Trong chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về động lực làm việc và đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được thực hiện.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình sau: Mục tiêu nghiên cứu Phỏng vấn thử (n = 10) Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) Thang đo nháp 2
Nghiên cứu định lượng (n=228)
Phân tích Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Thống kê mô tả
- Phân tích thực trạng Đề xuất giải pháp Thang đo
nháp 1
Thang đo chính thức
3.2 Nghiên cứu định tính
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 02 nhóm: nhóm 1 gồm 07 nhà quản trị (chủ yếu là các lãnh đạo của bệnh viện), nhóm 2 gồm 09 nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre.
Đầu tiên, tác giả thảo luận nhóm với 07 nhà quản trị và 09 nhân viên của bệnh viện nhằm điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và thang đo cho phù hợp với thực tế tại bệnh viện; bên cạnh đó cũng để điều chỉnh mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng diễn đạt và sự trùng lắp nội dung (nếu có) của các phát biểu trong thang đo. Kết quả thảo luận nhóm sau khi điều chỉnh, bổ sung sẽ hình thành nên thang đo nháp 2. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 10 nhân viên hiện đang làm việc tại bệnh viện bằng bảng câu hỏi đã được chỉnh sửa theo ý kiến của nhóm thảo luận nhằm kiểm tra một lần nữa về mức độ rõ ràng, dễ hiểu của từ ngữ. Sau khi phỏng vấn thử, thang đo chính thức được hình thành và tác giả sẽ tiến hành thực hiện khảo sát với mẫu lớn.
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả thảo luận nhóm, những người tham gia đều hiểu những nội dung của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre. Mọi người tham gia đều thống nhất giữ lại 07 yếu tố gồm công việc thú vị, thu nhập và phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp, đồng nghiệp, chính sách khen thưởng và cơng nhận; bên cạnh đó, nhóm thảo luận cũng thống nhất loại bỏ yếu tố cơng việc ổn định vì nhóm cho rằng CBVC nhà nước thì thường gắn bó nhiều hơn với tổ chức, không lo bị mất việc, yên tâm làm việc suốt đời, vì thế yếu tố này sẽ khơng ảnh hưởng nhiều đến động lực làm việc của nhân viên. Tiếp theo, các thành viên trong nhóm tiến hành thảo luận về các biến quan sát được dùng để đo lường các yếu tố này.
giữ nguyên 4 biến quan sát. Tuy nhiên, đa số các thành viên đều góp ý chỉnh sửa biến quan sát “Anh/chị luôn được khuyến khích để nâng cao hiệu quả công việc” thành “Anh/chị ln được bệnh viện khuyến khích nghiên cứu tìm ra những phương pháp khám chữa bệnh hiệu quả” để phù hợp với đặc thù của bệnh viện.
- Đối với yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” các thành viên đều thống nhất giữ nguyên 4 biến quan sát. Tuy nhiên, biến quan sát “Tiền lương ở công ty được trả công bằng, hợp lý” chỉnh sửa thành “Thu nhập tăng thêm được trả công bằng”. Lý do tất cả các thành viên trong nhóm thống nhất điều chỉnh biến quan sát này là vì Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước nên tiền lương sẽ được trả theo thang bảng lương do Nhà nước qui định. Riêng phần “Thu nhập tăng thêm” sẽ được chi trả từ nguồn thu của bệnh viện nên sẽ do bệnh viện qui định.
- Đối với yếu tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” các thành viên đều thống nhất giữ ngun 5 biến quan sát và khơng góp ý chỉnh sửa thang đo này.
- Đối với yếu tố “Lãnh đạo” các thành viên trong nhóm đều đồng ý giữ nguyên 4 biến quan sát. Tuy nhiên, phần lớn các thành viên trong nhóm góp ý chỉnh sửa biến quan sát “Anh/chị có thể trao đổi bất kỳ vấn đề gì với lãnh đạo của mình” thành “Anh/ chị có thể mạnh dạn nêu ý kiến với lãnh đạo bất kỳ vấn đề gì” để dễ hiểu hơn.
- Đối với yếu tố “Thương hiệu và văn hóa cơng ty” các thành viên thống nhất bỏ biến quan sát “Cơng ty có chiến lược phát triển rõ ràng và bền vững” vì khơng phù hợp với bệnh viện, như vậy cịn 4 biến quan sát. Tuy nhiên, đa số các thành viên đều góp ý chỉnh sửa biến quan sát “Anh/chị tự hào về thương hiệu công ty” thành “Anh/chị tự hào khi làm việc tại bệnh viện”; chỉnh sửa biến quan sát “Công ty luôn tạo ra sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao” thành “Chất lượng điều trị tại bệnh viện ngày càng được nâng cao”; chỉnh sửa biến quan sát “Trong công ty, mọi người ngại đụng chạm trong việc phê bình” thành “Anh/chị thực hiện tốt 12 điều y đức, 9 điều y huấn cách ngôn đối với bệnh nhân” và chỉnh sửa biến quan sát “Trong công ty, mọi người ngại thay đổi, đổi mới” thành “Anh/chị thích sự thay đổi, đổi mới trong công việc”.
- Đối với yếu tố “Đồng nghiệp” tất cả thành viên trong nhóm thống nhất giữ nguyên 3 biến quan sát, nhưng chỉnh sửa biến quan sát “Đồng nghiệp của anh/chị cởi mở và thân thiện” thành “Đồng nghiệp của anh/chị thân thiện, đồn kết và tơn trọng lẫn nhau” cho đầy đủ hơn và phù hợp với qui tắc ứng xử của bệnh viện; chỉnh sửa biến quan sát “Đồng nghiệp của anh/chị phối hợp làm việc tốt với nhau” thành “Đồng nghiệp của anh/chị phối hợp tốt trong công việc” để dễ hiểu hơn.
- Đối với yếu tố “Chính sách khen thưởng và cơng nhận” đa số thành viên trong nhóm đều đồng ý giữ nguyên 4 biến quan sát và không chỉnh sửa các thang đo.
Như vậy, sau khi thảo luận nhóm, thang đo được chỉnh sửa hồn thiện và được trình bày trong bảng dưới đây: