Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH công nghệ phẩm thiên nam (Trang 25 - 46)

Việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, cơng nghệ và cơng suất. Chia sẻ cơng nghệ và chuyên mơn thơng qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và người bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe trong giai đoạn bấy giờ. Các quy trình sản xuất được đệm bởi tồn kho nhằm làm cho máy mĩc vận hành thơng suốt và quy trì cân đối dịng nguyên vật liệu, điều này dẫn đến tồn kho trong sản xuất tăng cao.

Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển và tầm quan trọng của quản trị nguyên vật liệu hiệu quả càng được nhấn mạnh khi nhà sản xuất nhận thức tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu giữ tồn kho. Cùng với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, đặc biệt là máy tính làm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm sốt tồn kho dẫn đến làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thơng nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung.

Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo cụ thể là ở tạp chí vào năm 1982. Cạnh tranh trên thị trường tồn cầu

trở nên khốc liệt vào đầu thập niên 1980 (và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng. Các hãng sản xuất vận dụngJIT và chiến lược quản trị chất lượng tồn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thời gian giao hàng. Trong mơi trường sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược và hợp tác của nhà cung cấp- người mua- khách hàng. Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT và TQM.

1.3 Vai trị của quản trị chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay:

Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) cĩ vai trị rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ cĩ thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hố quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hố, dịch vụ mà SCM cĩ thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cĩ khơng ít cơng ty đi gặt hái thành cơng lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp. Ngược lại, cĩ nhiều cơng ty gặp khĩ khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như: chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi,tính tốn lượng dự trữ khơng phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo,…

Ngồi ra, SCM cịn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đĩng vai trị then chốt trong việc đưa ra sản phẩm đến đúng nơi cần đến và đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.

Hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của cơng ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khố thành cơng cho B2B. Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động

này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thơng tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng địi hỏi của khách hàng. Cĩ thể nĩi, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng.

1.4 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng:

Trong đề tài nghiên cứu của tác giả tập trung nghiên cứu nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm 7 vấn đề chính. Những vấn đề này được sắp xếp trình tự thể hiện quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng: Kế hoạch, cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, tối ưu hố tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch giảm chi phí và dịch vụ khách hàng.

1.4.1 Kế hoạch:

Kế hoạch là một phần quan trọng và là phần khởi đầu trong chuỗi cung ứng. Để cĩ được các hoạt động tiếp theo của chuỗi cung ứng thì cần phải cĩ một kế hoạch xuyên suốt quá trình hoạt động của chuỗi. Dựa vào kế hoạch này, các nhà quản trị chuỗi cung ứng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất sao cho tối ưu với chi phí thấp nhất để sản xuất sản phẩm với chất lượng cao và giao hàng đúng tiến độ cho khách hàng. Hay đối với các doanh nghiệp nhập khẩu xây dựng kế hoạch nhập hàng hố phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo lượng tồn kho thích hợp.

Kế hoạch cĩ 2 loại kế hoạch: Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng và kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng.

- Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng: Một cơng ty dù lớn hay nhỏ cũng đều phải ước lượng và dự báo trước các nhu cầu về hàng hố và dịch vụ của mình để lập kế hoạch cần sản xuất, lưu trữ nhằm phục vụvà thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, giảm thiểu tồn kho và chi phí hoạt động. Để xác định được nhu cầu thị trường, cơng ty cần phải thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu. Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng cần phải cĩ dự báo trước về nhu cầu tương lai và kế hoạch của khâu này sẽ là dữ liệu cho các khâu tiếp theo của chuỗi để lập kế hoạch cho bộ phận của mình. Thơng tin dự báo nhu cầu của thị trường trong thời gian 6 tháng hay 1 năm

được thu thập từ bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận bán hàng. Bộ phận này sẽ dự báo, phân tích về nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai để đưa ra những con số và xu hướng tiêu dùng. Thơng tin này được chuyển tới các bộ phận để dựa vào đĩ lập kế hoạch cho các khâu tiếp theo, sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.

- Kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng:Ngồi cách dự báo nhu cầu và sắp xếp kế hoạch sản xuất dựa trên những dự báo, phân tích về nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai gần, cơng ty cịn cịn cĩ thể đưa ra các dự báo chính xác hơn nhờ sự hợp tác của khách hàng. Khách hàng cung cấp số lượng dự báo sẽ đặt hàng trong một khoảng thời gian nào đĩ cĩ thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm…Điều này giúp giảm được các khâu thu thập số liệu, phân tích số liệu để cĩ được kết quả dự báo đồng thời tăng mức độ chính xác của kế hoạch. Cho dù những dự báo này đưa ra và khách hàng khơng phải chịu trách nhiệm tài chính trên dự báo đĩ thì nĩ cũng rất hữu ích cho cơng ty trong việc dự báo xu hướng và nhu cầu trong tương lai.

