Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 57 - 62)

2.2. KHẢO SÁT VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠ

2.2.4. Kết quả khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày trong phần phụ lục. Với kết quả khảo sát như sau:

Tổng số thư và Email gửi đi khảo sát: 120 thư. Tổng số thư và Email nhận về 119 thư. Tổng số thư và Email hợp lệ: 119 thư.

Tổng số khảo sát phỏng vấn trực tiếp: 20 đối tượng. Trong số tổng cộng 139 đối tượng khảo sát bao gồm:

- Giám Đốc Tài Chính: 3.

- Nhân viên tài chính: 7.

- Kế tốn trưởng: 7.

- Kế tốn tổng hợp: 7.

- Kế toán viên: 9.

- Kiểm toán viên: 13.

- Nhân viên ngân hàng: 37.

- Nhà đầu tư: 42.

Mức độ hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính theo phương pháp giá gốc:

• Trong phần này có 137 / 139 đối tượng cho rằng thông tin trên báo cáo tài chính là một trong những cơ sở để người sử dụng ra quyết định kinh tế.

• 139/139 đối tượng cho rằng thông tin trên báo cáo tài chính hiện tại chưa phản ánh giá trị thực sự về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh giá trị thấp hơn giá trị thực tế.

• 134/139 đối tượng cho rằng phương pháp giá gốc trình bày trên báo cáo tài chính hiện tại cần phải được thay thế để có thể phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp hợp lý hơn.

• 83/139 đối tượng quan tâm đến các khoản mục tài sản cố

định, bất động sản đầu tư, 39 đối tượng quan tâm khoản mục đầu tư tài chính, 17

đối tượng quan tâm đến khoản mục hàng tồn kho.

Quan điểm về áp dụng phương pháp giá trị hợp lý vào việc trình bày báo cáo tài chính: khảo sát 46 đối tượng là giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên và kiểm tốn viên.

• 28/46 đối tượng cho rằng giá trị hợp lý là phù hợp để trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính. 18 cịn lại chưa hiểu rõ hết về ý nghĩa của giá trị hợp lý.

• 18/46 đối tượng cho rằng áp dụng giá trị hợp lý sẽ phản ánh đúng tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 9/46 đối tượng cho rằng ngồi việc phản ánh đúng tình hình tài chính và kết quả hoạt động, áp dụng giá trị hợp lý sẽ thuận lợi cho Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế thế giới thuận lợi hơn. 19/46 đối tượng cho rằng nếu nhà nước bắt buộc thì cũng chỉ trình bày báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý theo quy định mà thôi.

• 139/139 đối tượng cho rằng VAS phải thay đổi cho phù hợp với IAS và IFRS.

Khó khăn khi áp dụng:

• 100% khơng tin tưởng vào những thơng tin của nhà nước cung cấp.

• 100% cho rằng nhà nước cần có những văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể hơn và cần có những lớp tổ chức hướng dẫn các văn bản.

• 80% cho rằng sẽ gặp khó khăn về nhân lực đủ trình độ và hiểu biết cũng như khả năng hiểu được để vận dụng giá trị hợp lý vì chưa có tổ chức, trường học nào đề cập trong chương trình giảng dạy.

• 100% cho rằng các thơng tư văn bản pháp lý cần có ví dụ cụ thể để người đọc dễ hiểu hơn.

2.3. ĐÁNH GIÁ VIC LP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TI CÁC DOANH NGHIP VIT NAM:

2.3.1. Ưu đim:

Với phương pháp giá gốc thì thể hiện được tính thận trọng. Các thơng tin trình bày lên báo cáo tài chính được xác định một lần và khơng có sự định giá lại khi có thay đổi giá. Do đó, các thơng tin trình bày khơng bị tác động bởi thơng tin bất cân xứng khi sử dụng các phương pháp định giá bằng kỹ thuật số học để định giá lại giá trị của các loại tài sản và nợ phải trả.

Việc ghi nhận thông tin theo phương pháp giá gốc có nhiều trường hợp khơng có sự khác biệt với giá trị hợp lý, chính vì vậy người trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính sẽ khơng mất nhiều chi phí và thời gian để định giá lại.

Thông tin lịch sử của phương pháp giá gốc cũng là một trong những thông tin hữu ích cho nhà quản lý đưa ra các quyết định. Mặc dù việc đưa ra quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp cũng cần có sự dự đốn trong tương lai nhưng phương pháp giá gốc cũng khắc phục được những hạn chế của việc định giá dựa vào nguồn thông tin không đáng tin cậy trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.

Trong tình trạng nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát gia tăng, giá trị tài sản bị thổi phồng lên một cách bất ổn, được gọi là hiện tượng “bong bóng” thì giá gốc vẫn là một lựa chọn an tồn trong việc trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)