CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG M&A TẠI VIỆT NAM
3.1. Kinh nghiệm quốc tế về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp
3.1.1. Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ
Sự hoàn chỉnh trong khung pháp lý về hoạt động M&A doanh nghiệp tại Hoa Kỳ không phải được xây dựng ngay từ đầu mà đã trải qua hàng trăm năm bổ sung, cập nhật theo những thăng trầm của nền kinh tế. Sau mỗi một đợt sóng, một thương vụ có sức ảnh hưởng, hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ lại tìm cách điều chỉnh khung pháp lý sao hỗ trợ nhiều nhất hoạt động M&A doanh nghiệp diễn ra thật suôn sẻ. Tại Việt Nam, cho đến nay chúng ta đã học hỏi được từ Hoa Kỳ khá nhiều khi xây dựng được một bộ khung pháp lý cơ bản hoàn chỉnh cho hoạt động M&A doanh nghiệp. Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều bộ luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh… kèm theo đó là hàng loạt các chính sách cải thiện mơi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia. Song mức độ cụ thể như tại Hoa Kỳ thì chưa. Lý do kèm theo đó là hàng loạt các chính sách cải thiện khiêm tốn, ít thương vụ có giá trị thực sự lớn và cách thức xây dựng luật của chúng ta còn khác với Hoa Kỳ.
Rõ ràng theo đó là hàng loạt các chính sách cải thiện mơi trường kinh doanh và nâng cao năng hoạt động M&A doanh nghiệp tại Hoa Kỳ có thể tiến hành thuận lợi ngồi sự hỗ trợ từ khung pháp lý rõ ràng, tương đối đầy đủ cịn có sự hỗ trợ từ một nền kinh tế tự do, một thị trường tài chính minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả, đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mở ra một khơng gian mới chủ động và bình đẳng với nhau.
3.1.2. Bài học kinh nghiệm từ Trung QuốcCổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Hoạt động M&A doanh nghiệp tại Trung Quốc phát triển bởi nhiều yếu tố thuận lợi xuất phát cả từ phía bản thân nền kinh tế Trung Quốc và các chính sách của chính phủ Trung Quốc. Về phía chính phủ Trung Quốc, hoạt động M&A doanh nghiệp cũng được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi. Đặc biệt kể từ năm 2001 khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, với những cam kết về lĩnh vực tài chính, bất động sản, cơ sở hạ tầng, là những lĩnh vực tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động M&A doanh nghiệp phát triển. Một trong những điểm mấu chốt của cuộc cách mạng kinh tế tại Trung Quốc đó chính là chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước. Đây cũng là bài học sâu sắc cho Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để phát triển bền vững.
Thu hút vốn
Trong những năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút vốn FDI. Có thể nói nguồn vốn FDI đóng vai trị quan trọng giúp các nước đang phát triển có thể tiến bộ và hịa nhập vào nền kinh tế thị trường nhanh hơn. Khi nền kinh tế phát triển với lượng FDI dồi dào, điều này sẽ là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy thị trường M&A doanh nghiệp. Ở Việt Nam, kể từ khi chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và các hiệp định thương mại FTA, tích cực đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, khơng những các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngồi tại Việt Nam ln được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ thực hiện kế hoạch đầu tư của mình. Cho đến nay, dưới những điều luật mới, quan điểm nền kinh tế hội nhập, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là hành động cam kết vững bền của chính phủ Việt Nam đối với các đối tác quốc tế, trong đó việc tìm hiểu và tham gia hoạt động M&A doanh nghiệp nổi lên như một hình thức mới và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng lượng vốn FDI trong giai đoạn này.