Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nắm giữ tiền, rủi ro và tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần kỳ vọng của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 63)

Hausman test F-test Breusch and Pagan

Lagrangian multiplier test

Chi2(8) = 275.33 F(302, 1204) = 7.59 Chi2(1) = 840.37

Prob > Chi2 = 0.0000 Prob > F = 0.0000 Prob > Chi2 = 0.0000

Chọn FE Chọn FE Chọn RE

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Kết quả kiểm định lựa chọn cho thấy rằng phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định (FE) là thích hợp để giải thích cho mối tương quan giữa chính sách nắm giữ tiền và TSSL vốn cổ phần kỳ vọng.

Tóm lại, kết quả hồi quy cho thấy tồn tại mối tương quan giữa chính sách nắm giữ tiền và TSSL vốn cổ phần kỳ vọng và các yếu tố khác. Mối quan hệ này có thể được giải thích bởi phương trình hồi quy sau:

∆CH = 0,1062*Re + 0,1304*∆CHt-1 + 0,1992*CF - 0,0219*BM + 0,0532*Size + 0,1691*NetEquity + 0,2837*NetInv

TSSL vốn cổ phần kỳ vọng tương quan dương và có ý nghĩa ở mức 10% đối với sự thay đổi trong tỷ trọng tiền trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tương tự như kết luận của Palazzo (2012), điều này cho thấy rằng, TSSL vốn cổ phần kỳ vọng của các chứng khoán tăng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang đánh giá doanh nghiệp nhiều rủi ro hơn, mối tương quan giữa rủi ro hệ thống và dòng tiền của doanh nghiệp càng cao, ảnh hưởng đến chính sách tiết kiệm của doanh nghiệp, các cơng ty có xu hướng nắm giữ tiền nhiều hơn cho mục đích phòng ngừa.

51

Thay đổi trong tỷ trọng tiền nắm giữ của năm trước có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và tương quan dương với thay đổi trong tỷ trọng tiền nắm giữ của năm nay. Điều này trái với các lập luận của Almeida, Campello và Weisbach (2004) và Palazzo (2012) về tác động của biến trễ đối với biến phụ thuộc khi biến trễ được đưa vào mơ hình nhằm kiểm sốt sự thay đổi đột ngột của biến phụ thuộc. Tuy nhiên, mối tương quan dương cho thấy rằng tiền nắm giữ thay đổi càng nhiều trong kỳ trước sẽ làm gia tăng tiền nắm giữ của kỳ này. Kỳ vọng về khả năng sinh lợi và đánh giá rủi ro của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp có thể dài hạn, việc tích lũy tiền tăng dần qua các năm thể hiện chiến lược dài hạn hơn trong chính sách quản trị tiền mặt. Mối tương quan dương này cũng có thể được giải thích bởi chính sách và thói quen quản trị của nhà điều hành. Tỷ số giữa dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng tài sản (CF) có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và tương quan dương với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Điều này phù hợp với lập luận của Palazzo (2012) về việc kết quả hoạt động kinh doanh càng tốt thì lượng tiền nắm giữ càng cao vì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn tài trợ nội bộ để đầu tư cho các dự án trong tương lai, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn thu chủ yếu và ổn định nhất đối với toàn bộ các doanh nghiệp, do đó, sự tăng giảm của chỉ tiêu này là có ảnh hưởng quyết định đến khả năng nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn thì tiền tích lũy càng lớn.

Biến giá trị sổ sách trên giá thị trường có ý nghĩa thống kê và tương quan âm với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Palazzo (2012), giá trị sổ sách của công ty không bao hàm các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, vì vậy tỷ số BM càng nhỏ thể hiện cơ hội tăng trưởng trong tương lai của chứng khốn càng lớn, do đó chỉ tiêu này được xem như là một nhân tố quan trọng trong việc xác định chính sách nắm giữ tiền của các công ty. Kết quả hồi quy cho thấy rằng giá trị sổ sách trên giá thị trường càng nhỏ thì doanh nghiệp nắm giữ tiền càng nhiều, nghĩa là

52

khi doanh nghiệp được đánh giá về khả năng tăng trưởng trong tương lai càng lớn, doanh nghiệp càng có xu hướng nắm giữ tiền ở hiện tại để đầu tư cho các cơ hội trong tương lai và phòng ngừa sự biến động dòng tiền.

Quy mơ cơng ty có ý nghĩa thống kê và tương quan dương với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với lập luận của Palazzo (2012) về tác động của quy mô công ty đối với việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Công ty với quy mơ càng lớn thì nhu cầu đầu tư và kinh doanh là càng lớn, rủi ro về dòng tiền cũng lớn hơn các cơng ty có quy mơ nhỏ, do đó cần phải nắm giữ tiền để đáp ứng các nhu cầu đầu tư trong tương lai và phòng ngừa rủi ro.

Vốn cổ phần ròng phát hành trong năm có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy rằng biến này có giá trị giải thích cho quyết định nắm giữ tiền của các doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với lập luận của Palazzo (2012) về tác động của vốn cổ phần phát hành trong năm và tiền nắm giữ của doanh nghiệp. Sự gia tăng nguồn tài trợ bên ngồi từ việc phát hành vốn cổ phần của cơng ty sẽ đóng góp cho sự gia tăng trong các nguồn thanh khoản của công ty tại thời điểm kết thuc năm t.

Chi tiêu vốn đầu tư có ý nghĩa thống kê và có tương quan dương với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Kết quả này trái với lập luận của Simutin (2010), và Palazzo (2012) rằng các doanh nghiệp chi tiêu vốn đầu tư càng nhiều thì sẽ có tiền nắm giữ càng thấp. Kết quả kiểm định cho thấy rằng sự gia tăng trong hoạt động đầu tư liên quan đến sự gia tăng trong tỷ số tiền trên tổng tài sản.

Chỉ tiêu nợ rịng phát hành trong năm khơng có ý nghĩa thống kê, khơng thể hiện được mối quan hệ với tiền nắm giữ. Kết quả có thể được giải thích bởi lý thuyết trật tự phân hạng, để tài trợ cho các dự án đầu tư, các doanh nghiệp trước hết ưu tiên sử dụng nguồn lực sẵn có từ lợi nhuận giữ lại trước khi tiến hành đi vay vì phải chịu chi phí lãi vay và áp lực trả nợ gốc. Vì vậy, dịng vốn vay sẽ được các doanh nghiệp sử dụng hồn tồn vào dự án hơn là tích lũy dưới dạng tiền mặt.

53

Tóm lại, kết quả hồi quy toàn bộ mẫu dữ liệu cho kết quả khá tương thích với dự

báo của mơ hình, ngoại trừ biến NetDebt khơng có mối tương quan với sự thay đổi trong tỷ trọng tiền nắm giữ, biến ∆CHt-1 và biến NetInvt cho kết quả trái với dự đoán ban đầu, các biến còn lại đều cho kết quả phù hợp với các dự báo của mơ hình và có ý nghĩa thống kê. Mơ hình hồi quy theo phương pháp hiệu ứng cố định (Fixed effect) là mơ hình phù hợp để giải thích cho mối tương quan dương giữa tiền nắm giữ và TSSL vốn cổ phần kỳ vọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nắm giữ tiền, rủi ro và tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần kỳ vọng của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)