CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG M&A TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng thị trường M&A
2.1.3. Quy mô thị trường
Nhìn lại thị trường M&A Việt Nam trong 10 năm vừa qua có thể thấy năm 2009 tổng giá trị thương vụ M&A chỉ đạt 1.1 tỷ USD thì đến cuối năm 2018 con số đã đạt mốc 10.2 tỷ USD, nâng tổng giá trị thương vụ trong 10 năm lên khoảng 55 tỷ USD5.
Không chỉ gia tăng về tổng giá trị các thương vụ mà số lượng thương vụ M&A cũng tăng lên rất nhanh và diễn ra trên mọi khu vực doanh nghiệp (DN): tư nhân, đầu tư nước ngồi (ĐTNN), DN có vốn nhà nước (NN); thu hút sự tham gia khơng chỉ các nhà đầu tư tài chính chun nghiệp trong và ngồi nước mà cịn có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh, DN cơng nghệ...
Kết quả trên có được là nhờ những nỗ lực khơng ngừng của Chính phủ trong việc cải thiện mơi trường đầu tư – kinh doanh và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng DN, Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế xã hội rất đáng khích lệ, đặc biệt là hoạt động đẩy mạnh tái cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có nhiều giải pháp đẩy thúc đẩy
5Thời báo Tài chính Việt Nam: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2019-08-07/thi-truong- m-a-sap-toi-se-tap-trung-vao-nhung-linh-vuc-nao-74862.aspx . Truy cập 16/08/2020.
cổ phần hóa DNNN, bán vốn tại những DN mà NN không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những DN đang kinh doanh có hiệu quả.
Trước năm 2017, quy mơ thị trường M&A Việt Nam vẫn ở mức trung bình trong khu vực Đơng Nam Á. Song, những năm gần đây Việt Nam có những sự tăng trưởng mạnh mẽ để tiệm cận quy mô thị trường các quốc gia trong khu vực. Năm 2018, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều sụt giảm về giá trị M&A. Việt Nam xếp thứ 2 về giá trị M&A chỉ sau Thái Lan 9,3 tỷ USD, xếp trên Singapore 6,7 tỷ USD, Malaysia 5,1 tỷ USD, Indonesia 2,8 tỷ USD (MAF Research & CMAC, 2019).
Bảng 2.1: Hoạt động M&A các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2017 - 2018
Nguồn: Freehills (2019)
Xét về quy mô thương vụ, thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu là các giao dịch nhỏ với quy mô 5-6 triệu USD (tương đương 100 - 120 tỷ VND), các giao dịch quy mô nhỏ chiếm tới chiếm tới trên 90% về số lượng thương vụ. Nhà đầu tư nước ngồi tiếp tục đóng vai trị quan trọng với các thương vụ quy mô vừa và lớn từ 20 - 100 triệu USD. Tỷ trọng các thương vụ ở quy mơ này đang có xu hướng gia tăng trong một vài năm qua. Những thương vụ siêu lớn đã xuất hiện tại Việt nam, với 1 – 2 thương vụ mỗi năm nhưng đóng góp tỷ trọng đáng kể vào kết quả M&A chung của thị trường. Giai đoạn 2018 – 2019, 30 thương vụ lớn nhất đã chiếm đến 70% tổng giá trị M&A của thị trường.
Năm 2017 Giai đoạn 7/2018 – 7/2019 33.28% 49.02% 27.44% 11.00% 30.27% > 500 tri uệ 20 - 100 tri uệ > 500 tri uệ 20 - 100 tri uệ
Hình 2.3: Tỷ trọng đóng góp theo quy mô thương vụ
năm 2017 và giai đoạn 7/2018 – 2/2019 (USD)