.5 Các hình thức bù theo vị trí lắp đặt tụ bù

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình hệ thống nâng cao hệ số công suất COSφ (Trang 33 - 34)

3.3.3 Theo cách đóng cắt tụ bù

- Bù nền (bù tĩnh): Bù trực tiếp, thường dùng bù trước một phần công suất phản kháng mà không xảy ra dư công suất phản kháng.

- Bù ứng động (tự động điều chỉnh hệ số công suất phản kháng): Dùng cho hệ

thống thay đổi, cần đáp ứng nhanh.

3.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN DUNG LƯỢNG BÙ

Để chọn tụ bù cho một tải thì ta cần phải biết công suất (P) và hệ số công suất (Cosφ) của tải.

Giả sử ta có cơng suất của tải là P

Hệ số công suất của tải là: 𝐶𝑜𝑠𝜑1 → 𝜑1 → 𝑡𝑎𝑛𝜑1 Hệ số công suất sau khi bù là: 𝐶𝑜𝑠𝜑2 → 𝜑2 → 𝑡𝑎𝑛𝜑2 Công suất phản kháng cần bù là:

𝑄𝑏 = 𝑃(𝑡𝑎𝑛𝜑1− 𝑡𝑎𝑛𝜑2) (3.2)

24

Hệ số công suất trước khi bù là: 𝐶𝑜𝑠𝜑1 = 0,78 → 𝑡𝑎𝑛𝜑1 = 0,802

Hệ số công suất sau khi bù là: 𝐶𝑜𝑠𝜑2 = 0,95 → 𝑡𝑎𝑛𝜑2 = 0,328

Vậy theo biểu thức (3.2), công suất phản kháng cần bù là:

𝑄𝑏 = 𝑃((𝑡𝑎𝑛𝜑1− 𝑡𝑎𝑛𝜑2) = 100. (0,802 − 0,328) = 47,4 (𝑘𝑉𝐴𝑟)

Từ số liệu này ta chọn tụ bù trong bảng catalogue của nhà sản xuất. Giả sử mỗi tụ là 10 kVAr. Để bù đủ cho tải thì ta cần bù 5 tụ 10 kVAr. Tổng công suất phản kháng là 50 kVAr.

Ngoài ra để thuận tiện cho việc tính nhanh dung lượng bù, người ta còn sử dụng “bảng tra dung lượng cần bù dựa theo hệ số k”.

Lúc này, ta áp dụng công thức:

𝑄𝑏 = 𝑃 × 𝑘 (3.3)

Với k là hệ số cần bù (Tra trong bảng tra dung lượng cần bù – xem phụ lục 2).

3.5 KIỂM TRA TỤ BÙ

Tụ bù được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện cơng nghiệp như nhà máy, xí nghiệp cơng nghiệp… Trong quá trình sử dụng tụ, cần phải kiểm tra, đánh giá chất lượng của tụ để kịp thời lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa, thay thế các tụ kém chất lượng. Tránh xảy ra các tình trạng cháy nổ, phù dầu (bung dầu).

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình hệ thống nâng cao hệ số công suất COSφ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)