Đào tạo chuyên sâu CBCNV về CVTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam các chi nhánh trên địa bàn TP HCM (Trang 89)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.5.1 .Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nước

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng CVTD tại NHTMCP ĐT & PT Việt Nam

3.2.1.6. Đào tạo chuyên sâu CBCNV về CVTD

Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ KH, đáp ứng yêu cầu phát triển, từ đó giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về BIDV các CN trên địa bàn TPHCM. Ưu tiên hợp lý cho đào tạo tin học và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu hội nhập và đổi mới cơng nghệ; khuyến khích cán bộ tự học nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học và các nghiệp vụ bổ trợ để làm việc hiệu quả hơn và phục vụ KH ngày một tốt hơn. Cụ thể:

- BIDV các CN trên địa bàn TPHCM nên giao chỉ tiêu cho cán bộ, công nhân viên theo mức lương và năng lực. Đánh giá cán bộ chính xác, trung thực, khách quan và cơng khai theo tình hình thực tế. Căn cứ vào kết quả cơng tác thì hàng năm ban lãnh đạo xem xét điều chỉnh mức lương cho tương xứng với năng suất và năng lực của nhân viên và có thể quy hoạch lãnh đạo. Ngồi ra, cịn có chế độ khen thưởng kịp thời nhằm động viên khích lệ hiệu quả, bên cạnh đó cịn phải xử phạt đúng mức để cán bộ hiểu rõ trách nhiệm và phấn đấu cố gắng tốt hơn.

- BIDV các CN trên địa bàn TPHCM phải chỉ đạo thực hiện yêu cầu nhân viên nắm chắc các quy định hiện hành về sản phẩm của BIDV và của từng CN. Đồng thời, triển khai sản phẩm đến KH, nếu gặp sự thắc mắc thì phải tư vấn cho KH hiểu và vận động họ sử dụng sản phẩm của CN. Ngồi ra, cịn phải nắm bắt thị trường, cập nhật những chính sách phát triển sản phẩm nổi bật của các NH khác để nghiên

cứu, cân nhắc từ đó đề xuất những chính sách sản phẩm mới lạ, khác biệt cho NH và kiến nghị lãnh đạo các cấp xem xét giải quyết.

Đào tạo và tự đào tạo các cán bộ được phân công quản lý KH bao gồm cả cán bộ quan hệ và GDV hiểu biết về các sản phẩm hiện có của BIDV và của chi nhánh, có kỹ năng Marketing, giao tiếp tốt với khách hàng, có khả năng tư vấn cho KH lựa chọn và sử dụng sản phẩm tiền gửi phù hợp, đặc biệt là KH thân thiết và quan trọng. Trong giai đoạn tình hình lãi suất như hiện nay, việc nâng cao vai trò của các cán bộ tiếp xúc trực tiếp với KH rất quan trọng.

3.2.1.7. Nâng cao chất lƣợng hệ thống thơng tin tín dụng và tính bảo mật của thơng tin KHCN:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin tín dụng:

Thời đại ngày nay là thời đại CNTT. Thơng tin bùng nổ và có thể tiếp cận bằng nhiều phương thức, công cụ khác nhau. Nhưng điều này có nghĩa là nếu ai không khai thác được thông tin cần thiết một cách chính xác, kịp thời sẽ nhanh chóng bị thất bại, nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Đặc biệt đối với hoạt động tín dụng, bất cứ trong vấn đề nào cũng cần thông tin. Để thực hiện tốt tất cả các bước trong quy trình tín dụng, như cơng tác thẩm định trước khi cấp tín dụng, giám sát q trình sử dụng vốn tín dụng, thậm chí cả việc thu hồi nợ đều cần phải có hệ thống thơng tin đầy đủ. Thông tin đảm bảo yêu cầu sẽ giúp việc thẩm định đạt hiệu quả cao, giúp đưa ra những quyết định tín dụng phù hợp.

