.2 Sơ đồ cấu trúc công ty International Paint

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty international paint việt nam đến năm 2025 (Trang 35)

Nguồn: Công ty International Paint Việt Nan Tổng Giám Đốc Tài Chính, Quản Trị An Tồn, Mơi Trường Điều hành SX Nhân Sự Bán Hàng Dịch vụ kỹ thuật Kế Toán Thư Ký Kế Toán Trưởng

Phân Phối Thu Mua, Vật

Tư Kỹ Thuật SX Dịch Vụ KH Bán Hàng Phía Bắc Bán Hàng Phía Nam Sơn hàng hải Sơn Cơng Trình Sơn hàng hải Sơn Cơng Trình

Phía Bắc Phía Nam

Kỹ Thuật hàng hải Kỹ Thuật Cơng Trình Kỹ Thuật hàng hải Kỹ Thuật Cơng Trình

2.1.4 Hệ thống sản phẩm:

Các cơng trình cơng nghiệpđịi hỏi những sản phẩm bảo vệ có độ bền cao, tính năng phức tạp, mỗi loại hình cơng trình cơng nghiệp khác nhau thường có những yêu cầu khác nhau về cơng nghệ và tính năng sản phẩm. Trong mơi trường cơng nghiệp mà có tính ăn mịn càng cao hay cơng nghệ vận hành phức tạp thì càng

địi hỏi sản phẩm che phủ có chất lượng. Sản phẩm của công ty International Paint

bao gồm nhiều chủng loại phù hợp cho rất nhiều loại hình cơng trình cơng nghiệp

khác nhau như:

- Sơn trong môi trường hoá chất hay trong các nhà máy xi măng.

- Sơn chịu nhiệt trong môi trường nhiệt độ cao (Nhà máy nhiệt điện, lò hơi, động cơ…).

- Sơn cho các bề mặt chịu va đập, sơn cho các container.

- Sơn trong mơi trường ăn mịn cao như: tàu biển, các cơng trình biển, giàn

khoan.

- Sơn chống hà cho tàu biển.

- Sơn các công trình cơng nghiệp, nhà xưởng, cầu cống, cơng trình thủy điện…

Xét về mặt chủng loại thì có thể nói sản phẩm sơn của International Paint Việt Namlà rất đa dạng và dẫn đầu về chất lượng khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh. (xem thêm Phụ lục 1: Danh mục sản phẩm của công ty).

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Hoạt động của Công ty International Paint tại Việt Nam trong gần 30 năm

qua đã có những phát triển tích cực. Từ chỗ chỉ sản xuất các loại sơn đơn giản, đến nay cơng ty đã có thể sản xuất đa dạng chủng loại sản phẩm, ngay cả những loại sơn

phức tạp nhất phục vụ cho các cơng trình chịu tác động mạnh từ mơi trường. Xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho ta thấy bức tranh tổng quan về tình hình hoạt động của cơng ty cũng như dự đốn khả năng, xu hướng phát triển thị

Giai đoạn những năm 2000 trở về trước (Giai đoạn bùng nổ đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam) cùng với vị thế độc quyền về sản phẩm sơn công nghiệp tại Việt Nam, sản lượng của công ty trong giai đoạn này có mức tăng trưởng 15- 20%/năm.

Giai đoạn 2001 đến nay, thị trường sơn cơng nghiệp có sự cạnh tranh gay gắt

với nhiều đối thủ cạnh tranh có danh tiếng trên thị trường thế giới. Năm 2008, 2009 tỷ lệ tăng trưởng sản xuất giảm do ảnh hưởng từ suy thối kinh tế, chính sách thắt

chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của chính phủ đã tác động đến một số hoạt động đầu

tư, phát triển công nghiệp tại Việt Nam. Tính cả giai đoạn này, tăng trưởng sản

lượng của công ty đạt trung bình 10%/năm. Đến năm 2010, cơng ty đạt sản lượng

2,5 triệu lít, tăng 2,5 lần so với năm 2000. Sau đây là biểu đồ sản lượng của cơng ty

giai đoạn 2000 - 2010:

Hình 2.3: Sản lượng sơn của International Paint từ 2000 đến 2010

2.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI CỦA CƠNG TY

INTERNATIONAL PAINTVIỆT NAM: 2.2.1 Môi trường vĩ mô:

2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Kinh tế Việt Nam đạt được sự tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2008, 2009

trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thối, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng ổn định. Năm 2008, đạt mức tăng trưởng 6,23%, năm 2009 đạt mức

tăng trưởng 5,32%. Năm 2010, kinh tế của Việt Nam có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. GDP năm 2010 ước tính tăng 6,78%

so với năm 2009. Ngành Công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,2 điểm

phần trăm.

Giá trị sản xuất cơng nghiệp năm 2010 (tính theo giá so sánh 1994) ước tính

đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009. Trong nhiều năm liền, tăng trưởng công nghiệp luôn đạt mức 2 con số, đây là một cơ hội kinh doanh cho các

ngành sản xuất dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp.

