về IAS và IFRS là những vấn đề xa vời, thậm chí chưa từng tìm hiểu hoặc nghe đến.

Hệ thống kế toán của Việt Nam hiện nay chịu sự tác động và chi phối bởi hệ thống chính sách thuế. Trong những năm gần đây, các chính sách thuế, chính sách tài chính và chính sách kế tốn bắt đầu có sự độc lập với nhau, người làm kế tốn khó khăn trong việc xác định lợi nhuận kế tốn khác biệt với thu nhập tính thuế, dẫn đến xu hướng thực hành kế tốn chủ yếu áp dụng và phục vụ nhiều cho chính sách thuế. Ý nghĩa các thông tin trên báo cáo tài chính ngày càng dần phục vụ cho ý nghĩa về thuế. Việc hệ thống luật và chuẩn mực của Việt Nam còn đang quy định quá cụ thể, rập khn, bắt buộc người làm kế tốn phải tn thủ theo từng quy định chi tiết ngày càng tạo nên lối mòn trong tư tưởng của người làm kế toán, kể cả nhà quản lý. Thay đổi quan điểm về trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính là một sự thay đổi khó khăn, địi hỏi phải có thời gian chuẩn bị, tuyên truyền, nâng cao trình độ, phổ biến kiến thức đến những đối tượng này mới có thể chuyển hóa kế tốn theo xu hướng của IAS và IFRS được.

Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác kế tốn của Việt Nam cịn hạn chế, việc các doanh nghiệp hiện nay sử dụng những phần mềm kế tốn hiện đại ERP như Orale hay SAP cịn rất hạn chế. Việc áp dụng các nguyên tắc phức tạp của IAS và IFRS đòi hỏi một hệ thống công nghệ thông tin tương xứng để có thể hỗ trợ và phục vụ cho công tác kế tốn nhiều hơn. Cịn rất nhiều đơn vị chỉ đang áp dụng những hệ thống phần mềm còn quá đơn giản, chưa đáp

ứng được tính tin cậy của thơng tin. Việc hạn chế của công nghệ thông cũng là một trong những rào cản quan trọng trong việc tiếp cận theo xu hướng mới. Hệ thống phần mềm là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong việc xử lý kế tốn, nếu khơng có sự chuyển đổi yêu cầu này trong quá trình hội nhập thì hệ thống kế tốn của Việt Nam khó mà tiếp cận với những nguyên tắc phức tạp trong IAS và IFRS.

Việc áp dụng các ngun tắc kế tốn theo xu hướng tồn cầu hóa, áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS và chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế IFRS là cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật, xã hội và những vấn đề về kỹ thuật công nghệ thông tin là một trong những vấn đề cần phải xem xét quan trọng. Từ đó, nhận thấy rằng việc áp dụng theo xu hướng IAS và IFRS cần phải có sự chuẩn bị từng bước và phải xây dựng lộ trình phù hợp để Việt Nam vừa có thể thích ứng với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có thể hội nhập trong việc đầu tư, thu hút đầu tư và các giao dịch kinh doanh hợp tác với các quốc gia khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)