Lợi ích và rủi ro trong M&A

Một phần của tài liệu NIÊN LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA bán sáp NHẬP DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM (Trang 25 - 30)

8. Kết cấu của bài nghiên cứu

1.3. Lợi ích và rủi ro trong M&A

1.3.1. Những lợi ích trong M&A

M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng - synergies) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị DN sau M&A được nâng cao (Hồ Quỳnh Anh, 2019).

Đồng thời, M&A cịn góp phần cải thiện tình hình tài chính của DN. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính. Có thể thấy rằng, một trong những u cầu đặt ra cho việc đổi mới tái cơ cấu ngành Ngân hàng Việt Nam, đó chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thông qua việc gia tăng nguồn vốn điều lệ của các ngân hàng. Do đó, M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra khá sôi động và đã đáp ứng được nhu cầu cải thiện nguồn vốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua, một loạt các thương vụ M&A ngân hàng đã được tiến hành thành công như: Sáp nhập Ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Đại Tín; sáp nhập Tiên Phong Bank – Doji; Habubank – SHB; PVcomBank - Ngân hàng Phương Tây; Ngân hàng MHB vào BIDV; Ngân hàng MDB sáp nhập vào Maritime Bank; Southern Bank vào Sacombank…

M&A còn giúp DN đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mơ khi DN có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phịng giao dịch, các dự án… Hơn nữa, quy mơ lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lặp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý... Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Thời gian qua, rất nhiều thương vụ M&A theo chiều dọc được diễn ra do các nhà quản trị chiến lược nhận thức được rằng một dây chuyền sản phẩm hay dịch vụ hồn thiện, khép kín sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đầu ra của DN. Đặc biệt là trong các ngành cơng nghiệp bán lẻ, thực phẩm, đồ uống, giải trí, dịch vụ tài chính. Điển hình là các thương vụ M&A trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Đầu năm 2016, thị trường chứng kiến các thương vụ M&A đình đám trong lĩnh vực bán lẻ và hàng tiêu dùng như Tập đoàn Masan bán 25% cổ phần của Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery cho Singha Asean Holdings (Thái Lan),

với tổng trị giá giao dịch lên tới 1,1 tỷ USD hay như thương vụ TCC Group (Thái Lan) đang có ý định mua Big C Việt Nam, sau khi đã chi 3,5 tỷ USD thâu tóm Big C Thái Lan.

Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các DN sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả, từ đó góp phần khơng nhỏ vào việc tinh gọn bộ máy của DN. Qua đó, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, thơng qua việc M&A, DN có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Ngoài các yếu tố nêu trên, thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của 1 thương vụ M&A. Bên đi mua phải trả một khoản chi phí tương đối lớn cho “thương hiệu” - thứ tài sản không thể hiện trên bảng cân đối kế tốn cũng như trên báo cáo tài chính. Điều mà các cơng ty đi mua hướng đến chính là những khách hàng lâu năm, trung thành với một thương hiệu, những mối quan hệ với các đối tác chiến lược được gây dựng trong một thời gian dài. Điển hình cho mục đích này chính là việc cơng ty đa quốc gia Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan thuộc Sở Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh vào năm 1995 với giá 5 triệu USD, từ đó đặt nền móng cho việc xâm nhập và bành trướng thị trường của nhãn hiệu này. Đến nay, Unilever đã chiếm thị phần rộng lớn với rất nhiều sản phẩm tiêu dùng đa dạng.

Bảng 1.1: Lợi ích của M&A

Cải thiện tình hình tài chính Cải thiện tình hình tài chính Tăng thêm vốn sử dụng Khả năng tiếp cận thêm nguồn vốn

Chia sẻ rủi ro

Tăng cường tính minh bạch

1.3.2. Rủi ro trong M&A

Mua bán & Sáp nhập hai cơng ty có thể cung cấp cho các cơng ty sức mạnh tổng hợp và tính kinh tế theo quy mơ có thể dẫn đến hiệu quả và lợi nhuận cao hơn, nhưng sáp nhập cũng có thể có mặt trái. Tổ chức kết hợp có thể khó hợp tác và giao tiếp hơn và các cơng ty có thị phần q lớn có thể sẽ loại bỏ sự cạnh tranh và tăng giá cho người tiêu dùng.

