Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 43 - 45)

2.3.1 Kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Bến Tre

2.3.1.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Do khách hàng cá nhân có nhu cầu rất đa dạngnên BIDV Bến Tre cũng có nhiều sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng như cho vay tiêu dùng (thấu chi, tiêu dùng tín chấp/đảm bảo bằng tài sản, cho vay nhà ở, mua ô tô, chứng minh tài chính, du học nước ngồi), cho vay sản xuất kinh doanh (vay vốn lưu động, dự án đầu tư, kinh doanh), cho vay theo sản phẩm đặc thù (ứng trước tiền bán chứng khoán, đảm bảo bằng số dư tiền gửi), bảo lãnh.

- Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở: đây là sản phẩm cho vay khi khách hàng có nhu cầu mua nhà ở hoặc đất ở riêng lẻ, nhà ở hoặc đất ở các dự án, xây dựng cải tạo, sửa chữa nhà ở, nhận chuyển nhượng lại nhà ở hoặc đất ở tại các dự án. Khi vay sản phẩm này, khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay.Thời gian cho vay đến 20 năm.

- Cho vay mua ô tô: khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu mua xe phục vụ tiêu dùng hoặc kinh doanh nhưng thiếu vốn thì có thể vay vốn bằng cách dùng tài sản đảm bảo là hình thành từ vốn vay hay tài sản đảm bảo khác để thế chấp. Mức cho vay tối đa lên tới 95% giá trị xe.

- Cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình: là sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn và mục đích của khách hàng: bổ sung vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết: là sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng bằng việc ứng trước tiền đã bán chứng khoán niêm yết tại cơng ty chứng khốn có liên kết với BIDV.

- Cho vay thấu chi (có/khơng có tài sản đảm bảo): đây là sản phẩm cho vay đối với những khách hàng thiếu hụt tạm thời, cấp bách phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng cá nhân. Hạn mức lên đến 500 triệu đồng.

- Cho vay tiêu dùng (tín chấp hoặc có tài sản đảm bảo): đáp ứng nhu cầu vay phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt của khách hàng.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm: là một hình thức cho vay đối với khách hàng cá nhân có đảm bảo bằng các loại giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do Chính phủ, BIDV và các tổ chức tín dụng khác phát hành (theo quy định theo từng thời kỳ của BIDV), nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn của khách hàng khi giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán. Mức cho vay lên đến 100% giá trị giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm.

- Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá: là hình thức BIDV mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngay tức thời của khách hàng. Các loại giấy tờ có giá được chiết khấu: Trái phiếu, tín phiếu của Chính phủ phát hành thơng qua hệ thống kho bạc nhà nước; Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi do BIDV phát hành và của các tổ chức tín dụng khác phát hành được BIDV nhận chiết khấu. Lãi suất chiết khấu linh hoạt theo quy định của BIDV từng thời kỳ.

BIDV nói chung, chi nhánh Bến Tre nói riêng từ lâu đã có vị thế mạnh bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp quy mô lớn (bán buôn). Hoạt động tín dụng bán lẻ mới bắt đầu được quan tâm từ vài năm trở lại đây, cùng với việc nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động kinh doanh NHBL, hoạt động tín dụng bán lẻ mới bước đầu được quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng.

Hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Bến tre từ năm 2010- 2014 được đánh giá dựa trên số liệu ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4:Dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Bến Tre từ năm 2010-2014

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ bán lẻ 477 29 555 30 663 27 803 27 737 25 Dư nợ bán buôn 1.169 71 1.277 70 1.771 73 2.188 73 2.259 75 Tổng dư nợ 1.646 100 1.832 100 2.434 100 2.991 100 2.996 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp- BIDV Bến Tre)

Trong giai đoạn 2010-2014, dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Bến Tre có những bước tăng trưởng đáng kể, chiếm tỷ trọng từ 25%-30% trong tổng dư nợ, đạt được mức cao nhất là 30% trong năm 2011.

Năm 2010 khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc nhờ các gói kích cầu nền kinh tế thời gian trước đó kết hợp với sự kỳ cơng từ sự thốt khỏi khủng hoảng tài chính thế giới của Mỹ, Châu Âu nên đã tạo điều kiện tốt cho tăng trưởng tín dụng bán lẻ.

Cuối năm 2010 dư nợ bán lẻ đã chiếm 29% tổng dư nợ cho vay.

Năm 2011 mặt dù mặt bằng lãi suất đã tăng đáng kể so 2010 nhưng nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế vẫn cao, tín dụng bán lẻ trong năm này đã chiếm tỷ trọng 30% tổng dư nợ.

Năm 2012, mặt bằng lãi suất cho vay tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao, khách hàng cá nhân đã bắt đầu thu xếp được nguồn trả nợ để giảm phần lãi suất vay rất cao trong năm trước, đồng thời nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh thông qua việc chi nhánh áp dụng cho vay thấu chi đối với khách hàng trả lương qua BIDV đã làm tăng tín dụng bán lẻ 19% so 2011.

Tiếp tục kết quả năm 2012, năm 2013 chi nhánh đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, mua nhà, đã đẩy mạnh cho vay bán lẻ . Năm này năm có mức tăng trưởng tín dụng bán lẻ tốt nhất (+21%).

Đến năm 2014 tuy có giảm sút về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng tín dụng bán lẻ vẫn duy trì ở mức 25%, cao hơn so với mức trung b́ình của hệ thống (17%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bến tre (Trang 43 - 45)