Các hình thức tài trợ xuất khẩu chủ yếu tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 26)

1.3.1 Tài trợ trước xuất khẩu

Tài trợ trước xuất khẩu (tín dụng trọn gói) là hình thức tài trợ cho khách hàng mua các nguyên liệu thô để sản xuất hàng hóa. Tài trợ trước xuất khẩu chỉ dành cho các khách hàng có mức tín nhiệm cao và hoạt động xuất khẩu của khách hàng được theo dõi thường xuyên.

Ngân hàng tài trợ bổ sung vốn lưu động phục vụ cho việc thanh tốn các chi phí thu mua ngun liệu, chi phí sản xuất, gia cơng hàng hóa,… theo các đơn hàng, L/C, hợp đồng ngoại thương đã ký kết.

Hình thức tài trợ này được tiến hành trước khi giao hàng theo các hợp đồng xuất khẩu với các phương thức thanh toán đa dạng như: thanh toán đổi lấy chứng từ (D/P), chấp nhận thanh toán thanh toán đổi lấy chứng từ (D/A), chuyển tiền T/T, tín dụng chứng từ (L/C).

Tùy theo uy tín khách hàng, nhu cầu vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh mà ngân hàng sẽ cấp giới hạn tín dụng, xác định phương thức tài trợ và thời hạn phù hợp.

1.3.2 Chiết khấu/ mua bán hối phiếu xuất khẩu

Các nước tham gia ký kết công ước Geneva năm 1930 đã đi đến sự thỏa thuận dùng định nghĩa hối phiếu của Luật hối phiếu 1882 của Anh làm dẫn chiếu.

“Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh địi tiền vơ điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi đến một thời hạn nhất định hoặc một thời hạn có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu” ( Luật hối phiếu 1882 của Anh, 1882).

Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tài trợ cho nhà nhập khẩu thông qua phương thức bán hàng trả chậm, nhà nhập khẩu sẽ nhận lại một hối phiếu trả chậm. Khi phát sinh nhu cầu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu có thể ứng vốn tại ngân hàng thơng qua nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu.

“Chiết khấu hối phiếu là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, ngân hàng mua lại hối phiếu trước khi đến hạn thanh tốn. Khoản tín dụng này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhận được tiền sớm hơn, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh” (Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại, 2012, trang 197).

Ngân hành sau khi tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, thẩm định tình hình tài chính nhà nhập khẩu, khách hàng,…nếu đồng ý chiết khấu ngân hàng sẽ thông báo tỷ lệ chiết khấu. Số tiền chiết khấu thường được các ngân hàng xác định như sau:

Số tiền chiết khấu = Tỷ lệ chiết khấu x Giá trị bộ chứng từ

(Giáo trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại, 2012, trang 203).

Khi nhận được tiền thanh tốn từ ngân hàng nước ngồi/nhà nhập khẩu, ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ gốc, lãi vay, các loại phí nếu có. Số tiền cịn lại sẽ được báo có cho khách hàng.

Số tiền lãi cho vay = Số tiền x Thời hạn x Lãi suất chiết khấu chiết khấu chiết khấu chiết khấu

(Giáo trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại, 2012, trang 203).

khấu cho đến ngày đáo hạn của hối phiếu.

Số tiền = Số tiền ghi trên – Số tiền – Lãi – Phí còn lại hối phiếu chiết khấu chiết khấu

(Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại, 2012, trang 203).

Lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào: tình hình tài chính của nhà nhập khẩu, uy tín trong việc thanh tốn, tình trạng bộ chứng từ, giá trị hối phiếu, tình hình thị trường hàng hóa xuất khẩu,…. Sau khi phân tích, tổng hợp các yếu tố trên, ngân hàng sẽ đưa ra một mức lãi suất chiết khấu thích hợp.

Có 2 phương thức chiết khấu:

Chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi: là việc ngân hàng chiết khấu sau khi thanh tốn tiền cho nhà xuất khẩu có quyền truy địi lại tồn bộ số tiền chiết khấu, lãi, phí (nếu có) trong trường hợp đến hết thời hạn chiết khấu mà ngân hàng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán cho bộ chứng từ xuất khẩu.

Chiết khấu miễn truy đòi: là việc ngân hàng mua đứt bộ chứng từ, ngân hàng chiết khấu chịu hoàn toàn các rủi ro. Trong trường hợp đến hết thời hạn chiết khấu mà vẫn chưa nhận được tiền thanh toán cho bộ chứng từ xuất khẩu, ngân hàng khơng được truy địi lại tiền của khách hàng xuất khẩu.

1.3.3 Bao thanh toán (Factoring)

“Bao thanh toán là một dạng tài trợ bằng việc mua các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ (tổ chức mua nợ) và bên cung ứng (tổ chức bán nợ”.(Công ước về bao thanh toán quốc tế UNIDROIT (Unidroit convention on International Factoring Ottawa) chương I điều 1, khoản 2, 28/05/1988).