1.4.2 Cung ứng nguyên vật liệu, hàng hố:

Khâu cung ứng nguyên vật liệu/hàng hố trong chuỗi cung ứng đảm trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu/hàng hố phục vụ cho sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng sản phẩm ra thị trườngđáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cung cấp nguyên vật liệu, hàng hố bao gồm hai nhiệm vụ chính là lựa chọn nhà cung cấp và quản lý tồn kho.

Các nhà quản trị chuỗi cung ứng phải chọn lựa nhà cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hoặc cung cấp hàng hố phục vụ cho khách hàng. Một nhà cung cấp tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh tốn, dịch vụ tốt cho từng loại hàng hố.

Quản lý tồn kho cũng là một khâu quan trọng trong cung ứng nguyên vật liệu/hàng hố phục vụ cho sản xuất hoặc bán hàng. Quản lý tồn kho được coi là hiệu quả khi hàng hố được cung cấp đúng lịch, đúng chất lượng đồng thời đảm bảo hàng tồn kho ở mức quy định của cơng ty.Một nhà cung cấp tốt sẽ đáp ứng được

nhu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh tốn, dịch vụ tốt cho từng loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, hàng hố phục vụ cho bán hàng.

1.4.3 Sản xuất:

Sản xuất là việc tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Để tạo ra sản phẩm tốt và giao hàng đúng hạn, đúng số lượng cho khách hàng cần phải cĩ một kế hoạch sản xuất hợp lý. Kế hoạch sản xuất đĩ cần phải cân đối nguồn lực về nhân cơng máy mĩc, nguyên vật liệu các yêu cầu về chất lượng, số lượng năng suất sản phẩm…hơn nữa kế hoạch sản xuất cần phải cĩ yếu tố linh động trong đĩ, tức cần phải cĩ kế hoạch phụ đi kèm khi kế hoạch chính khơng thực hiện được.

Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm thì đây là khâu hồn thiện sản phẩm sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường. Ví dụ: khâu đĩng gĩi, dán tem phụ hàng hố nhập khẩu của các cơng ty nhập khẩu.

1.4.4 Giao hàng:

Đối với cơng ty sản xuất: thành phẩm sau khi sản xuất được vận chuyển tới kho lưu trữ, đối với cơng ty phân phối hàng hố sẽ được nhập về và chờ phân phối tới tay người tiêu dùng thơng qua hệ thống phân phối của cơng ty.Ở một số cơng ty việc này thường do bộ phận logistic thực hiện và đơi khi nĩ được thực hiện bởi bên thứ ba khi cơng ty khơng cĩ chuyên mơn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

1.4.5 Tối ưu hố tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp:

Tối ưu hố tổ chức nội bộ doanh nghiệp là việc sử dụng các cơng cụ quản lý để ngăn ngừa sự thất bại của hệ thống hoạt động nhằm tối ưu hố hiệu quả hoạt động của hệ thống thơng qua việc giảm chi phí hoạt động và chi phí vốn.

Chuỗi cung ứng đưa ra các nhà quản lý cái nhìn tổng quan và cách tiếp cận tồn bộ hoạt động của hệ thống, thơng qua phân tích và thu thập dữ liệu của chuỗi cung ứng để tìm ra nguyên nhân và hiện tượng của vấn đề trong hoạt động của doanh nghiệp, giảm bớt các khâu, các hoạt động thừa của chuỗi cung ứng.

1.4.6 Kế hoạch giảm chi phí:

Giảm chi phí vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của chuỗi cung ứng. Chi phí trong chuỗi cung ứng cần phải được đánh giá, lập kế hoạch, kiểm sốt và định

lượng. Chi phí cho chuỗi cung ứng khơng chỉ cĩ nguồn gốc từ nguyên vật liệu, hoạt động trong chuỗi mà cịn phát sinh từ các mối quan hệ trong chuỗi. Nếu các mắt xích quan hệ trong chuỗi cung ứng mạnh khoẻ và trơi chảy thì khơng cĩ chi phí phát sinh nhưng nếu một trong các mắt xích đĩ cĩ vấn đề thì chi phí của chuỗi sẽ tăng do một mắt xích bị gián đoạn thì các mắt xích khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Do đĩ, mục tiêu của các nhà quản trị chuỗi cung ứng là duy trì hoạt động thơng suốt của chuỗi một cách tốt nhất.

