việc trình bày Báo cáo tài chính theo phương pháp giá trị hợp lý đối với các khoản mục Bất động sản đầu tư, Đầu tư tài chính cũng như xử lý hạch toán kế toán, chứng từ hợp lệ:
Chứng từ:
Chứng nhận nguồn dữ liệu tham chiếu: nhà nước, công ty nghiên cứu thị trường, công ty thẩm định giá…
Thành lập Ban Định Giá trong doanh nghiệp. Phê duyệt từ kết quả định giá.
Hạch toán:
Ghi tăng tài sản theo phương pháp xác định từ nguồn dữ liệu thị trường giá trị hợp lý (GTHL) tăng so với giá trị ghi nhận ban đầu (GTSS):
Nợ TK Đầu tư tài chính ngắn (dài) hạn: CL GTHL và GTSS tăng Nợ TK Bất động sản đầu tư: CL GTHL và GTSS tăng
Có TK Doanh thu từ định giá: CL GTHL và GTSS tăng
Ghi giảm tài sản theo phương pháp xác định từ nguồn dữ liệu thị trường giá trị hợp lý (GTHL) tăng so với giá trị ghi nhận ban đầu (GTSS):
Nợ TK Chi phí từ định giá: CL GTHL và GTSS giảm
Có TK Đầu tư tài chính ngắn (dài) hạn: CL GTHL và GTSS giảm Có TK Bất động sản đầu tư: CL GTHL và GTSS giảm
Ghi tăng (giảm) tài sản từ đánh giá lại giá trị sử dụng của bất động sản đầu tư do phương pháp khấu hao gây chênh lệch giá trị đã khấu hao và giá trị hao mịn thực tế khác nhau mà khơng kể ảnh hưởng do giá thị trường tăng giảm đến nguyên giá của bất động sản đầu tư trong năm tài chính đầu tiên của bất động sản đầu tư đó:
Nợ TK Chi phí khấu hao: CL Giá trị sử dụng < Giá trị cịn lại Có TK Hao mịn lũy kế: CL Giá trị sử dụng < Giá trị còn lại Nợ TK Hao mòn lũy kế: CL Giá trị sử dụng > Giá trị cịn lại
Có TK Chi phí khấu hao: CL Giá trị sử dụng > Giá trị còn lại Ghi tăng (giảm) tài sản từ đánh giá lại giá trị sử dụng của bất động sản đầu tư do phương pháp khấu hao gây chênh lệch giá trị đã khấu hao và giá trị hao mịn thực tế khác nhau mà khơng kể ảnh hưởng do giá thị trường tăng giảm đến nguyên giá của bất động sản đầu tư từ năm tài chính thứ hai của bất động sản đầu tư đó:
Nợ TK Lợi nhuận khác từ định giá: CL Giá trị sử dụng < Giá trị cịn lại Có TK Hao mịn lũy kế: CL Giá trị sử dụng < Giá trị còn lại Nợ TK Hao mòn lũy kế: CL Giá trị sử dụng > Giá trị cịn lại
Có TK Lợi nhuận khác từ định giá: CL Giá trị sử dụng > Giá trị
còn lại
3.3. KIẾN NGHỊ:
3.3.1. Nhà Nước, Quốc hội sửa luật, Bộ Tài Chính sửa đổi những chuẩn
3.3.1.a. Điều chỉnh các khái niệm giá gốc thành giá trị hợp lý trong luật kế toán:
Khái niệm giá trị hợp lý cần phải được trình bày và giải thích rõ ràng cụ thể trong Luật kế toán.
Luật kế toán Việt Nam cần thay đổi quy định và hướng dẫn cần thiết về việc ghi nhận tài sản theo giá trị hợp lý. Đồng thời các điều chỉnh sau khi ghi nhận ban đầu dựa trên nguyên tắc của giá trị hợp lý.
