Tình hình bổ nhiệm CBVC qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại bệnh viện y học cổ truyền bến tre đến năm 2020 (Trang 50 - 54)

STT Chức vụ bổ nhiệm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

01 Phó Giám đốc 01 00 01 02 Trưởng khoa/phòng 03 00 01 03 Phó khoa/phịng 03 04 00 04 Tổng cộng CBVC được bổ nhiệm 07 04 02 05 Tổng số CBVC hiện có 230 251 269 06 Tỷ lệ (%) số lượng CBVC được bổ nhiệm/Tổng số CBVC hiện có 3.04 1.59 0.74

ngày càng ít, năm 2012 có 7 cán bộ viên chức được bổ nhiệm vào chức vụ mới trên tổng số 230 CBVC của bệnh viện, chiếm tỷ lệ 3.04%; năm 2013 có 4 cán bộ viên chức được bổ nhiệm vào chức vụ mới trên tổng số 251 CBVC, chiếm tỷ lệ 1.59%; năm 2014 chỉ có 2 cán bộ viên chức được bổ nhiệm vào chức vụ mới trên 269 CBVC của bệnh viện, chiếm tỷ lệ 0.74%.

Như vậy, tỷ lệ CBVC được bổ nhiệm năm 2013 giảm 1.45% so với năm 2012, năm 2014 giảm 0.85% so với năm 2013.

4.2.2.4 Yếu tố “Lãnh đạo”

Theo kết quả khảo sát ở bảng 4.3 cho thấy, điểm trung bình của yếu tố “Lãnh đạo” là 3.55. Điều này thể hiện sự cảm nhận của nhân viên về sự quan tâm của lãnh đạo đối với cấp dưới là chưa cao.

Trong quý 1 hàng năm, Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre đều tổ chức Đại hội cán bộ viên chức để toàn thể nhân viên có ý kiến đóng góp, thắc mắc về các chế độ, chính sách, các báo cáo chun mơn, báo cáo cơng khai tài chính, báo cáo qui chế dân chủ,… cũng như các chỉ tiêu kế hoạch phải đạt được trong năm, kế hoạch về đào tạo, kế hoạch hoạt động của bệnh viện,... Đại hội đã tạo điều kiện để nhân viên mạnh dạn nêu mọi ý kiến của mình. Sau đó trong q trình làm việc, khi nhân viên muốn phản ánh vấn đề gì thì nêu ý kiến với lãnh đạo trực tiếp của mình. Đến khi họp giao ban, lãnh đạo sẽ phản ánh lại Ban Giám đốc. Tuy nhiên, vẫn có những trưởng khoa/phịng chưa mạnh dạn phản ánh, đề xuất những ý kiến của nhân viên mình, hay phản ánh chưa đầy đủ và kịp thời đến lãnh đạo cấp trên.

Ban Giám đốc thường xun xuống các khoa, phịng để nắm mọi tình hình hoạt động của bệnh viện, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của các khoa/phòng, kịp thời uốn nắn mọi lệch lạc để công tác điều trị phục vụ bệnh nhân có chất lượng. Tuy nhiên, lãnh đạo chưa mạnh dạn giao quyền, chưa tin tưởng tuyệt đối vào nhân viên cấp dưới khi giao nhiệm vụ. Điều này làm hạn chế cơ hội phát huy khả năng của nhân viên, từ đó làm cho nhân viên chưa nỗ lực hết mình

với cơng việc.

Hàng tuần, vào lúc 13 giờ 30 phút ngày thứ năm tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ chuyên môn do các bác sĩ, dược sĩ báo cáo, phịng Kế hoạch tổng hợp chủ trì và ban giám đốc sẽ tham gia khi có yêu cầu chỉ đạo.

4.2.2.5 Yếu tố “Thương hiệu và văn hóa bệnh viện”

Theo kết quả khảo sát ở bảng 4.3 cho thấy điểm trung bình của yếu tố “Thương hiệu và văn hóa bệnh viện” là 3.66. Điều này cho thấy cảm nhận của nhân viên về thương hiệu và văn hóa của bệnh viện là chưa cao.

Qua số liệu Bảng 4.1, ta thấy số lần khám bệnh và số người bệnh điều trị ngoại trú, nội trú tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre ngày càng gia tăng chứng tỏ chất lượng điều trị của bệnh viện ngày càng được người dân tin tưởng. Tuy nhiên trong công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập do vượt mức qui định trong việc điều trị nên một số khoa chỉ sử dụng thuốc thành phẩm, không sử dụng thuốc thang.