Sự đụng độ của các nền văn hố

Khi hai cơng ty hợp nhất, nó khơng chỉ là sự kết hợp của hai cái tên hoặc thương hiệu -đó là sự hợp nhất thực sự của những người mang một nền văn hóa doanh nghiệp cụ thể. Nếu hai cơng ty có văn hóa cơng ty rất khác nhau, xung đột có thể phát sinh. Ví dụ, nếu một cơng ty kinh doanh sáng tạo với hệ thống phân cấp phẳng muốn hợp nhất với một tổ chức truyền thống, bảo thủ và có thứ bậc cao, thì các nhân viên trong tổ chức mới sẽ có thể gặp khó khăn khi làm việc cùng nhau.

Hiệu quả kinh tế không tăng theo quy mô

Khi các doanh nghiệp hợp nhất, thường là để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Các tổ chức lớn hơn thường có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn và với chi phí trên một đơn vị thấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn vì chi phí cố định được phân bổ trên một số lượng lớn hơn. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn như vậy. Đôi khi khi hai công ty hợp nhất và trở thành một cơng ty lớn hơn sẽ có thể tạo ra sự khơng kinh tế theo quy mơ, trong đó chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị tăng do chi phí điều phối tăng.

Nhận thức của người tiêu dùng bị ảnh hưởng

Khi hai công ty hợp nhất, họ cần xem xét cách người tiêu dùng nhìn nhận hai cơng ty và liệu họ có nhìn nhận chúng theo cách tương thích hay khơng. Ví dụ, nếu một cơng

ty xà phịng thân thiện với mơi trường được hợp nhất với một nhà sản xuất chất tẩy rửa cơng nghiệp có thành tích kém về mơi trường, điều này có thể khiến khách hàng của cơng ty xà phịng thân thiện với mơi trường xa lánh, những người không muốn hỗ trợ một cơng ty khơng có trách nhiệm với mơi trường.

Người lao động mất việc làm do bị sa thải

Sáp nhập hai doanh nghiệp thường là một phương pháp tốt để giảm lực lượng lao động của hai tổ chức. Một cơng ty có thể kết hợp hai văn phịng của mình thành một và giảm số lượng nhân viên thực hiện các nhiệm vụ giống nhau. Mặc dù điều này có thể tiết kiệm chi phí cho cơng ty, nhưng nó cũng có thể có tác động tiêu cực đến nhân viên. Nhân viên có thể trở nên lo sợ bị mất việc và có thể mất niềm tin vào tổ chức. Điều này có thể làm giảm động lực của nhân viên và giảm năng suất.

Giá tiêu dùng cao hơn

Cạnh tranh về giá phản ánh cạnh tranh trong hầu hết các trường hợp. Độc quyền là một trong những vấn đề tiềm ẩn lớn khi sáp nhập công ty. Ngay cả khi không tạo ra độc quyền trong một ngành, cạnh tranh ít hơn thường dẫn đến việc tăng giá cho người tiêu dùng. Trong khi một số mức tăng phản ánh chi phí gia tăng liên quan đến các nền kinh tế không phát triển, kết quả cuối cùng là gây ra sự khơng hài lịng cho người mua hàng hóa và dịch vụ. Việc sáp nhập doanh nghiệp thường phải cân bằng giữa việc tăng giá với khả năng sa thải để ngăn ngừa chi phí tiêu dùng cao.

Tiềm ẩn rủi ro pháp lý

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) có thể mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kèm theo đó là nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về pháp lý. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới đổ bể thương vụ hoặc các quá trình tranh chấp hay kiện tụng tốn kém sau đó.

Với chủ chương hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tạo ra những khuôn khổ pháp lý rộng mở thúc đẩy các cơ hội đầu tư thông qua hoạt động M&A. Tuy nhiên, do hoạt động M&A xuất hiện tại thị trường Việt Nam khá muộn, từ khoảng những năm 1990. Vì vậy những hạn chế về kinh nghiệm, vốn và năng lực đã khiến cho sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động M&A chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngồi, họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực trên nên ln chiếm các vị trí áp đảo về số lượng và quy mơ các thương vụ.

Một phần của tài liệu NIÊN LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA bán sáp NHẬP DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM (Trang 25 - 30)