- Nghiên cứu và triển khai chương trình phân bổ chi phí cho sản phẩm CVTD để BIDV các CN trên địa bàn TPHCM đánh giá được tình hình triển khai, thực hiện. Hỗ trợ các phần mềm dữ liệu phục vụ công tác báo cáo, quản trị dịch vụ.

Thứ hai, xây dựng niềm tin cho KH với chiến lược đảm bảo an ninh thông tin hiệu quả

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các NH đang phải quan tâm phát triển quy mô hệ thống, đổi mới các sản phẩm dịch vụ, tạo uy tín và thu hút KH. Việc mở rộng dịch vụ địi hỏi sự gia tăng cơng nghệ và đi kèm

với những nguy cơ bảo mật mới. Trong những năm gần đây, vấn đề bảo mật đang trở thành một chủ đề nóng, thu hút sự chú ý của cơng luận. Nó đem đến những lo ngại cho cả KH – những người sử dụng dịch vụ và DN – những người cung cấp dịch vụ, trở thành bài toán làm đau đầu không chỉ các nhà quản trị hệ thống mà cả các lãnh đạo DN. Đặc biệt với hệ thống NH, nơi mà hệ thống CNTT chi phối toàn bộ hoạt động và luồng trao đổi thơng tin qua hệ thống CNTT chính là “luồng tiền” thì có thể nói vấn đề an tồn bảo mật thơng tin mang tính sống cịn. Việc mở cửa hội nhập và phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính NH, đặc biệt là các dịch vụ điện tử, đã xóa mờ các giới hạn khơng gian, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình tội phạm cơng nghệ cao và chính sự phát triển nhanh chóng của chúng trở thành rào cản đối với ứng dụng NH. Nguy cơ lớn hơn cả sự ngần ngại của KH và thất thoát do gian lận trực tuyến gây ra là ảnh hưởng của các sự cố về an tồn thơng tin đối với uy tín của NH. Thương hiệu mà các NH đã phải tốn nhiều năm và khơng ít chi phí để gầy dựng có thể bị tiêu hủy chỉ trong một ngày khi một sự cố rủi ro tác nghiệp lớn xảy ra. Vì thế cần xây dựng niềm tin cho KH với chiến lược đảm bảo an ninh thông tin hiệu quả.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và đảm bảo an ninh thông tin cho hệ thống tài chính, cần đưa ra các giải pháp về “ảo hóa” nhằm cung cấp các giải pháp cũng như việc bảo mật dữ liệu cho các NH. Với tình hình tăng trưởng dữ liệu ở lĩnh vực NH ngày càng cao, việc ảo hóa dữ liệu là cần thiết nhằm tránh được sự quá tải cũng như đầu tư về thiết bị công nghệ.

- Bên cạnh đó, các NH trong nước hiện nay đang tìm hiểu giải pháp công nghệ trong bảo mật NH là nhận diện sinh trắc học trên thẻ thơng minh. Theo đó, nhằm hỗ trợ các NH và DN tài chính bảo vệ máy ATM, giải pháp xác thực bằng vân tay trên hệ thống giao dịch tự động và giải pháp “Ngón tay trỏ” - giao dịch khơng cần dùng thẻ và PIN, cho phép KH thực hiện các giao dịch tại máy ATM/Kiosk/CDM chỉ bằng thao tác chạm 1 đầu ngón tay, cơng nghệ này có thể tích hợp trên hệ thống ATM.

Khi mỗi một nhân viên, dù ở bộ phận nào, làm trong khâu nào của quá trình, cũng hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật thông tin cho KH và những biện

pháp mà họ cần thực hiện để đạt tới mục đích đó thì chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao, giúp KH hài lòng, yên tâm hơn và biến bảo mật trở thành một lợi thế cạnh tranh cho BIDV các CN trên địa bàn TPHCM.

