Giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 71)

3.2 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng

3.2.3 Giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực

3.2.3.1 Chuẩn bị quy trình, cơng nghệ, nguồn nhân lực

Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và yêu cầu ngày càng cao từ các khách hàng đòi hỏi ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phải liên tục tiếp cận, học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại giúp ngân hàng có những hướng đi đúng và đưa ra các quyết định kịp thời. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, ngân hàng phải hoàn thiện bộ máy hoạt động thông qua việc hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, thuê các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để xây dựng những chiến lược phát triển về cơng nghệ, nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

3.2.3.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ tiếp thị và bán hàng chuyên biệt đối với doanh

nghiệp FDI

Vấn đề nhân sự và chính sách nhân sự là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ tiếp thị và bán hàng có trình độ chun mơn cao để nắm bắt kịp thời các nhu cầu của các doanh nghiệp FDI là chìa khóa thành cơng của ngân hàng trong tương lai.

Hiện nay, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực là đầu mối chủ chốt trong công tác đào tạo cán bộ cho cả hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, mỗi năm Trung tâm đã tổ chức nhiều khóa đào tạo từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về nghiệp vụ, kỹ năng tiếp thị và bán hàng,...

Trong giai đoạn sắp tới, để nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực cần tăng cường mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng trau dồi kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ để tăng hiệu quả trong công tác tiếp cận với các khách hàng doanh nghiệp FDI.

3.2.4 Giải pháp cải tiến quy trình

3.2.4.1 Nâng cao chất lượng thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, chất

lượng tín dụng đối với hoạt động tài trợ xuất khẩu

Cơng tác thẩm định đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định cấp tín dụng và góp phần giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Nếu thực hiện tốt cơng tác thẩm định, ngân hàng có thể sàng lọc và phân loại được khách hàng ngay từ giai đoạn đầu của q trình cấp tín dụng, tránh việc tài trợ cho các phương án không khả thi, kém hiệu quả. Thông qua hoạt động thẩm định và thu thập thông tin thực tế, ngân hàng sẽ dùng các số liệu này, tổng hợp, xử lý, phân tích trên cơ sở các kịch bản giả định từ đó đưa ra các quyết định quan trọng. Trong công tác thẩm định, ngân hàng phải chú trọng xem xét các yếu tố như:

Về năng lực pháp lý của khách hàng: thể hiện ở các quyết định thành lập doanh nghiệp, năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp, …có đáp ứng đầy đủ theo các quy định Pháp luật hiện hành và quy định nội bộ của ngân hàng.

Về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng: phải kể đến các yếu tố về ngành nghề kinh doanh, thị trường và thị phần của doanh nghiệp xuất khẩu, …Nếu hoạt động kinh doanh và môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi thì ngân hàng sẽ xem xét cấp tín dụng.

Các điều kiện về thị trường xuất khẩu: là thị trường truyền thống, có uy tín của khách hàng, khơng nằm trong danh sách cấm vận, khu vực có chiến tranh hoặc bất ổn chính trị.

Điều kiện về hàng hóa xuất khẩu: phù hợp ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của khách hàng, không thuộc danh mục cấm/hạn chế xuất khẩu hoặc không thuộc danh mục cấm/hạn chế nhập khẩu của quốc gia

người nhập khẩu, đạt tiêu chuẩn nhập vào của quốc gia bên nhập khẩu(nếu quốc gia nhà nhập khẩu có cơng bố các tiêu chuẩn nhập khẩu hàng).

Các điều kiện về người chuyên chở hàng hóa, điều khoản thanh toán theo hợp đồng, L/C, Tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu đã được Bộ phận giám sát hàng hóa cơ quan hải quan xác nhận đã qua khu vực giám sát,…

Khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thương: nguồn nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra, tiến độ thực hiện, kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu, hàng hóa có được giao đúng số lượng, chủng loại, quy cách,… đáp ứng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn và giảm thiểu các tranh chấp.

Uy tín của nhà nhập khẩu: nhà nhập khẩu có quan hệ với các doanh nghiệp nào qua hệ thống ngân hàng, số lần giao dịch, uy tín trong thanh tốn, thiện chí khi xảy ra tranh chấp,…

Tài sản bảo đảm: ngoài tài sản bảo đảm là chính bộ chứng từ xuất trình tại ngân hàng, khách hàng cần phải có các tài sản khác có tính thanh khoản cao, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

Ngồi việc xem xét các yếu tố kể trên, ngân hàng và cán bộ trực tiếp quản lý khách hàng phải hiểu rõ khách hàng của mình, xây dựng phương án tài trợ phù hợp với khả năng và nhu cầu của khách hàng, tăng cường các biện pháp giám sát việc sử dụng vốn, theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng đảm bảo khách hàng thanh toán đúng hạn, hạn chế thấp nhất khả năng phát sinh nợ xấu tại ngân hàng.

