Đặc điểm địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải thích việc giàu nhanh và nghèo nhanh ở việt nam giai đoạn 2010 2012 (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình

2.4.2 Đặc điểm địa phƣơng

Sự khác biệt về đặc điểm địa phương cũng có thể dẫn đến sự khác biệt về thu nhập của hộ gia đình. Bốn nhân tố quan trọng nhất gồm: (i) Cơ sở hạ tầng như đường nhựa, chợ, trường học, trung tâm y tế, trung tâm hành chính, hệ thống điện, nước ở địa phương; (ii) Khả năng tiếp cận việc làm; (iii) Nhân tố về tự nhiên như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh; và (iv) thể chế và mạng lưới xã hội ở địa phương.

Nghiên cứu của Fan và các cộng sự (2000) ở Ấn Độ cho thấy việc đầu tư vào đường sá, nghiên cứu nông nghiệp và giáo dục là những cách hiệu quả nhất để giảm nghèo ở vùng nông thôn. Các hoạt động đầu tư này khơng chỉ làm giảm nghèo mà cịn góp phần làm gia tăng năng suất ở vùng nơng thơn. Trong khi đó những khoảng đầu tư vào tưới tiêu, bảo tồn đất và nước lại có tác động khơng đáng kể đến tăng trưởng và giảm nghèo. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng vận tải, truyền thơng, giáo dục và sức khỏe có thể giúp thúc đẩy phát triển các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn (Siegel, 2005).

Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng bộ dữ liệu VHLSS giai đoạn 1992 – 1993 và 1997 – 1998 cũng chỉ ra tác động của các đặc điểm địa phương lên thu nhập. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu nhập của Hồng Văn Kính và các cộng sự (2001) chỉ ra những hộ gia đình ở địa phương có đường nhựa đi qua thì có thu nhập cao hơn 16% so với những hộ gia đình cịn lại. Nghiên cứu của Haughton và

các cộng sự (2001) cũng cho thấy những hộ gia đình nằm trong vùng có trường trung học và cơ sở sản xuất kinh doanh trong bán kính 10 km thì có nhiều khả năng trở thành những hộ “ngôi sao mới nổi” hơn.

Kozel và Parker (2000) chỉ ra vai trò của vốn xã hội ở các ngôi làng miền bắc Ấn Độ. Nghiên cứu cho thấy những người nghèo có mối quan hệ xã hội ít hơn so với người không nghèo. Một nghiên cứu khác của Fafchamps và Minten (1998) chỉ ra chi phí giao dịch có thể giảm đi nếu như tồn tại mối quan hệ thân thiết giữa các bên giao dịch. Tạ Thị Thùy Dương (2012) một lần nữa khẳng định vai trò của vốn xã hội đối với các hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố vốn xã hội – dưới dạng niềm tin và người bảo lãnh – có ảnh hưởng tích cực lên khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải thích việc giàu nhanh và nghèo nhanh ở việt nam giai đoạn 2010 2012 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)