Bảng 2.1:Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

GDP (nghìn tỷ đồng) 973 1,144 1,478 1,660 1,980

GDP bình quân đầu người

(triệu đồng) 11,7 13,6 17,5 19,3 22,8

Tốc độ tăng GDP (%) 8,17 8,48 6,23 5,32 6,78

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011

- Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng và Giao thơng vận tải:

Chính phủ đã ban hành Quy hoạch chiến lược phát triển giao thông vận tải

đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chiến lược phát triển giao thông đường sắt đến năm 2020 và định hướng đến năm 20502 là cơ sở triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, mở ra thị trường

2

tiềm năng đối với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà mặt hàng sơn cơng nghiệp là một trong số đó.

Tình hình đầu tư xây dựng phát triển cũng có nhiều khởi sắc; tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng,

tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP.

- Tình hình đầu tư nước ngồi (FDI):

Tính đến 21/12/2010, cả nước có 12,2 nghìn dự án đầu tư trực tiếp nước

ngồi cịn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 192,9 tỷ USD. Đầu tư vào công

nghiệp chế biến, chế tạo có 478 dự án – tổng vốn đăng ký là 7,979 tỷ USD, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hịa khơng khí có 6 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,952 tỷ USD, xây dựng có 174 dự án tổng vốn đăng ký là 1,816 tỷ USD.

- Lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái:

Trong những năm vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (năm 2010 lên tới 11,75%) nên chính phủ ban hành những chính sách tiền tệ chặt chẽ kiềm chế lạm phát. Do khan hiếm vốn, các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay lên cao, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp để

phục vụ sản xuất kinh doanh.

So sánh tỷ giá USD/VNĐ trong 3 năm 2008 – 2010, tiền đồng Việt Nam đã mất giá 8%. Tỷ giá hối đoái tăng kéo theo sự tăng giá hàng nhập khẩu; gây khó

khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nguồn vật tư phụ thuộc vào nhập khẩu như Cơng ty International Paint Việt Nam. Cơng ty có thể đối mặt những rủi ro tài chính do chênh lệch tỷ giá vào các thời điểm: đặt hàng, mua hàng, thanh toán…

Nhận xét:

Qua phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mơ đã cho thấy tiềm năng phát triển thị

trường các sản phẩm, dịch vụ phục vụ ngành công nghiệp, hàng hải mang lại cơ hội

kinh doanh cho sản phẩm của công ty. Tăng trưởng thị trường tốt cũng sẽ thu hút nhiều cơng ty gia nhập, làm tình hình cạnh tranh gay gắt hơn; các đối thủ cạnh tranh

truyền thống cũng không ngừng đe dọa thị phần của công ty.

Song song với những thuận lợi, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những nguy cơ đối với hoạt động của cơng ty như: tỷ giá hối đối tăng, lãi suất cao, khó khăn về vốn

đầu tư sản xuất kinh doanh của công ty.

2.2.1.2 Các yếu tố chính trị - luật pháp:

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ổn định, an tồn về chính trị - xã hội và đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các nhà đầu tư trên thế giới ngày càng hướng sự chú ý vào Việt Nam.Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Đâylà cơ sở để Việt Nam xây dựng nền hồ bình và thịnh

vượng và ban hành, thực hiện các chính sách kinh tế nhất quán.

Theo Báo cáo "Môi trường kinh doanh 2011: Tạo khác biệt cho các doanh

nghiệp" - ấn phẩm chung giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã được cơng bố ngày 4/11/2011 thì Việt Nam xếp thứ 4 trong số 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhiều nhất, với những cải cách nổi bật trên 3 lĩnh vực là thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng và vay vốn tín dụng. Năm 2011, Việt Nam xếp hạng 78 về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 10 bậc so với

năm 2010.

Hệ thống luật pháp của Việt Nam đang dần được hoàn thiện, nhiều luật ban hành có chất lượng cao, phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống người dân như: Luật Đầu tư, Luật Doanh Nghiệp, Luật Thuế, Luật Cạnh tranh…Trong thời gian tới chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các chính sách của Chính phủ trong thời gian tới sẽ tập trung vào các vấn đề:

- Rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Phát triển đa dạng, đồng bộ các loại thị trường hàng hố, dịch vụ.

- Tiếp tục hồn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngoại hối

quyền sở hữu trí tuệ; có nhiều hình thức thơng tin giới thiệu các hoạt động và sản phẩm khoa học, cơng nghệ; hồn thiện các định chế về mua bán các sản phẩm khoa học, công nghệ trên thị trường.

- Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước.

Nhận xét:

Sự ổn định chính trị - xã hội cùng với sự hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách phát triển kinh tế nhất quán tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi đối với đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt lĩnh vực đầu tư xây dựng mang lại nhiều cơ hội kinh doanh sản phẩm phục vụ công nghiệp.