3.2.4.2 Xây dựng quy trình, cơ chế đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp FDI

Các quy trình tín dụng hiện nay đang áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, việc áp dụng như vậy sẽ gây ra sự thiếu đồng bộ và nhất quán. Do vậy, để việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp FDI thuận tiện hơn thì trong thời gian sắp tới, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần khẩn trương nghiên cứu và xây dựng cơ chế, quy trình tín dụng riêng biệt cho loại hình doanh nghiệp này.

3.2.4.3 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu tiến tới chiết khấu miễn truy đòi

Trong nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi ngân hàng chiết khấu mua đứt bộ chứng từ theo giá trị và các điều kiện thỏa thuận với doanh nghiệp. Trong trường hợp khơng nhận được tiền thanh tốn từ ngân hàng nước ngồi, ngân hàng sẽ khơng truy địi tiền từ người hưởng lợi. Đây là một phương thức chiết khấu khá rủi ro đối với ngân hàng nhưng lợi nhuận đem lại rất lớn. Các doanh nghiệp FDI hiện nay đều đặt vấn đề chiết khấu miễn truy đòi, như vậy để thực hiện phương thức chiết khấu này một cách hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải:

Xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ chiết khấu, cấp tín dụng(điều kiện về chấm điểm xếp hạng khách hàng, xếp hạng của ngân hàng phát hành L/C, điều kiện về Bộ chứng từ đã có thơng báo chấp nhận thanh tốn của ngân hàng phát hàng, L/C phải thông báo qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,…)

Phân loại và sàng lọc các nhóm khách hàng nào được phép áp dụng phương thức tín dụng này(ưu tiên áp dụng đối với các doanh nghiệp FDI có doanh số xuất khẩu cao, ổn định, mua bán với các khách hàng uy tín trong hệ thống ngân hàng).

Xem xét các mặt hàng, ngành hàng tài trợ (ngân hàng xem xét chiết khấu miễn truy đòi với một số mặt hàng có doanh số xuất khẩu cao như: dệt may, hàng nông sản, gạo, café,…)

Thiết kế mẫu biểu, hợp đổng, giấy đề nghị. Thiết lập phương pháp tính lãi suất, phí.

Ngồi ra, ngân hàng và khách hàng phải cùng nhau phối hợp nhịp nhàng trong khâu lập chứng từ để đảm bảo bộ xuất trình hợp lệ theo các điều kiện, điều khoản của L/C, hợp đồng ngoại thương.

3.2.4.4 Sử dụng dịch vụ đòi tiền hộ của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đại lý

Việc mở rộng mạng lưới hệ thống ngân hàng đại lý có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Ngân hàng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện đại của hệ thống ngân hàng đại lý phục vụ cho việc chuyển tiền, nhận tiền thanh toán, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Trong thời gian

tới ngân hàng cần tăng cường hợp tác và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng đại lý để thúc đẩy phát sự phát triển của hoạt động thanh toán, nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo phục vụ tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng.

3.2.4.5 Kiểm sốt và hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu

Ngân hàng chiết khấu chịu trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau khi chiết khấu bộ chứng từ đảm bảo việc chiết khấu cho lơ hàng có thực và tiền thanh toán cho bộ chứng từ xuất khẩu là tiền có thực chuyển từ nước ngồi. Cơng tác kiểm tra thể hiện dưới các hình thức sau:

Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, trên cơ sở quy mô, sản lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong kỳ để xác định/điều chỉnh giới hạn chiết khấu phù hợp với nhu cầu thực và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Thường xuyên thẩm định, đánh giá năng lực tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng đảm bảo khách hàng có khả năng hồn trả đầy đủ gốc, lãi, phí chiết khấu cho ngân hàng chiết khấu trong trường hợp bộ chứng từ khơng được thanh tốn. Định kỳ, ngân hàng tiến hành phân tích, đánh giá tình hình cơng nợ của khách hàng và dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, dừng cấp tín dụng (bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu) khi có các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng.

Theo dõi sát sao tình hình thanh tốn bộ chứng từ xuất khẩu theo từng khách hàng và từng đối tác nhập khẩu của khách hàng. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của bộ chứng từ như chậm thanh tốn hoặc kết quả theo dõi hành trình tàu cho thấy hàng hóa đã đến cảng nhưng bên mua khơng lấy hàng, thanh tốn, ngân hàng xem xét việc dừng chiết khấu với đối tác nhập khẩu đó của khách hàng.

3.2.4.6 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro

Việc thành lập một bộ máy quản trị rủi ro chuyên biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc cảnh báo sớm rủi ro và nâng cao năng lực điều hành của ngân hàng, thực

hiện các nhiệm vụ quản lý các rủi ro trọng yếu của ngân hàng như quản lý rủi ro tín dụng, thị trường, lãi suất, thanh khoản, hoạt động… theo thông lệ quốc tế.

