Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
GDP (nghìn tỷ đồng) 973 1,144 1,478 1,660 1,980
GDP bình quân đầu người
(triệu đồng) 11,7 13,6 17,5 19,3 22,8
Tốc độ tăng GDP (%) 8,17 8,48 6,23 5,32 6,78
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011
- Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng và Giao thông vận tải:
Chính phủ đã ban hành Quy hoạch chiến lược phát triển giao thông vận tải
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chiến lược phát triển giao thông đường sắt đến năm 2020 và định hướng đến năm 20502 là cơ sở triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, mở ra thị trường
2
tiềm năng đối với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà mặt hàng sơn công nghiệp là một trong số đó.
Tình hình đầu tư xây dựng phát triển cũng có nhiều khởi sắc; tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng,
tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP.
- Tình hình đầu tư nước ngồi (FDI):
Tính đến 21/12/2010, cả nước có 12,2 nghìn dự án đầu tư trực tiếp nước
ngồi cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 192,9 tỷ USD. Đầu tư vào công
nghiệp chế biến, chế tạo có 478 dự án – tổng vốn đăng ký là 7,979 tỷ USD, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hịa khơng khí có 6 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,952 tỷ USD, xây dựng có 174 dự án tổng vốn đăng ký là 1,816 tỷ USD.
- Lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái:
Trong những năm vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (năm 2010 lên tới 11,75%) nên chính phủ ban hành những chính sách tiền tệ chặt chẽ kiềm chế lạm phát. Do khan hiếm vốn, các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay lên cao, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp để
phục vụ sản xuất kinh doanh.
So sánh tỷ giá USD/VNĐ trong 3 năm 2008 – 2010, tiền đồng Việt Nam đã mất giá 8%. Tỷ giá hối đoái tăng kéo theo sự tăng giá hàng nhập khẩu; gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nguồn vật tư phụ thuộc vào nhập khẩu như Công ty International Paint Việt Nam. Cơng ty có thể đối mặt những rủi ro tài chính do chênh lệch tỷ giá vào các thời điểm: đặt hàng, mua hàng, thanh toán…
Nhận xét:
Qua phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô đã cho thấy tiềm năng phát triển thị
trường các sản phẩm, dịch vụ phục vụ ngành công nghiệp, hàng hải mang lại cơ hội
kinh doanh cho sản phẩm của công ty. Tăng trưởng thị trường tốt cũng sẽ thu hút nhiều công ty gia nhập, làm tình hình cạnh tranh gay gắt hơn; các đối thủ cạnh tranh
truyền thống cũng không ngừng đe dọa thị phần của công ty.
Song song với những thuận lợi, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những nguy cơ đối với hoạt động của công ty như: tỷ giá hối đối tăng, lãi suất cao, khó khăn về vốn
đầu tư sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.1.2 Các yếu tố chính trị - luật pháp:
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ổn định, an tồn về chính trị - xã hội và đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các nhà đầu tư trên thế giới ngày càng hướng sự chú ý vào Việt Nam.Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Đâylà cơ sở để Việt Nam xây dựng nền hồ bình và thịnh
vượng và ban hành, thực hiện các chính sách kinh tế nhất quán.
Theo Báo cáo "Môi trường kinh doanh 2011: Tạo khác biệt cho các doanh
nghiệp" - ấn phẩm chung giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã được cơng bố ngày 4/11/2011 thì Việt Nam xếp thứ 4 trong số 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhiều nhất, với những cải cách nổi bật trên 3 lĩnh vực là thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng. Năm 2011, Việt Nam xếp hạng 78 về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 10 bậc so với
năm 2010.
Hệ thống luật pháp của Việt Nam đang dần được hoàn thiện, nhiều luật ban hành có chất lượng cao, phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống người dân như: Luật Đầu tư, Luật Doanh Nghiệp, Luật Thuế, Luật Cạnh tranh…Trong thời gian tới chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các chính sách của Chính phủ trong thời gian tới sẽ tập trung vào các vấn đề:
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Phát triển đa dạng, đồng bộ các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ.
- Tiếp tục hồn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối
quyền sở hữu trí tuệ; có nhiều hình thức thơng tin giới thiệu các hoạt động và sản phẩm khoa học, cơng nghệ; hồn thiện các định chế về mua bán các sản phẩm khoa học, công nghệ trên thị trường.
- Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước.
Nhận xét:
Sự ổn định chính trị - xã hội cùng với sự hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách phát triển kinh tế nhất quán tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi đối với đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt lĩnh vực đầu tư xây dựng mang lại nhiều cơ hội kinh doanh sản phẩm phục vụ công nghiệp.