2.2.1.3 Các yếu tố tự nhiên

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm. Chia làm 2 mùa

mưa và mùa khô. Đặc biệt, Việt Nam với bờ biển trải dài 3.260 km và có nhiều

thành phố lớn ven biển phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch nhưng chịu tác động của khí hậu Đại dương, có tính ăn mịn cao.

Việt Nam được tự nhiên ưu đãi vị trí chiến lược biển, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa ấn Độ Dương và Thái Bình

Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước

trong khu vực, Biển Đơng đóng vai trò là chiếc "cầu nối" cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế của thế giới.

Nhận xét:

Điều kiện khí hậu của Việt Nam là một yếu tố lý tưởng cho sự phát triển thị trường các sản phẩm che phủ chuyên dụng mang đặc tính chống ăn mịn, thấm, nấm

mốc, bảo vệ tuổi thọ, chất lượng cơng trình và giữ vẻ đẹp cho cơng trình bền lâu. Vị trí chiến lược trên biển Đông của Việt Nam cùng với định hướng phát triển kinh tế Biển, ven biển, hải đảo của Chính phủ cho thấy tiềm năng phát triển

các ngành công nghiệp đóng và sữa chữa tàu biển, cơng nghiệp khai thác tài nguyên biển, hệ thống tàu biển quốc gia, tư nhân tham gia đánh bắt thủy hải sản và vận tải hàng hóa trên biển.

2.2.1.4 Các yếu tố dân số- xã hội:

Dân số Việt Nam năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với

năm 2009. Dân số nữ có tỷ lệ 49,4%, Nam có tỷ lệ 50,6%. Lực lượng lao động từ

15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong

đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ

dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009

lên 77,3% năm 2010.

Cơ cấu dân số Việt Nam được đánh giá là “cơ cấu vàng”. Thời kỳ này bắt

đầu từ năm 2007 và theo dự báo sẽ kết thúc vào năm 2041, nghĩa là cứ hai hoặc hơn hai người trong độ tuổi 15 – 64 gánh một người trong độ tuổi phụ thuộc3. Thời kỳ

"cơ cấu dân số vàng" chỉ ra xảy ra duy nhất một lần trong lịch sử nhân khẩu học của

mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ.

Nhận xét:

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một

quốc gia. Với cơ cấu dân số vàng như hiện nay và những chính sách phù hợp của

Chính phủ sẽ cung cấp đội ngũ nhân lực có trình độ cao, được đào tạo bài bản và

góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trên mọi mặt.

2.2.1.5 Các yếu tố khoa học và công nghệ:

Cùng với sự phát triển khoa học nói chung, các nghiên cứu về sự chống ăn mòn kim loại trong những thập kỷ gần đây khá tốt. Các công nghệ được cải tiến liên tục cho hiệu quả ngày càng cao, khắc phục tốt hơn các tác động từ môi trường đến chất lượng và mỹ quan cơng trình. Các chủ đầu tư cơng trình cũng như người sử dụng, làm việc trong cơng trình địi hỏi các sản phẩm sơn che phủ công nghiệp

3

Hội nghị Công bố các ấn phẩm Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng Cục Thống kê, 2011

những đặc điểm:

- Sản phẩm che phủ có độ bền cao và chất lượng bảo vệ hiệu quả trước tác

động môi trường. Do giá trị cơng trình lớn và tần suất sử dụng cao nên mỗi lần thi

công sẽ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, độ bền của sản phẩm ln là yêu cầu hàng đầu của khách hàng và là mục tiêu nghiên cứu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sơn che phủ công nghiệp.

- Sản phẩm cho phép thi công đơn giản giúp tiết kiệm chi phí: trước đây các sản phẩm sơn cơng nghiệp cao cấp địi hỏi quy trình thi cơng phức tạp và kéo dài, phải sơn nhiều lớp và thời gian sơn giữa các lớp cũng khá xa. Yêu cầu nghiên cứu cải tiến được đặt ra để sản xuất sản phẩm có quy trình thi cơng đơn giản, ít lớp

phủ, chi phí hạ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ngày càng cao. Đồng thời, sản phẩm phải thân thiện với môi trường, sức khỏe con người.

Ngoài ra, khoa học phát triển cũng tạo cơ hội cho các sản phẩm thay thế tham gia thị trường, ví dụ như sơn tĩnh điện hay còn gọi là sơn bột có chất lượng bảo vệ cơng trình hiệu quả, chi phí thấp hơn các loại sơn nước.

Nhận xét:

Yếu tố phát triển khoa học công nghệ mang lại cho doanh nghiệptài sản trí tuệ để cải tiến chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thi cơng cơng trình, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời nhiều đối thủ cạnh tranh với công nghệ mới hoàn toàn xuất hiện mang lại sức ép gay gắt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty international paint việt nam đến năm 2025 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)