3.3.1.b. Hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam hịa hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế:
Việt Nam đã tham gia vào sự hội nhập của nền kinh tế thế giới, là thành viên của WTO Việt Nam phải có sự chuẩn bị cho sự hội nhập từng bước như cam kết khi gia nhập vào tổ chức này từ ngày 11/01/2007. Chính sách hội nhập và mở cửa của Việt Nam cũng đã có những biến đổi rõ rệt, Việt Nam bắt đầu mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cải tiến nội bộ về các chính sách hành chính của quốc gia theo hướng hiện đại. Sự biến chuyển về kinh tế của Việt Nam đã nhìn thấy sự rõ rệt này. Đồng hành với sự phát triển của sự hội nhập này, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển của thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản sơi động hơn, các ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều cơ hội hơn của thị trường nông lâm thủy sản ( cà phê, cá da trơn…), may mặc… Chính sự chuyển đổi này của kinh tế Việt Nam thì Việt Nam cịn phải tiếp cận hơn rất nhiều chính sách, thể chế, luật, chuẩn mực cho phù hợp với nền kinh tế hiện tại của Việt Nam.
Việt Nam vẫn là một nền kinh tế mới mở, ban đầu tiếp cận cịn gặp rất nhiều khó khăn khi những cơ sở ban đầu con rất non yếu và chịu sự tác
động rất nhiều của những áp lực từ cả phía bên trong và bên ngoài quốc gia. Sự phát triển nền kinh tế đang tập trung vào những thành phố lớn của Việt Nam: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai… Sự chênh lệch về xu hướng phát triển kéo theo nguồn nhân lực, chính sách thu hút của mỗi địa phương cũng khác nhau. Sự phát triển không đồng bộ này sẽ gây khó khăn cho Việt Nam rất nhiều. Chế độ quản lý của Việt Nam vẫn con mang nặng tính hành chính, sự phát triển chưa đồng bộ, thị trường chứng khốn cịn chịu sự chi phối rất nhiều của một nhóm đối tượng, chưa thực sự phát triển mạnh. Cơng ty cổ phần vẫn cịn chiếm tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế, trong đó nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng sở hữu của nhà nước vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất cao. Do đó những cơng ty cổ phần này vẫn còn chịu sự chi phối của nhà nước. Các doanh nghiệp hoạt động vẫn chịu sự chi phối của chính sách thuế.
Trong những năm qua, sự thay đổi liên tục của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS và sự hoàn thiện xu hướng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của IFRS là một trong những yếu tố để Việt Nam nhìn nhận lại hệ thống chuẩn mực kế toán đã ban hành từ rất lâu, sự hữu hiệu và hiệu quả của nhưng thông tư nghị định chằng chịt lên nhau của Bộ Tài Chính và Thuế. Do đó, đã đến lúc Việt Nam cần phải cập nhật và ban hành mới các chuẩn mực kế toán cho phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường của Việt Nam nhằm mục tiêu:
Phát triển và hồn thiện hệ thống kế tốn Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngồi và tư đó sẽ thu hút được các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng sửa đổi, bổ sung,
thay thế của chuẩn mực kế toán quốc tế đáp ứng cho yêu cầu về tính minh bạch thơng tin trong hiện trạng những giao dịch mới phát sinh phức tạp. Và trong điều kiện này thì chuẩn mực kế toán VAS ngày càng xa dần với chuẩn mực kế toán quốc tế IAS hiện hành.
Hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn áp dụng giá trị hợp lý thay vì áp dụng phương pháp giá gốc như hiện tại, cụ thể áp dụng cho các khoản mục tài sản cố định, đầu tư tài chính, nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán. Xóa bỏ những thơng tư hướng dẫn q nhiều và chằng chịt với nhau. Chuẩn mực kế tốn, luật kế tốn và các chính sách về thuế nên có sự đồng bộ với nhau, tránh tình trạng chồng chéo và khác biệt nhau. Khi có sự khác biệt nhau thì các doanh nghiệp khi thực hiện công tác kế tốn và trình bày báo cáo tài chính sẽ áp dụng theo xu hướng chính sách thuế. Do đó, để đáp ứng cho tâm lý này cũng như sự phát triển đồng bộ của chính sách nhà nước và xu hướng phát triển của thị trường.
