1.3 SỰ HỮU ÍCH CỦA GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG
1.3.1. Tác dụng và đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính
1.3.1.a. Thơng tin trên báo cáo tài chính đáng tin cậy phù hợp cho việc ra quyết định của người sử dụng:
Mục đích chung của báo cáo tài chính là cung cấp thơng tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có thể là nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác. Tất cả những đối tượng này có quyền được cung cấp thơng tin đầy đủ. Bên cạnh đó những nhà đầu tư và chủ nợ tiềm tàng, những người sẽ có khả năng giao dịch với doanh nghiệp trong tương lai, vì vậy họ cũng cần được cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của mình vì khả năng họ cũng có lợi ích trực tiếp và tức thời với khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp cũng như đánh giá khả năng của người quản lý trong việc bảo vệ và gia tăng lợi ích cho những người cung cấp vốn, cụ thể:
Dự đốn dịng tiền trong tương lai của đơn vị được báo cáo, bao gồm những thông tin giúp người đọc đánh giá số tiền, thời gian và tính khơng chắc chắn của các dịng tiền vào / ra trong tương lai từ cổ tức, lãi suất và việc bán đi, thực hiện hay đáo hạn của chứng khoán và các khoản vay.
Khả năng quản lý của doanh nghiệp bao gồm khả năng của người quản lý trong việc bảo vệ các nguồn lực kinh tế của các bên cung cấp vốn, sử dụng chúng hiệu quả để mang lại lợi nhuận và tránh các ảnh hưởng tiêu cực làm suy giảm giá trị của chúng. Khả năng quản lý cũng bao gồm việc tuân thủ các quy định pháp luật và các thõa thuận, hợp đồng.
Thơng tin cần phải mang tính dễ hiểu, người đọc có thể hiểu
được trong điều kiện người đọc có những hiểu biết hợp lý về hoạt động kinh tế và
kinh doanh của đơn vị. Thơng tin có thể hiểu được phù hợp với tình hình thực tế.
Báo cáo tài chính cần cung cấp các thơng tin về:
Các nguồn lực kinh tế (tài sản) của doanh nghiệp cho biết tình trạng tài chính mạnh hay yếu, khả năng tạo ra tiền từ cá tài sản cũng như việc sử dụng các tài sản trong hoạt động kinh doanh.
Các nghĩa vụ đối với nguồn lực (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) cho biết nhu cầu tiền của doanh nghiệp, các dòng tiền ra dự kiến cũng như cơ cấu tài chính. Cơ cấu tài chính phản ánh tình trạng tài chính, nhu cầu tài trợ và khả năng huy động nguồn tài trợ của doanh nghiệp.
Các thay đổi nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ đối với nguồn lực trong đơn vị báo cáo. Hai báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ trở thành hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau trong trình bày sự thay đổi của tình hình tài chính do kết quả tài chính.
1.3.1.b. Khn mẫu lý thuyết của IASB đưa ra đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính bao gồm: Dễ hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh:
Để cung cấp thơng tin hữu ích, báo cáo tài chính phải có thể hiểu được (understandability) bởi người sử dụng. Người đọc được giả định là có một kiến thức nhất định về kinh tế, kinh doanh và kế tốn và có thiện chí, nỗ lực để đọc báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thơng tin về một vấn đề phức tạp nhưng cần thiết cho việc ra quyết định không được loại trừ khỏi báo cáo tài chính chỉ vì nó khó hiểu đối với một số đối tượng sử dụng.
Thơng tin hữu ích khi nó thích hợp (relevance) với nhu cầu ra quyết định của người sử dụng. Thơng tin thích hợp khi nó có thể giúp người đọc đánh giá quá khứ, hiện tại hoặc tương lai hoặc xác nhận, điều chỉnh các đánh giá trước đây. Tính thích hợp của thơng tin chịu ảnh hưởng bởi nội dung và tính trọng yếu của thông tin. Thông tin được xem là trọng yếu khi sự sai lệch hay bỏ sót nó có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu tùy thuộc vào độ lớn của thơng tin hoặc sai sót hoặc sự đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Đáng tin cậy (reliability) nghĩa là khơng có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu, đồng thời phản ánh trung thực vấn đề cần trình bày. Đáng tin cậy bao gồm các yêu cầu: trình bày trung thực, nội dung quan trọng hơn hình thức, khơng thiên lệch, thận trọng và đầy đủ:
Phản ánh trung thực các sự kiện và nghiệp vụ cần hoặc có thể trình bày.
Để phản ánh trung thực, các thông tin xem nội dung quan trọng hơn hình thức nghĩa là phải trình bày phù hợp với bản chất kinh tế chứ không chỉ căn cứ vào hình thức pháp lý.
Để đáng tin cậy thông tin phải trung lập nghĩa là không thiên lệch. Thông tin bị thiên lệch nếu việc lựa chọn và trình bày báo cáo tài chính nhằm tác động đến việc ra quyết định theo một kết quả định trước.
Thận trọng (prudence) là việc tăng thêm mức chú ý khi thực hiện một sự xét đoán khi ước tính trong các điều kiện chưa rõ ràng, sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi phồng, nợ phải trả không bị giấu bớt. Tuy nhiên, thận
trọng không phải là việc tạo ra các khoản dự phòng giả hoặc quá mức, cố thình khai thấp tài sản và thu nhập hoặc khai khống nợ phải trả và chi phí.
Để đáng tin cậy thông tin phải đầy đủ trong phạm vi trọng yếu và chi phí. Một sự bỏ sót có thể làm cho thơng tin bị hiểu lầm hay sai lệch và do đó sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy.
Báo cáo tài chính chỉ hữu ích khi có thể so sánh (comparability) với năm trước và với doanh nghiệp khác. Do đó, các nghiệp vụ giống nhau phải được đánh giá và trình bày một cách nhất quán trong toàn doanh nghiệp, giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp. Việc thuyết minh là cần thiết để đảm bảo tính so sánh được. Tuy nhiên, nhất qn khơng có nghĩa là doanh nghiệp khơng thay đổi chính sách kế tốn khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chuẩn mực.
1.3.2. Các cơ sở đo lường mới áp dụng trong việc định giá đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng: