Tình hình chung

Một phần của tài liệu NIÊN LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA bán sáp NHẬP DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG M&A TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng thị trường M&A

2.1.1. Tình hình chung

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là xu thế tất yếu để phát triển kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam hội tụ được nhiều yếu tố hấp dẫn với thị trường M&A như: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, nhu cầu nội tại của thị trường tăng, vị thế trong các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao cùng mối môi trường pháp lý trong lĩnh vực M&A ngày càng được hoàn thiện. Đây là cơ sở để các nhà đầu tư quan tâm hơn đến Việt Nam, cùng với đó lĩnh vực M&A ngày càng nhận được nhiều tín hiệu lạc quan.

Năm 2017, tổng giá trị M&A đạt mốc kỷ lục đạt 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 175% so với năm 2016, nguyên nhân do thương vụ Bia Sài Gòn. Đến năm 2018, tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt 7,64 tỷ USD, bằng 74,9% so với năm 2017. Tuy nhiên, nếu loại bỏ đóng góp của thương vụ kỷ lục Sabeco, yếu tố gây đột biến cho hoạt động M&A tại Việt nam năm 2017, thì giá trị M&A năm 2018 tại Việt nam tăng 41,4%.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam chỉ đạt 1,9 tỷ (bằng 53% cùng kỳ năm 2018, 3,55 tỷ USD). Bên cạnh đó, theo một thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, giá trị nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước đạt 2,64 tỷ USD.

S ố l ng ư ợ 700 600 500 400 300 200 100 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Năm

Số thương vụ Giá tr (T USD)ị ỷ

G iá tr ( T U SD ) ị ỷ

Hình 2.1: Hoạt động M&A Việt Nam giai đoạn 2005 - 2019

Nguồn: Viện Sáp nhập, Mua lại và Liên minh (IMAA)3

Theo biểu đồ trên có thể thấy hoạt động M&A năm 2017 có sự tăng trưởng đột biến. Nguyên nhân của sự đột biến này là thương vụ ThaiBev – Sabeco. Với giá trị 4,8 tỷ USD, thương vụ này chiếm gần 50% tổng giá trị M&A của năm 2017 và bằng 86,2% tổng giá trị của tất cả các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2016. Sự thành công của thương vụ Sabeco là một bước ngoặt lớn nhưng để thị trường M&A có thể sơi động như vậy cịn dựa vào các thương vụ khác. Nếu loại trừ sự đột biến về giá trị của thương vụ ThaiBev - Sabeco, thì thị trường vẫn trong giai đoạn tăng trưởng, với quy mơ ở mức trung bình khá.

Hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ trong đầu năm 2018 với một loạt các cuộc giao dịch quy mô lớn của các tên tuổi lớn bao gồm GIC Private Limited (có trụ sở tại Singapore) mua lại một thiểu số cổ phần của Vinhomes JSC với giá 1,3 tỷ đô la Mỹ hoặc khoản đầu tư của Vingroup 500,8 triệu đô la Mỹ vào 98% cổ phần của Berjaya VIUT LLC. Tương tự, việc thực hiện giao dịch luôn bận rộn trong 6 tháng đầu năm 2018, vượt 24 giao dịch so với 6 tháng đầu năm 2017.

Thương vụ tính theo số lượng

Thương vụ tính theo giá trị

120%

< 1Tr USD 1tr-5tr USD 5tr-25tr USD

Hình 2.2: Thị phần các thương vụ tính theo số lượng và theo giá trị giai đoạn 2017 – 6T2019

Nguồn: FiinGroup (2019)

Số lượng thương vụ Megadeals giảm xuống, trong khi các giao dịch quy mô nhỏ ngày càng tăng. Theo số lượng giao dịch, tỷ lệ phần trăm các thương vụ có quy mơ nhỏ hầu như khơng thay đổi trong 3 năm qua, dao động từ 4% đến 7%. Hầu hết các thương vụ M&A trong năm 2018 cho đến 6T2019 thấp hơn 30 triệu USD. Đáng chú ý là các giao dịch vi mơ ít hơn 1 triệu USD tăng từ 4% (2017) lên 18% (2018) trước khi đạt 24% sau nửa đầu năm 2019. 6T2019 cũng ghi nhận nhiều hơn các giao dịch từ 1 triệu USD. Megadeals được kỳ vọng sẽ trở lại trong bối cảnh hoạt động M&A ngày càng gia tăng. Theo thống kê, khoảng 15 thương vụ đang tiếp tục được công bố trong nửa đầu năm 2019 đều là thương vụ mua lại phần lớn cổ phần. Ngoài ra, báo cáo của FiinGroup ghi nhận khoảng 30 thương vụ đang chờ xử lý kể từ năm 2018 đến nay với những cái tên đáng chú ý như thương vụ sáp nhập PGBank vào HDBank, vừa được NHNN chấp thuận cho việc mua lại. Những dữ liệu trên được kỳ vọng rằng hiệu quả hoạt động M&A sẽ được cải thiện vào những năm tiếp theo.

tăng đáng kể so với megadeals. Đặc biệt, năm 2018 ghi nhận 16 megadeals trị giá 4,93 tỷ USD, chiếm 62% tổng giá trị M&A và giảm mạnh 12% so với năm 2017. Ngược lại, phần giá trị của các giao dịch từ 5 - 25 triệu USD và từ 25 - 50 triệu USD đã tăng thêm 7% lên 10% và 13%. H2019 tiếp tục chứng kiến sự gia tăng của các giao dịch quy mơ trung bình từ 5 - 25 triệu USD. Đến nay, giá trị đóng góp của phân khúc này đã tăng lên 15%. Khi tổng số thương vụ giảm mạnh, các công ty lớn như SK Investment Vingroup chiếm tỷ trọng đáng kể hơn trong tổng giá trị M&A, là 66% trong 6T2019. Giá trị giao dịch megadeals dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn vào nửa cuối năm 2019.

Một phần của tài liệu NIÊN LUẬN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA bán sáp NHẬP DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM (Trang 32 - 37)