“Bao thanh tốn là một hợp đồng, theo đó người bán có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho một đơn vị bao thanh toán để nhận được ít nhất một trong các dịch vụ sau:

Tài trợ thương mại.

Theo dõi, quản lý sổ sách các khoản phải thu Thu hộ các khoản phải thu

Bảo đảm rủi ro nợ xấu cho người bán”.

(Quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế GRIF (General Rules for International factoring) chương 1, điều 1, Tháng 11 năm 2007).

Nghiệp vụ Bao thanh toán cung cấp rất nhiều tiện ích cho doanh nghiệp xuất khẩu: cho phép nhà nhập khẩu được mua hàng thanh toán trả chậm trong khi đó vẫn được ngân hàng ứng trước vốn không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Ngày nay, với môi trường cạnh tranh khốc liệt trong hoạt động xuất khẩu nên phương thức bán hàng trả chậm ngày càng trở nên phổ biến. Dịch vụ bao thanh toán đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế tiềm lực về vốn giải quyết được vấn đề này. Thêm vào đó, thơng qua dịch vụ bao thanh toán, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tiếp cận được danh sách các nhà nhập khẩu uy tín thơng qua mạng lưới đại lý bao thanh toán của ngân hàng tài trợ. Trong tương lai khơng xa, bao thanh tốn với các ưu điểm nổi trội so với các hình thức tài trợ xuất khẩu thông dụng khác sẽ là một sản phẩm chiến lược tại các ngân hàng thương mại.

1.3.4 Bảo lãnh ngân hàng

“Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng thương mại cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng thương mại sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng thương mại theo thỏa thuận” (Giáo trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại, 2012, trang 157).

Thực chất bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng tuy nhiên khác với các hình thức tín dụng thơng thường như: cho vay, chiết khấu,…thay vì ngân hàng phải cung ứng vốn cho các doanh nghiệp thì đối với hình thức bảo lãnh, ngân hàng sử dụng uy tín và tiềm lực tài chính của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai. Như vậy, thông qua việc sử dụng các dịch vụ bảo lãnh đa dạng của ngân hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo các nghĩa vụ về nộp thuế, chất lượng hàng hóa, nghĩa vụ thanh tốn,…mà khơng phải xuất vốn.

1.4 Kinh nghiệm tài trợ xuất khẩu tại các Ngân hàng thương mại

Để thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các khách hàng doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, ngồi việc phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế thì việc tìm hiểu và nắm bắt tình hình hoạt động tài trợ xuất khẩu của các đối thủ là vô cùng cấp thiết. Thông qua các thông tin thu thập được, ta có thể đánh giá đúng vị thế của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các giải pháp và chiến lược phát triển phù hợp.

1.4.1 Kinh nghiệm của các ngân hàng

1.4.1.1 Ngân hàng nước ngồi

• Ngân hàng Mizuho

Ngân hàng Mizuho là một trong 3 tập đồn tài chính lớn nhất tại Nhật Bản và là một trong 20 tập tồn tài chính hàng đầu thế giới, cung cấp các giải pháp tài chính và chiến lược phục vụ các nhu cầu đa dạng và phức tạp của các khách hàng là các công ty đa quốc gia, các định chế tài chính lớn đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Tại Việt Nam, ngân hàng Mizuho được thành lập năm 2002 với mục đích chính để phục vụ các doanh nghiệp FDI Nhật Bản.

Ngân hàng Mizuho với lợi thế về nguồn vốn dồi dào, giá rẻ, cùng với danh mục các sản phẩm tài trợ xuất khẩu đa dạng như: Tài trợ theo chuỗi cung ứng (SCF), Bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, tài trợ trước xuất khẩu, các sản phẩm phái sinh hàng hoá....và sự am hiểu của ngân hàng trong hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI là những nhân tố góp phần làm nên sự thành công trong việc mở rộng hoạt động tín dụng xuất khẩu đối với phân khúc khách hàng này.

• Ngân hàng Shinhan

Ngân hàng Shinhan là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Hàn Quốc. Ngân hàng này thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam năm 1993. Năm 2008, Ngân hàng Shinhan Việt Nam được chứng nhận là 1 trong 5 ngân hàng 100% vốn

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hiện nay, ngân hàng này đã có 9 chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh.

Ngân hàng này đã triển khai thành công nhiều sản phẩm tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI đặc biệt là sản phẩm UPAS L/C đối với các doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ. Hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng này có nhiều nét tương đồng với ngân hàng Mizuho, thêm vào đó các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc có tinh thần dân tộc rất cao, đa phần chỉ giao dịch với ngân hàng này.

1.4.1.2 Ngân hàng Việt Nam

• Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà Nước lớn nhất Việt Nam, có hệ thống mạng lưới chi nhánh, ngân hàng đại lý rộng khắp.

Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ tích cực của đối tác chiến lược Mizuho, hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Trong năm 2013, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ký kết thoả thuận hợp tác với 50 ngân hàng Nhật Bản. Theo đó, các ngân hàng này sẽ phát hành L/C cho các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam làm tiền đề để Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện các hoạt động tài trợ xuất khẩu, cung cấp dịch vụ thanh tốn,....

Ngồi ra, ngân hàng này cũng đã tiến hành phân loại khách hàng FDI thành 3 nhóm: Nhóm 1 - các Chi nhánh khu vực TP.HCM và Miền Trung; Nhóm 2 - Khu vực Đơng Nam Bộ (trừ TP.HCM) và Tây Nam Bộ; Nhóm 3 - Khu vực Bắc Bộ để nghiên cứu triển khai các sản phẩm dịch vụ tài trợ xuất khẩu chun biệt có tính cạnh tranh cao nhằm mở rộng thị phần hoạt động của ngân hàng.

• Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

HDBank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước, được thành lập từ ngày 04/01/1990. Đến cuối năm 2013, HDBank có gần 200 điểm giao

dịch trên tồn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Thời gian qua, HDBank đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đối với các doanh nghiệp FDI đáng chú ý là: Ngân hàng đã hợp tác với Ngân hàng Hyakugo cho ra đời sản phẩm Dịch vụ Bàn Nhật (Japan Desk) nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và tư vấn hỗ trợ chuyên biệt cho các khách hàng doanh nghiệp FDI Nhật Bản.

Ngồi ra, HDBank cịn đưa ra các chương trình tài trợ theo chuỗi cung ứng và phân phối được thiết kế cho các doanh nghiệp FDI đi kèm với giải pháp quản lý tiền mặt và thu/chi hộ. Áp dụng mức phí cạnh tranh cao khi các doanh nghiệp FDI mở tài khoản và giao dịch tại ngân hàng.

1.4.2 Kinh nghiệm thất bại

Bên cạnh những điểm sáng trong hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI thì các ngân hàng Việt Nam cũng đã phải nhận một số thất bại từ hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI:

Cụ thể, năm 2005, tại Hải Dương, doanh nghiệp Kenmark (Đài Loan) đầu tư 500 triệu USD vào khu cơng nghiệp Việt Hịa. Kenmark đã được nhiều ngân hàng như BIDV chi nhánh Thành Đô, Habubank chi nhánh Bắc Ninh, SHB chi nhánh Quảng Ninh,... tham gia cấp tín dụng lên đến 50 triệu USD. Năm 2010, do xảy ra tranh chấp trong khi thực hiện dự án, chủ đầu tư bỏ trốn về nước, khoản vay của Kenmark trở thành nợ xấu tại các ngân hàng.

1.5 Bài học Kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Từ kinh nghiệm rút ra được trong hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng Nước ngoài và Việt Nam, để hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các khách hàng doanh nghiệp FDI hiệu quả hơn ngân hàng cần phải:

Tăng cường chất lượng huy động vốn nhằm đảm bảo mức lãi suất hấp dẫn và ổn định nhất trong hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI.

Đa dạng hoá danh mục các sản phẩm tài trợ xuất khẩu. Nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới như: Tài trợ theo chuỗi cung ứng, Bao thanh toán, UPAS L/C, các sản phẩm phái sinh hàng hoá....

Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...làm tiền đề để ngân hàng thực hiện các hoạt động tài trợ xuất khẩu, cấp tín dụng dưới sự bảo lãnh của các ngân hàng nước ngoài.

Tiến hành sàng lọc và phân loại khách hàng FDI theo các tiêu chí riêng của ngân hàng để xây dựng cơ chế và chính sách đối ngoại phù hợp.

Triển khai nhiều địa điểm giao dịch chuyên biệt đối với các doanh nghiệp FDI nhằm tư vấn hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp này.

Thực hiện tốt cơng tác thẩm định và cấp tín dụng, quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tránh tình trạng các doanh nghiệp này bỏ trốn mà ngân hàng không hề hay biết.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu những khái niệm cơ bản về vốn FDI, doanh nghiệp FDI vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp này.

Ngoài ra, Chương 1 cũng đã nêu ra khái niệm, vai trò của hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại, các phương thức tài trợ xuất khẩu chủ yếu đồng thời nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng thương mại làm cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013.

Chương 1 cũng trình bày một số kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp FDI từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU ĐỐI

VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam năm

2010-2013

2.1.1 Giới thiệu sơ lược

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập theo Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 8/7/1988. Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò đầu tàu của ngành Ngân hàng Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Trụ sở chính, 01 Sở giao dịch, 04 đơn vị sự nghiệp, 02 văn phịng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 01 văn phòng đại diện tại Myanmar, 148 Chi nhánh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)