CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
3.3 PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
3.3.1 Theo cấp điện áp
- Bù phía trung áp: Thường dùng khi dung lượng bù lớn hơn 2000 (kVAr). Tại vị trí này có lợi là giá tụ cao áp thường rẻ hơn tụ hạ áp, tuy nhiên không giảm được tổn thất điện năng trong trạm biến áp (TBA) và lưới hạ áp xí nghiệp.
(Điểm số 1 hình 3.4).
- Bù phía hạ áp: Thường dùng với dung lượng bù nhỏ hơn 2000 (kVAr). Tụ điện đặt tại thanh cái hạ áp của TBA xí nghiệp. Tụ điện đặt tại vị trí này cũng khơng giảm được tổn thất điện năng trong lưới hạ áp xí nghiệp tuy nhiên lại giảm được tổn thất điện năng trong TBA. (Điểm số 2 hình 3.4).
22
Hình 3.4 Sơ đồ đặt tụ bù trên lưới điện 3.3.2 Theo vị trí lắp đặt 3.3.2 Theo vị trí lắp đặt
Phân loại theo vị trí lắp đặt có 3 hình thức bù:
- Bù tập trung: Tụ điện được đặt ở điểm đầu của mạng điện.
- Bù nhóm: Các tụ được đặt tại tủ phân phối cung cấp Q cho nhóm thiết bị. Bù
23
- Bù riêng: Tụ điện được nối trực tiếp ở đầu vào thiết bị, động cơ… Thường thì các tụ điện được đấu khơng có thiết bị đóng cắt. Như vậy, nếu động cơ ngừng hoạt động thì lưới cũng sẽ thiếu hụt một lượng công suất Q tương ứng với công suất của tụ.
a) Bù tập trung b) Bù nhóm c) Bù riêng
Hình 3.5 Các hình thức bù theo vị trí lắp đặt tụ bù 3.3.3 Theo cách đóng cắt tụ bù 3.3.3 Theo cách đóng cắt tụ bù
- Bù nền (bù tĩnh): Bù trực tiếp, thường dùng bù trước một phần công suất phản kháng mà không xảy ra dư công suất phản kháng.
- Bù ứng động (tự động điều chỉnh hệ số công suất phản kháng): Dùng cho hệ
thống thay đổi, cần đáp ứng nhanh.