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.2.1. Đối với NHTMCP ĐT&PT VN

BIDV các CN trên địa bàn TPHCM là bộ phận nằm trong hệ thống BIDV. Do đó, mọi hoạt động của các CN đều chịu sự tác động trực tiếp từ đường lối hoạt động của hội sở. Bởi thế, BIDV cần có những tác động nhằm hỗ trợ CN trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng CVTD. Cụ thể:

 BIDV cần phải tiếp tục hoàn chỉnh và ban hành các chế độ nghiệp vụ cụ thể, đảm bảo ngắn gọn, chuẩn xác, định rõ được trách nhiệm của từng CBTD đến trưởng, phó phịng kinh doanh và giám đốc sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và chế độ NHNN quy định. Tránh kiêm nhiệm nhiều công việc trong một quy trình cho vay đối với một CBTD. Khi một CBTD đảm nhận một bộ hồ sơ từ lúc tiếp nhận tới lúc giải ngân, thu nợ, thì có ưu điểm là CBTD đó có thể theo dõi xuyên suốt tình hình sử dụng vốn vay và trả nợ của KH. Nhưng nhược điểm đó là có thể xảy ra sai sót hay tiêu cực. Do đó, nên có sự phân chia cơng việc, trách nhiệm cho từng người. Đồng thời, BIDV nên xây dựng quy trình cho vay phù hợp với các khoản vay tiêu dùng, điều chỉnh những điều kiện cho vay và chính sách tín dụng theo hướng mềm dẻo, linh hoạt hơn đối với KH vay. Ngoài ra, cần tạo cơ chế để các CN chủ động hơn trong việc lựa chọn dịch vụ, nhu cầu cần tài trợ.

Đối với cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai: Hội sở chính cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể về sản phẩm cho vay này, đồng thời đưa ra qui định về tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư dự án. Đồng thời, HSC cần tích cực làm việc với các cơ quan Nhà nước để có những qui định riêng và thống nhất về việc nhận thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp hình thành trong tương lai.

Hội sở chính nên quy định rõ về việc xác định mục đích vay nhu cầu nhà ở với mục đích đầu tư. Đồng thời nên xem xét về việc không áp dụng qui định theo mục đích để ở hay đầu tư nhỏ đối với hình thức cho vay mua nhà ở, đất ở.

 Hỗ trợ về tài chính để các CN tăng cường các hoạt động giới thiệu hình ảnh và quảng bá thương hiệu. Thực hiện các chương trình quảng cáo, tài trợ cho các sự kiện để thương hiệu BIDV trở nên phổ biến hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV các CN trên địa bàn TPHCM thu hút được nhiều KH, qua đó thúc đẩy động lực nâng cao chất lượng CVTD tại BIDV các CN trên địa bàn TPHCM.

 Hiện nay, BIDV đã có trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nên để giải quyết những trình độ bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới trong nền kinh tế thị trường cần phải:

+ Tăng cường mở thêm các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ trong ngành cũng như ngồi ngành với đội ngũ giảng viên có trình độ giỏi và kinh nghiệm trong giảng dạy.

+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra tay nghề về các mặt nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ tín dụng với cán bộ làm cơng tác tín dụng (đội ngũ quyết định sự thành bại trong kinh doanh của NH).

 Tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo việc nâng cao chất lượng CVTD phải gắn liền với tăng trưởng tỷ trọng CVTD trên DNCV tại các CN, đảm bảo an toàn cho hoạt động của BIDV các CN trên địa bàn TPHCM và của toàn hệ thống.

3.2.2.2. Đối với NHNN CN TPHCM

NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực NH, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các NH, vì vậy NHNN đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của NH.

Tạo ra môi trường ổn định cho sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ, là điều kiện để các NHTM nói chung và BIDV các CN trên địa bàn TPHCM nói riêng tăng cường huy động vốn và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. NHNN CN TPHCM nên đẩy mạnh phát triển hơn nữa hệ thống thanh tốn khơng sử sụng tiền mặt, đó chính là điều kiện để nâng cao chất lượng CVTD.

Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc CVTD, xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các NHTM nới lỏng điều kiện vay vốn đối với các khoản vay tiêu dùng. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động CVTD phát triển. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và có những dự đốn chính xác xu hướng thay đổi của thị trường để đề ra những văn bản chính xác và lâu dài.

Hỗ trợ các NHTM mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là con đường để các NHTM học hỏi, tiếp thu công nghệ mới, phương thức hoạt động và xu thế phát triển của các NH nước ngồi. Nhờ đó, các NHTM trong nước mới nâng cao chất lượng hoạt động, từng bước tiến tới mơ hình NH hiện đại. Chất lượng CVTD cũng vì thế mà được nâng cao hơn.

NHNN CN TPHCM nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động của mình thơng qua các biện pháp như: Cho phép các NHTM chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Các NHTM có thể tự đưa ra những quy định về chính sách cho vay để hoạt động cho vay của NH linh hoạt hơn. Từ đó, các NHTM có thể tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNN CN TPHCM cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các NHTM về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các NHTM và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ của NHNN CN TPHCM đi học ở các nước có hoạt động CVTD phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam.

3.2.2.3. Đối với các đơn vị hữu quan khác

Trước hết, Chính phủ cần duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Trong năm 2011, tỷ lệ lạm phát ở nước ta đã lên đến 18,58%. Đây là biến động xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nền kinh tế và hoạt động của hệ thống NHTM. Trong điều kiện lạm phát cao, nhu cầu gửi tiền của người dân sẽ giảm đi. Hoạt động huy động tiền gửi của NH sẽ rất khó khăn và tất nhiên, hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng cũng chịu tác động tiêu cực. Vì thế, Chính phủ phải có sự điều hành thận trọng nhằm bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Đó là

điều kiện về môi trường vĩ mô để CN tiếp tục gia tăng nguồn vốn và nâng cao chất lượng CVTD.

Một trong những vấn đề NHTM gặp phải trong thời gian qua khi giải quyết hồ sơ vay vốn của KHCN là vấn đề về tài sản thế chấp. KHCN vay vốn thường thế chấp cho khoản vay của mình bằng BĐS, nhà, đất. Những vấn đề này thường liên quan đến sổ đỏ - giấy chứng nhận về sử dụng đất và đa phần các giấy tờ này chưa đảm bảo quy định của pháp luật. Đặc biệt là các thủ tục trong quá trình NH phát mãi tài sản thế chấp của KH để thu hồi khoản nợ KH khơng trả được. Do đó, chính phủ cần đẩy mạnh việc hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính hơn nữa để hỗ trợ NH phát triển hoạt động CVTD như: tạo điều kiện giúp đỡ NH trong khâu thẩm định để xem xét các tài sản thế chấp có hợp pháp hay khơng. Ngồi ra, các cơ quan chức năng cần giúp đỡ các NH trong khâu thu hồi nợ quá hạn một cách tốt hơn nữa.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Mục đích nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVTD tại NHTMCP ĐT & PT Việt Nam các chi nhánh trên địa bàn TPHCM đảm bảo mục tiêu phát triển mạnh sản phẩm CVTD. Chương III của luận văn cao học đã nêu ra những định hướng phát triển và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả CVTD tại NHTMCP ĐT & PT Việt Nam các chi nhánh trên địa bàn TPHCM.

Ngoài ra trong chương III, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với chính NHTMCP ĐT & PT Việt Nam, đối với Ngân hàng Nhà nước và với các cơ quan liên quan khác nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động CVTD.

KẾT LUẬN

Vai trị của tín dụng đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước trong những năm vừa qua là không thể phủ nhận. NH là kênh cung ứng vốn lớn và nhanh nhất trong nền kinh tế, các DN muốn có vốn để mở rộng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam các chi nhánh trên địa bàn TP HCM (Trang 89)