2.2.1.3 Các yếu tố tự nhiên
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm. Chia làm 2 mùa
mưa và mùa khô. Đặc biệt, Việt Nam với bờ biển trải dài 3.260 km và có nhiều
thành phố lớn ven biển phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch nhưng chịu tác động của khí hậu Đại dương, có tính ăn mịn cao.
Việt Nam được tự nhiên ưu đãi vị trí chiến lược biển, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thơng thương giữa ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước
trong khu vực, Biển Đơng đóng vai trị là chiếc "cầu nối" cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế của thế giới.
Nhận xét:
Điều kiện khí hậu của Việt Nam là một yếu tố lý tưởng cho sự phát triển thị trường các sản phẩm che phủ chun dụng mang đặc tính chống ăn mịn, thấm, nấm
mốc, bảo vệ tuổi thọ, chất lượng cơng trình và giữ vẻ đẹp cho cơng trình bền lâu. Vị trí chiến lược trên biển Đông của Việt Nam cùng với định hướng phát triển kinh tế Biển, ven biển, hải đảo của Chính phủ cho thấy tiềm năng phát triển
các ngành cơng nghiệp đóng và sữa chữa tàu biển, công nghiệp khai thác tài nguyên biển, hệ thống tàu biển quốc gia, tư nhân tham gia đánh bắt thủy hải sản và vận tải hàng hóa trên biển.
2.2.1.4 Các yếu tố dân số- xã hội:
Dân số Việt Nam năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với
năm 2009. Dân số nữ có tỷ lệ 49,4%, Nam có tỷ lệ 50,6%. Lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong
đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ
dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009
lên 77,3% năm 2010.
Cơ cấu dân số Việt Nam được đánh giá là “cơ cấu vàng”. Thời kỳ này bắt
đầu từ năm 2007 và theo dự báo sẽ kết thúc vào năm 2041, nghĩa là cứ hai hoặc hơn hai người trong độ tuổi 15 – 64 gánh một người trong độ tuổi phụ thuộc3. Thời kỳ
"cơ cấu dân số vàng" chỉ ra xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của
mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ.
Nhận xét:
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một
quốc gia. Với cơ cấu dân số vàng như hiện nay và những chính sách phù hợp của
Chính phủ sẽ cung cấp đội ngũ nhân lực có trình độ cao, được đào tạo bài bản và
góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trên mọi mặt.
2.2.1.5 Các yếu tố khoa học và công nghệ:
Cùng với sự phát triển khoa học nói chung, các nghiên cứu về sự chống ăn mòn kim loại trong những thập kỷ gần đây khá tốt. Các công nghệ được cải tiến liên tục cho hiệu quả ngày càng cao, khắc phục tốt hơn các tác động từ môi trường đến chất lượng và mỹ quan cơng trình. Các chủ đầu tư cơng trình cũng như người sử dụng, làm việc trong cơng trình địi hỏi các sản phẩm sơn che phủ công nghiệp
3
Hội nghị Công bố các ấn phẩm Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng Cục Thống kê, 2011
những đặc điểm:
- Sản phẩm che phủ có độ bền cao và chất lượng bảo vệ hiệu quả trước tác
động mơi trường. Do giá trị cơng trình lớn và tần suất sử dụng cao nên mỗi lần thi
công sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, độ bền của sản phẩm luôn là yêu cầu hàng đầu của khách hàng và là mục tiêu nghiên cứu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sơn che phủ công nghiệp.
- Sản phẩm cho phép thi công đơn giản giúp tiết kiệm chi phí: trước đây các sản phẩm sơn cơng nghiệp cao cấp địi hỏi quy trình thi cơng phức tạp và kéo dài, phải sơn nhiều lớp và thời gian sơn giữa các lớp cũng khá xa. Yêu cầu nghiên cứu cải tiến được đặt ra để sản xuất sản phẩm có quy trình thi cơng đơn giản, ít lớp
phủ, chi phí hạ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ngày càng cao. Đồng thời, sản phẩm phải thân thiện với môi trường, sức khỏe con người.
Ngoài ra, khoa học phát triển cũng tạo cơ hội cho các sản phẩm thay thế tham gia thị trường, ví dụ như sơn tĩnh điện hay cịn gọi là sơn bột có chất lượng bảo vệ cơng trình hiệu quả, chi phí thấp hơn các loại sơn nước.