Trong thời gian tới, Khối quản lý rủi ro cần tăng cường thể hiện vai trị của mình trong việc thiết lập cơ chế, chính sách, phương pháp luận về quản lý rủi ro đảm bảo nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát rủi ro một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, Khối quản lý rủi ro cùng các bộ phận kiểm tra kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi, tuân thủ các cơ chế, quy trình, quy định của ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel 2 và theo các thông lệ quốc tế; Thực hiện công tác dự đoán và cảnh báo sớm các biến động nền kinh tế, phân tích định hướng các ngành hàng từ đó chỉ đạo bộ phận tín dụng tăng cường quản lý và xúc tiến các biện pháp đảm bảo an tồn cho hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo tính tn thủ trong q trình cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tập trung và tối ưu hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

3.2.5 Giải pháp nghiên cứu, phát triển và cải tiến sản phẩm

3.2.5.1 Xây dựng các chính sách tài trợ xuất khẩu riêng biệt đối với từng ngành

hàng, nhóm khách hàng

Xây dựng giải pháp tài chính chuyên biệt cho các doanh nghiệp FDI Ngành nông sản (Gạo, Café): xây dựng giải pháp tài trợ thông qua việc cầm cố kho hàng của khách hàng do bên thứ ba quản lý(Vinacontrol).

1. Điều kiện tài trợ: Bên xuất khẩu, ngân hàng và công ty quản lý hàng độc lập (Vinacontrol) ký thỏa thuận quản lý hàng thế chấp (CMA- Collateral Management Agreement). Tất cả hàng hóa trong kho được thế chấp cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Công ty quản lý hàng độc lập giám sát việc chuyển hàng từ xe tải vào kho, quản lý hàng hóa trong kho, phát hành biên nhận nhập kho và chứng nhận chất lượng theo yêu cầu của ngân hàng phù hợp với thỏa thuận quản lý hàng thế chấp. Công ty quản lý hàng độc lập chỉ giải phóng hàng hóa ra khỏi kho khi nhận được văn bản cho phép của ngân hàng.

2. Công ty quản lý hàng độc lập mua bảo hiểm tại công ty bảo hiểm uy tín như AIG, COFACE,..): Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là người thụ

hưởng bảo hiểm mọi rủi ro đối với hàng hóa trong kho (Bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm thiên tai ,….).

3. Bên xuất khẩu mua bảo hiểm rủi ro biến động giá, người thụ hưởng là ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Bên xuất khẩu phải duy trì tài khoản ký quỹ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại mọi thời điểm một khoản tiền không nhỏ hơn 3-5% dư nợ hiện tại. Tài khoản thu tiền hàng phải mở tại ngân hàng và nguồn tiền hàng thu được dùng để thế chấp đảm bảo thanh toán cho các món vay chưa thanh tốn. Hàng tuần, ngân hàng thực hiện tính tốn tỷ lệ thế chấp theo giá thị trường (London International Financial Futures Exchange ‘LIFFE’ hoặc Chicago Exchange) trong trường hợp giá trị hàng thế chấp bị sụt giảm ngân hàng yêu cầu bên xuất khẩu bổ sung thêm tiền ký quỹ hoặc bổ sung thêm hàng hóa hoặc trả nợ.

4. Chứng từ đòi tiền phải được xuất trình tại ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam và phải đảm bảo tiền hàng phải được ghi có vào tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng tránh trường hợp nguồn tiền thanh toán đi qua ngân hàng khác, không quản lý được nguồn thu của khách hàng.

Như vậy, thông qua việc cầm cố kho hàng của khách hàng do bên thứ ba quản lý, ngân hàng tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí trong việc quản lý kho hàng, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hóa,…Trong tương lai, nếu sản phẩm này được triển khai tốt đối với các doanh nghiệp FDI sẽ giúp tăng lợi nhuận và thị phần của ngân hàng trong hoạt động cho vay mà tài sản đảm bảo là kho hàng.

Ngành dệt may

Các sản phẩm ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực dệt may:

Cho vay VNĐ tham chiếu lãi suất USD: áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, là khách hàng truyền thống, có uy tín của ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam có nhu cầu vay vốn lưu động để thanh tốn hàng nhập khẩu nhưng khơng được vay USD theo quy định, chấp nhận rủi ro tỷ giá trong trường hợp tỷ giá VNĐ/USD tăng tại thời điểm trả nợ.

Cho vay các doanh nghiệp vệ tinh: căn cứ vào Hợp đồng liên kết mà các doanh nghiệp vệ tinh đã ký với doanh nghiệp chính, ngân hàng thực hiện tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp này để thực hiện cung ứng hàng hố cho doanh nghiệp chính. Thơng qua sản phẩm tín dụng này, các doanh nghiệp vệ tinh tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn, các doanh nghiệp chính cũng giảm nhẹ được gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp vệ tinh.

Ngồi ra, ngân hàng cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực dệt may tìm kiếm các nguồn vốn giá hợp lý thông qua các chương trình hỗ trợ xuất khẩu của các quốc gia khác nhau trên thế giới và thu xếp các khoản tín dụng cho khách hàng là trung gian thương mại – mua hàng trả chậm, bán hàng trả ngay trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 71)