1.4.7 Dịch vụ khách hàng:

Dịch vụ khách hàng là cơng cụ quảng cáo tuyệt vời, là khoản đầu tư cĩ lợi cao cho doanh nghiệp, bởi khi khách hàng hài lịng về dịch vụ của doanh nghiệp, họ khơng chỉ mua thường xuyên hơn, họ sẽ kể cho người khác về dịch vụ tuyệt vời của doanh nghiệp bạn cung cấp một cách trung thực và tin cậy mà khơng cĩ bất cứ kênh quảng cáo nào cĩ thể làm được điều đĩ.

Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, các doanh nghiệp cũng phải tìm cách để đáp ứng nhu cầu đĩ nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Đây là quá trình cung cấp các lợi ích gia tăng cho chuỗi cung ứng của cơng ty với chi phí thấp và hiệu quả cao, là quá trình tiếp xúc làm hài lịng của khách hàng sau khi đã mua sản phẩm của cơng ty, giữ khách hàng cũ lơi kéo khách hàng mới.

Dịch vụ khách hàng được thực hiện khơng chỉ sau khi giao hàng tới khách hàng mà cịn phải thực hiện ngay cả trước và trong khi giao dịch với khách hàng.

1.5 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quảthực hiện chuỗi cung ứng:

Theo Hồ Tiến Dũng (2009, tr.385) đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là cơng việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng. Cĩ 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng đĩ là: Giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí.

1.5.1 Tiêu chuẩn “giao hàng”:

Tiêu chuẩn này được đề cập đến việc giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng đảm bảo yêu cầu, cụ thể:được giao đầy đủ về

số lượng, chủng loại và đúng thời gian khách hàng yêu cầu trên tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng khơng được tính là đảm bảo yêu cầukhi chỉ cĩ một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng khơng cĩ hàng đúng thời gian yêu cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khĩ nhưng nĩ đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao tồn bộ đơn hàng cho khách hàng khi họ yêu cầu.

1.5.2 Tiêu chuẩn “chất lượng”:

Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lịng của khách hàng hay là sự thoả mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng cĩ thể được đo lường thơng qua những điều mà khách hàng mong đợi.

Thơng thường, người ta rất dễ chấp nhận ý tưởng cho rằng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là phải tập trung cải tiến và nâng cao đặc tính kỹ thuật, sự hồn thiện của sản phẩm. Quan niệm này sẽ dẫn đến xu hướng đầu tư vào đổi mới dây chuyền sản xuất, cơng nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, quan niệm này tỏ ra đúng đắn, nhất là khi sản phẩm đang được sản xuất ra với cơng nghệ quá lạc hậu. Tuy nhiên, chất lượng đã vượt ra khỏi phạm vi của sản phẩm. Doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cĩ chất lượng và nhờ những sản phẩm tốt mà được khách hàng tín nhiệm. Song muốn thật sự được người tiêu dùng tín nhiệm, thì cùng với sản phẩm tốt, doanh nghiệp cịn phải thực hiện một loạt dịch vụ cần thiết khác như: bảo hành, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và các dịch vụ phụ trợ khác.

Điều đĩ cĩ nghĩa là doanh nghiệp khơng chỉ bán sản phẩm tốt mà cịn phải giúp khách hàng giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong khi sử dụng. Ví dụ: khi những sản phẩm đầu tiên của Nhật Bản bán ra thị trường nước ngồi, khách hàng khơng thể đọc được các bảng hướng dẫn sử dụng vì nĩ viết bằng tiếng Nhật, nhưng sau đĩ họ đã rút kinh nghiệm bổ sung thêm tiếng anh và các ngơn ngữ khác, giờ đây hàng hĩa của Nhật đã được chấp nhận nhiều hơn ở nước ngồi.

Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lượng là lịng trung thành của khách hàng, tiêu chuẩn này cĩ thể được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần.Lịng trung thành của

khách hàng là điều mà các cơng ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với việc giữ chân khách hàng hiện tại. Mặt khác, các cơng ty cần so sánh lịng trung thành và mức độ hài lịng của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh khác, từ đĩ họ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của cơng ty một cách liên tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn.

1.5.3 Tiêu chuẩn “thời gian”:

Chỉ tiêu để đo lường tiêu chuẩn thời gian của chuỗi cung ứng là hệ số vịng quay hàng tồn kho. Hệ số này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH công nghệ phẩm thiên nam (Trang 25 - 46)