Tăng cường chính sách giám sát tính minh bạch của các thơng tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phát triển thị trường tài chính, thực hiện các chính sách tạo mọi điều kiện cho cơng ty cổ phần phát triển độc lập, giảm thiểu sự chi phối của nhà nước. Gia tăng số lượng các công ty cổ phần niêm yết và công khai báo cáo tài chính minh bạch. Đối tượng sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính ngày càng mở rộng, do đó tính minh bạch của báo cáo tài chính ngày càng được yêu cầu cao hơn.
Hoàn thiện hệ thống khn khổ pháp lý về kế tốn, áp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính, cơng nghệ thơng tin và nhiều nghiệp vụ kinh tế mới đã hình thành và phát
triển như thanh toán bằng cổ phiếu, quyền chọn mua, quyền chọn bán (Option), hoán đổi lãi suất, hoán đổi tỷ giá, hốn đổi dịng tiền hoặc cơng cụ tài chính phái sinh để hạn chế những thay đổi về rủi ro trong kinh doanh do những thay đổi về tỷ giá, giá cả và lãi suất. Việc ghi nhận những giao dịch này và trình bày lên báo cáo tài chính là một địi hỏi cấp thiết phải ban hành những chuẩn mực kế toán mới và hướng dẫn việc ghi nhận, xác định giá trị và trình bày thơng tin về cơng cụ tài chính trong báo cáo tài chính. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu về xây dựng một thị trường tài chính minh bạch, dễ hiểu, dễ dàng tiếp cận thông tin hỗ trợ cho cả người lập và trình bày báo cáo tài chính cũng như người sử dụng báo cáo tài chính.
Tiến hành quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam theo xu hướng giá trị hợp lý cụ thể hơn. Cụ thể hóa bổ sung áp dụng IFRS 13 và IAS vào trong chuẩn mực kế toán Việt Nam. Cần có sự giải thích rõ ràng, cụ thể. Đưa ra những ví dụ cụ thể áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam về việc áp dụng giá trị hợp lý, định giá theo giá trị hợp lý cho các khoản mục về Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, Đầu tư tài chính, Hàng tồn kho. Yêu cầu các doanh nghiệp phải nắm rõ và tập huấn cho doanh nghiệp về phương pháp trình bày báo cáo tài chính theo phương pháp giá trị hợp lý.
Để đáp ứng cho xu hướng hội tụ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS theo giá trị hợp lý. Việt Nam cũng cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về thẩm định giá. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người làm kế tốn, các nhà quản lý trong việc trình bày báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý nếu bản thân doanh nghiệp chưa có đủ khả năng để thực hiện thẩm định giá trị tài sản hay nợ phải trả. Hoàn thiện hơn các phương pháp định giá thực tế, nâng cao vai trị cho các cơng ty thẩm định giá. Đưa ra tiêu chí quy định cụ thể cho các công ty thẩm định giá.
Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho doanh nghiệp đáng tin cậy. Nâng cao vai trò của cục thống kê, cung cấp chỉ số giá đáng tin cậy cũng như là nguồn thu thập thông tin thường xuyên và kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Hiện nay, cục thống kê đang cung cấp các thông tin quá chậm và chưa đáng tin cậy, khơng có một doanh nghiệp nào tin tưởng vào số liệu này. Bộ Tài chính cần có sự chuyển đổi, thành lập một ban giám sát, đánh giá, thu thập và cung cấp thông tin trong nền kinh tế. Phải trở thành đơn vị dẫn đầu về tính chính xác và kịp thời của việc cung cấp thông tin cho các đơn vị. Đồng thời nâng cao vai trị và trình độ của bộ phận này, đáp ứng được yêu cầu cho việc áp dụng cho việc định giá theo giá trị hợp lý tại Việt Nam.