Nhận xét:
Yếu tố phát triển khoa học công nghệ mang lại cho doanh nghiệptài sản trí tuệ để cải tiến chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thi cơng cơng trình, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời nhiều đối thủ cạnh tranh với cơng nghệ mới hồn tồn xuất hiện mang lại sức ép gay gắt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2 Môi trường vi mô:
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh:
Khái quát sự phát triển ngành sơn Việt Nam (cả sơn trang trí và sơn cơng
nghiệp):
Năm 1986, kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới tư duy kinh
tế, mang đặc điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển biến tích cực của ngành sơn chỉ bắt đầu từ năm 1990, giai đoạn hội nhập với khu vực, quốc tế và dần ổn định phát triển liên tục tới nay. Sự phát triển ngành sơn Việt
Nam trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hội nhập (1990 – 1993): mức tiêu thụ sơn là 10.000 tấn/năm. Giai đoạn này sản phẩm sơn chủ yếu là sơn trang trí. Các doanh nghiệp
trong nước chiếm lĩnh thị trường với sản phẩm chủ yếu là sơn dầu Alkyd. Chất lượng sản phẩm và công nghệ chưa cao.
- Giai đoạn đột phá về đầu tư (1993-1997): đầu tư sản xuất tại Việt Nam tăng trưởng mạnh. Có 20 doanh nghiệp sơn nước ngoài liên doanh với Việt
Nam hoặc thành lập công 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các tên tuổi lớn trong
ngành sơn quốc tế có mặt tại Việt Nam. Các doanh nghiệp sơn trong nước cũng bắt đầu liên doanh với các công ty sơn nước ngồi để mở rộng sản xuất, đổi mới cơng
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…
- Giai đoạn phát triển ổn định: (1997 – 1999): khủng hoảng tài chính
khu vực Đơng Nam Á, Việt Nam tuy ít chịu ảnh hưởng nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chững lại. Tuy vậy tốc độ phát triển ngành sơn Việt Nam vẫn đạt 15- 20% tiếp tục tăng trưởng ổn định ở các năm kế tiếp.
- Giai đoạn phát triển với tốc độ cao: (2000 – 2010) kinh tế Đông Nam
Á hồi phục, kinh tế Việt Nam, sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định. Ngành sơn Việt Nam trong giai đoạn này phát triển mạnh về sản lượng và chất lượng sơn. Sơn trang trí chiếm tỷ trọng lớn và mức tăng trưởng trung bình 25% năm. Sơn cơng
nghiệp có mức tăng trưởng trung bình 15% năm. Trong giai đoạn 2009 – 2010, kinh tế thế giới suy thoái, hoạt động đầu tư công nghiệp chững lại, mức tăng trưởng các sản phẩm sơn cơng nghiệp có dấu hiệu tăng chậm so với những năm đầu thế kỷ 21 còn thị trường sơn trang trí rơi vào tình trạng suy giảm.
Sự phân chia thị trường các loại sơn tại Việt Nam đến năm 2010 đã đạt mức quân bình giữa các thương hiệu. Hiện nay có gần 300 doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh sơn tại Việt Nam. 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàigiữ 60% thị phần. Sơn trang trí chiếm tỉ trọng lớn về thể tích 80 – 85% tổng sản lượng nhưng lại có giá trị thấp, ứng với (41 – 45%) về trị giá.
Thị trường sơn công nghiệp và hàng hải năm 2010 có quy mơ 60 triệu USD. Trong lĩnh vực sơn bảo vệ và hàng hải, 5 nhãn hiệu sơn ngoại nhập chiếm đến 75% thị trường. Vị trí dẫn đầu thuộc về Jotun Paint và International Paint, tiếp theo là
nhóm bám đuổi: sơn Hải phòng – Chugoku, sơn nhập khẩu Sigma, Hempel…Thị
phần còn lại thuộc các nhãn hiệu sơn nước ngồi ít danh tiếng và các doanh nghiệp
sơn trong nước4. Hình sau cho thấy sự phân chia thị phần các sản phẩm sơn cơng nghiệp 2010:
Hình 2.4: Thị phần sơn cơng nghiệp Việt Nam năm 2010
Nguồn: theo tác giả, từ số liệu thu thập được đến năm 2011
Hiện nay, đối thủ mạnh nhất của International Paint tại Việt Nam là sơn
Jotun. Trong 5 năm qua, Jotun không ngừng rút ngắn khoảng cách với International trong thị trường sơn công nghiệp và đến năm 2010, vượt qua International Paint, chiếm vị trí số 1 tại Việt Nam với thị phần 21%. Bên cạnh đó, đối thủ Chugoku – Hải Phòng cũng gia tăng sức ép cạnh tranh bằng các dòng sản phẩm giá rẻ với thị phần 15%.
Với lợi thế giá rẻ, các sản phẩm chất lượng khá tốt, các công ty này đang dần
gia tăng vị thế thị trường ở ngành sơn bảo vệ, vốn khơng địi hỏi tiêu chuẩn khắc khe như sơn tàu biển, hơn nữa lại dễ bảo dưỡng hơn so với các cơng trình trên biển,
4
tàu biển. Các công ty Jotun, Chugoku đang tạo được mối quan hệ tốt với các công
ty nhà nước nên đã trúng thầu nhiều hợp đồng cung cấp sơn bảo vệ, nâng cao vị thế