Đặc điểm hộ gia đình và cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải thích việc giàu nhanh và nghèo nhanh ở việt nam giai đoạn 2010 2012 (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình

2.4.3 Đặc điểm hộ gia đình và cá nhân

Đặc điểm hộ gia đình và cá nhân có thể được chia làm ba nhóm: (i) đặc điểm nhân khẩu học;(ii) đặc điểm về kinh tế; và (iii) đặc điểm về xã hội.

Thứ nhất, những đặc điểm về nhân khẩu học: Những chỉ số về quy mô và cấu trúc hộ gia đình đóng vai trị quan trọng đối với tình trạng nghèo của hộ. Thành phần cấu tạo của hộ gia đình thường khác nhau giữa những hộ nghèo và không nghèo. Ở hầu hết các quốc gia, những hộ gia đình nghèo thường có xu hướng có nhiều thành viên hơn những hộ giàu. Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ lệ các thành viên không tham gia vào lực lượng lao động trên tổng các thành viên của hộ. Những thành viên này có thể là trẻ em hoặc người già. Chỉ số này cho phép đo lường gánh nặng về ngân sách lên những thành viên lao động trong hộ. Ngoài hai chỉ số trên, một chỉ số khác được xem là có tác động lên tình trạng nghèo của hộ gia đình là giới tính của chủ hộ, với kỳ vọng những hộ gia đình có chủ hộ là nữ thì nghèo hơn những hộ có chủ hộ là nam.

Thứ hai, những đặc điểm về kinh tế: Những đặc điểm quan trọng nhất là công việc của hộ và những tài sản thuộc sở hữu riêng của hộ gia đình. Một vài chỉ số về công

việc của hộ như các thành viên có được tuyển dụng làm việc không, họ làm việc bao nhiêu giờ, họ có nhiều cơng việc khơng, và họ có thường xun thay đổi cơng việc khơng. Trong khi đó, tài sản của hộ gia đình gồm có những hàng hóa hữu hình như đất ở, đất sản xuất, vật ni, trang thiết bị nơng nghiệp, máy móc, nhà cửa, các dụng cụ trong hộ, những hàng hóa lâu bền khác và những tài sản tài chính như tiền mặt, tiền tiết kiệm.

Thứ ba, những đặc điểm về xã hội: Một số chỉ số về đặc điểm xã hội của hộ có tương quan chặc chẽ với mức sống của hộ gia đình. Những đặc điểm phổ biến nhất thường được xem xét là sức khỏe, giáo dục và chổ ở. Có bốn loại chỉ số thường được sử dụng để mô tả đặc điểm sức khỏe trong phân tích mức sống hộ gia đình: (1) Tình trạng về dinh dưỡng chẳng hạn như các chỉ số đo lường về cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, và cân nặng theo chiều cao; (2) Tình trạng bệnh tật chẳng hạn như tỷ lệ tử vong của trẻ em và trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến sốt rét, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, bại liệt; (3) Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chẳng hạn như trung tâm chăm sóc sức khỏe cơ sở, bệnh viện và nhà thuốc, nhân viên y tế cơ sở, y tá, nữ hộ sinh, bác sĩ; và dịch vụ y tế như tiêm chủng vắc xin và tiếp cận với thuốc và các thông tin y tế; (4) Việc sử dụng các dịch vụ trên của các hộ gia đình nghèo và khơng nghèo.

Có ba loại chỉ số thường được sử dụng để mô tả đặc điểm giáo dục trong phân tích mức sống hộ gia đình. Các chỉ số này gồm mức độ giáo dục đạt được của các thành viên trong gia đình, khả năng tiếp cận với dịch vụ giáo dục. Nơi cư trú đề cập đến không gian sống riêng của hộ gia đình. Nơi cư trú được đánh giá dựa vào ba thành phần: nhà ở, các dịch vụ, và môi trường. Các chỉ số về nhà ở như kích thước, loại vật liệu; nhà thuê hay thuộc quyền sở hữu và trang thiết bị trong nhà. Các chỉ số về dịch vụ như việc sử dụng điện, nước, các dịch vụ truyền thông. Các chỉ số về môi trường liên quan tới hệ thống vệ sinh và mức độ an ninh.

Nhiều nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu VHLSS của Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của các đặc điểm của hộ và cá nhân lên thu nhập của hộ gia đình (Hồng Văn Kính và các cộng sự , 2001;Haughton và các cộng sự, 2001; Bùi Thái Quyên và các cộng sự, 2001; Trương Ngọc Quang, 2013; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014; ). Ở quy mô nhỏ hơn, Nguyễn Minh Hà và các cộng sự (2013) cũng chỉ ra tác động của các nhân tố trong nhóm này lên khả năng tái nghèo của hộ gia đình ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Các nhân tố được sử dụng trong các nghiên cứu này là quy mơ hộ, giới tính chủ hộ, tuổi, công việc, trình độ giáo dục, kinh nghiệm của các thành viên. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu chỉ ra thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng lên khi có ít thành viên hơn, tỷ lệ phụ thuộc thấp hơn, các thành viên có trình độ giáo dục cao hơn. Đặc biệt nghiên cứu của Bùi Thái Quyên và các cộng sự (2001) nhấn mạnh trình độ giáo dục của các thành viên có tác động quan trọng lên thu nhập theo hai cách: Thứ nhất, trình độ học vấn cao hơn cho phép con người có thể lựa chọn theo đuổi những cơng việc phù hợp với những lợi ích cao hơn. Thứ hai, trình độ giáo dục cao hơn giúp gia tăng hiệu quả trong bất kỳ hoạt động nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải thích việc giàu nhanh và nghèo nhanh ở việt nam giai đoạn 2010 2012 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)