3.3.1.c. Điều chỉnh các khái niệm giá gốc thành giá trị hợp lý trong VAS, đặc biệt là các chuẩn mực chung, chuẩn mực về tài sản cố định, đầu tư tài chính và hàng tồn kho:
VAS 01:
Phần 05: Khái niệm giá gốc được chuyển thành khái niệm Giá trị hợp lý: “Tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm ghi tăng. Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc có thể được thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình thường giữa những người tham gia trên thị trường tại ngày định giá. Giá trị hợp lý
của tài phải được định giá lại tại thời điểm lập báo cáo tài chính.”
VAS 05:
Nguyên giá bất động sản đầu tư được xác định trên cơ sở giá trị hợp lý
Giá trị bất động sản đầu tư sau khi ghi nhận bạn đầu sẽ được định giá lại theo các phương pháp xác định giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo.
Ban hành chuẩn mực về đầu tư tài chính riêng thay thế VAS 07-08:
Nguyên tắc xác định giá trị đầu tư: Được đánh giá theo nguyên tắc giá trị hợp lý của các khoản đầu tư, loại bỏ nguyên tắc giá gốc.
Sau khi ghi nhận ban đầu, giá trị đầu tư tài chính được trình bày theo giá trị hợp lý trên cơ sở giá trị thị trường và sự thay đổi vốn chủ sở hữu của đơn vị được đầu tư.
Khơng có các khoản dự phịng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Phương pháp giá gốc bị loại bỏ vì tính khơng phù hợp của nó với phương pháp giá trị hợp lý.
VAS 18:
Các khái niệm có liên quan đến khoản mục dự phòng giảm giá đầu tư tài chính được thay thế loại bỏ hoàn toàn khi áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý.
3.3.1.d. Quy định cụ thể trong Chuẩn mực về trình bày báo cáo tài chính những khoản mục bất động sản đầu tư, Đầu tư tài chính và trình bày theo giá trị hợp lý (VAS 21):
Các khoản mục Tài sản: Đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn, bất động sản đầu tư được trình bày theo giá trị hợp lý. Không sử dụng các khoản mục Dự phịng đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn,
Khoản mục Vốn chủ sở hữu: Thêm khoản mục Lợi nhuận chưa phối từ định giá: sử dụng cho việc kết chuyển lợi nhuận từ Doanh thu và chi phí từ định giá lại tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Doanh thu khác từ định giá: Các khoản ghi tăng tài sản và ghi giảm nợ phải trả được ghi nhận vào doanh thu khác từ định giá.
Chi phí khác từ định giá: Các khoản ghi giảm tài sản và ghi tăng nợ phải trả được ghi nhận vào doanh thu khác từ định giá.
Lợi nhuận khác từ định giá: Là chênh lệch giữa Doanh thu khác từ định giá và chi phí khác từ định giá.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Các khoản điều chỉnh, bổ sung: Điều chỉnh lãi lỗ từ định giá.
Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh đầy đủ: Phương pháp định giá theo giá trị hợp lý.
Nguồn dữ liệu hình thành định giá. Kỹ thuật định giá áp dụng.
3.3.1.e. Ban hành quy định về thẩm định giá cho các công ty thẩm định giá:
Cơ quan nhà nước cần ban hành các văn bản quy định trách nhiệm cho các công ty thẩm định giá.
Các văn bản hướng dẫn cũng như nâng cao uy tín đạo đức nghề nghiệp cho cơng ty thẩm định giá.
3.3.1.f. Xây dựng chế độ kiểm sốt thơng tin:
Nâng cao vài trò của cơ quan thống kê, tuyển dụng nhân viên có trình độ, thay đổi phương thức làm việc để nâng cao mức độ tin cậy của thơng tin.
Quy định về tính chấp hành và thời gian cung cấp thông tin rộng rãi trên thị trường hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các trường hợp cung cấp thông tin.
3.3.2. Đối với doanh nghiệp: