Đặc điểm về vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải thích việc giàu nhanh và nghèo nhanh ở việt nam giai đoạn 2010 2012 (Trang 25 - 26)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình

2.4.1 Đặc điểm về vùng

Đặc điểm vùng có tác động quan trọng lên thu nhập hộ gia đình. Những hộ sống ở vùng bị cô lập về địa lý, các nguồn lực cơ bản thấp và điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì có thu nhập thấp hơn. Ngoài ra, một số đặc điểm khác cũng ảnh hưởng đến thu nhập hộ như chính sách về mơi trường, chính trị, kinh tế, an ninh, tính cơng bằng và hiệu quả của pháp luật, sự ổn định của thị trường.

Sử dụng bộ dữ liệu VHLSS trong gia đoạn từ 1992 – 1993 đến 1997 – 1998, kết quả nghiên cứu các thành phần trong thu nhập của Hồng Văn Kính và các cộng sự (2001) cho thấy những đặc điểm về vị trí địa lý có tác động mạnh lên thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình. Các đặc điểm này cũng tác động mạnh lên thu nhập bình quân mỗi giờ và số giờ làm việc bình quân của hộ. Kết quả nghiên cứu của Haughton và các cộng sự (2001) cho thấy các yếu tố về mưa bão có ảnh hưởng đến hộ gia đình trong giai đoạn 1993 – 1998. Nghiên cứu của Trương Ngọc Quang (2013) một lần nữa khẳng định tác động của các nhân tố về vùng lên thu nhập bình quân đầu người của hộ. Một kết quả đáng chú ý trong nghiên cứu là khu vực thành thị có mức thu nhập cao hơn khu vực nông thôn 8% khi các nhân tố khác không đổi.

Cũng sử dụng bộ dữ liệu VHLSS trong gia đoạn 1992 – 1993 và 1997 – 1998, kết quả nghiên cứu tiền lương trên thị trường lao động của Gallup (2002) cũng chỉ những khác biệt lớn giữa các vùng. Tác giả nhận thấy có sự khác biệt giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội với phần còn lại. Hai thành phố này chỉ chiếm 8% dân số nhưng chiếm tới 25% tổng việc làm cả nước. Kết quả phân tích hồi quy tiền lương theo các vùng miền cũng chỉ ra những khác biệt lớn: Tác động của việc đi học lên mức tiền lương khá thấp ở khu vực miền Trung và những vùng thành thị nhỏ, thậm chí là bằng khơng đối với vùng nông thôn ở miền Nam, trong khi đó tác động này lại khá cao ở những vùng nông thôn ở miền Bắc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Về vấn đề cải cách thị trường, nhiều tác giả đã nghiên tác động của chính sách tự do hóa thương mại của Việt Nam đến thu nhập. Seshan (2005) nhận định việc mở cửa thị trường phân bón và lúa gạo đã khơng tạo ra nhiều phúc lợi cho hộ gia đình cũng như giảm nghèo trong giai đoạn 1993 – 1998. Trong khi đó Nguyễn Chân, Trần Kim Dung và Ghosh (2004) nghiên cứu tác động của chính sách tự do hóa thương mại lên sự khác biệt trong thu nhập giữa nông thôn và thành thị chỉ ra những hộ gia đình ở khu vực thành thị nhận được nhiều lợi ích hơn những hộ ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải thích việc giàu nhanh và nghèo nhanh ở việt nam giai đoạn 2010 2012 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)