CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
3.5 KIỂM TRA TỤ BÙ
Tụ bù được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện cơng nghiệp như nhà máy, xí nghiệp cơng nghiệp… Trong quá trình sử dụng tụ, cần phải kiểm tra, đánh giá chất lượng của tụ để kịp thời lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa, thay thế các tụ kém chất lượng. Tránh xảy ra các tình trạng cháy nổ, phù dầu (bung dầu).
25
3.5.1 Kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ đo điện dung
Đặc trưng của tụ điện là điện dung, vì vậy ta có thể dùng đồng hồ đo điện dung để kiểm tra xem tụ cịn tốt hay khơng. Điều kiện để thực hiện phép đo này là tụ phải đang không tải và được xả hết.
Ta có thể dùng đồng hồ Fluke 179, Kyoritsu 1011, Hioki DT4256 hoặc tương đương để đo dung lượng tụ.
Hình 3.7 Một số loại đồng hồ đo điện dung đa năng 3.5.2 Kiểm tra tụ bằng ampe kềm 3.5.2 Kiểm tra tụ bằng ampe kềm
Chúng ta có thể kiểm tra tụ gián tiếp bằng cách đo dòng điện lúc tụ vận hành. Đây là cách đo gián tiếp khá chính xác và dễ thực hiện.
- Bước 1: Kiểm tra thơng số dịng điện định mức đi qua tụ điện (A) được ghi trên nhãn do nhà sản xuất cung cấp.
- Bước 2: Sử dụng ampe kềm, vặn về thang đo dòng điện và đo dòng điện đi qua tụ.
- Bước 3: So sánh kết quả đo được với giá trị dòng định mức trên nhãn của tụ điện được cho bởi nhà sản xuất. Thông thường, khi tụ sử dụng lâu ngày, dòng điện này bị giảm xuống dần.
26
Hình 3.8 Sử dụng Ampe kềm để đo dòng điện đi qua tụ
Kiểm tra dòng điện cả 3 pha đều nhau và bằng dòng định mức ghi trên nhãn tức là tụ còn tốt. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành, dịng điện có thể nhỏ hơn.
Thơng thường dịng điện định mức đi qua các tụ thường là:
Bảng 3.2 Một số giá trị dòng điện định mức đi qua các tụ
Dung lượng tụ Giá trị dòng điện định mức
10 kVAr – 440V 13,1A
15 kVAr – 440V 19,7A
20 kVAr – 440V 26,2A
30 kVAr – 440V 39,4A