Bệnh viện thành lập tổ quản lý chất lượng bệnh viện, Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện, thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ của bệnh viện để củng cố nâng dần chất lượng theo các tiêu chí của Bộ Y tế ban hành.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre cịn nhận Cờ của Cơng đồn y tế Việt Nam với danh hiệu “Bệnh viện tình thương” (Kỷ yếu Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre 30 năm xây dựng và phát triển, 2014). Bởi Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre không chỉ quan tâm đến mỗi việc điều trị mà nơi đây cịn chứa chan tình người, phục vụ bệnh nhân theo đúng quan điểm “Lương y như từ mẫu” và việc thực hiện 12 điều y đức, 9 điều y huấn cách ngôn của người cán bộ y tế rất được lãnh đạo bệnh viện chú trọng, là một trong những tiêu chuẩn chấm điểm, đánh giá xếp loại khen thưởng hàng tháng của cán bộ viên chức.

Bệnh viện cịn cấp phát cháo, cơm chay, nước nấu chín cho người bệnh và thân nhân người ni bệnh nghèo, có hồn cảnh khó khăn đang nằm điều trị tại bệnh viện.

Nói đến Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre là nói đến thái độ phục vụ bệnh nhân tốt nhất trong tất cả các bệnh viện công lập tại tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, tập thể CBVC của bệnh viện cũng gặp khơng ít buồn phiền, vì khi có đơn thư góp ý phiền hà của bệnh nhân, lãnh đạo luôn xử lý trên tinh thần “bệnh nhân luôn đúng”. Cụ thể là khi lãnh đạo nhận được điện thoại phản ánh của bệnh nhân qua đường dây nóng hay thư góp ý, lãnh đạo bệnh viện sẽ xin lỗi và tìm hiểu xem sự việc liên quan đến nhân viên nào sẽ mời nhân viên đó lên viết bảng tường trình sự việc và phân tích sự việc theo ý kiến chủ quan của lãnh đạo. Trong trường hợp khơng phải lỗi của nhân viên thì lãnh đạo nhắc nhở rằng đáng lẽ nhân viên phải xử lý cách khác để khơng làm bệnh nhân buồn lịng. Đến cuối tháng họp xét thi đua phân loại ABC, trường hợp nhân viên khơng có lỗi rõ ràng thì cũng nhắc nhở nhân viên đó; nếu nhân viên có lỗi thì tùy theo mức độ mà xếp loại B hay loại C. Điều này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy văn hóa của bệnh viện tạo nên áp lực tâm lý trong ứng xử với bệnh nhân.

4.2.2.6 Yếu tố “Đồng nghiệp”

Theo kết quả khảo sát ở bảng 4.3 thì điểm trung bình của yếu tố “Đồng nghiệp” đạt 3.77. Điểm số này cho thấy nhân viên chưa thật sự cảm nhận đồng nghiệp là yếu tố thúc đẩy động lực làm việc của họ.

Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre lồng ghép các tiêu chuẩn về quy tắc ứng xử của CBVC, đoàn kết nội bộ vào tiêu chuẩn chấm điểm, phân loại khen thưởng hàng tháng của bệnh viện. Trong công tác điều trị, bệnh viện đã xây dựng 43 Qui trình điều trị kết hợp Đơng – Tây y và 10 qui trình chăm sóc người bệnh, có cập nhật bổ sung hàng năm. Hàng tháng, bệnh viện có tổ chức trao đổi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho đối tượng là bác sĩ 02 lần/tháng theo hình thức bình bệnh án. Phịng điều dưỡng thực hiện việc tập huấn, trao đổi chuyên môn cho tất cả điều dưỡng trong bệnh viện, đồng thời tổ chức bình phiếu chăm sóc giữa các khoa mỗi tháng một lần. Hàng quý, khi có những thơng tin mới, phịng Kế hoạch tổng hợp sẽ tập huấn cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ và phối hợp với cán bộ chuyên môn để tập huấn lại một số kiến thức chuyên khoa

cho bác sĩ, điều dưỡng định kỳ ít nhất 01 lần/quý. Điều này giúp các đồng nghiệp có cơ hội trao đổi chuyên môn và rút kinh nghiệm trong cơng việc của mình. Tuy nhiên, bệnh viện chưa có hình thức khuyến khích nhân viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm trong cơng tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân của mình.

Bên cạnh việc tổ chức trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp trong bệnh viện nhằm phát huy ngày càng cao chất lượng khám điều trị, bệnh viện còn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao, văn thể mỹ, như bóng chuyền da, bóng chuyền hơi, cầu lơng, bóng đá, karaoke,… nhằm tạo môi trường gắn kết mọi người với nhau.

4.2.2.7 Yếu tố “Chính sách khen thưởng và cơng nhận”

Theo kết quả khảo sát ở bảng 4.3 cho thấy điểm trung bình của yếu tố “Chính sách khen thưởng và cơng nhận” là 3.61. Điều này chứng tỏ chính sách khen thưởng và công nhận của bệnh viện chưa thật sự kích thích động lực làm việc của nhân viên.

Tình hình thực hiện khen thưởng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Bến Tre từ năm 2012 đến năm 2014 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại bệnh viện y học cổ truyền bến tre đến năm 2020 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)