Phát triển các sản phẩm hàng hóa phái sinh nhằm tăng tính hấp dẫn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 81 - 82)

3.2 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng

3.2.5.4 Phát triển các sản phẩm hàng hóa phái sinh nhằm tăng tính hấp dẫn của

các sản phẩm tài trợ xuất khẩu

Trước rủi ro biến động giá hàng hóa, các doanh nghiệp cần có cơng cụ hiệu quả nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá hàng hóa tới thu nhập và dòng tiền, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý hàng tồn kho, quản trị kinh doanh trong dài hạn đáp ứng các chỉ tiêu và yêu cầu về doanh thu, thu nhập trong ngắn hạn.

Nhóm sản phẩm hàng hóa

Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa:

Khách hàng chủ động xây dựng phương án phòng ngừa rủi ro bằng giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa.

Khách hàng giao dịch trên các Sở giao dịch hàng hóa thế giới qua tài khoản và các cơng cụ giao dịch do ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cung cấp cho khách hàng.

Ngân hàng chỉ kiểm soát các giới hạn giao dịch đối với khách hàng. Giao dịch phái sinh hàng hóa OTC:

Khách hàng chủ động xây dựng phương án phòng ngừa rủi ro bằng giao dịch các hợp đồng phái sinh hàng hóa như: Hợp đồng quyền chọn, hốn đổi hàng hóa.

Khách hàng giao dịch với ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam.

Nhóm sản phẩm ngoại tệ

Ngoài các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ cơ bản, căn cứ theo nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành dệt may như: nhu cầu mua bán, cân đối ngoại tệ, phòng ngừa rủi ro tỷ giá, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đưa ra các sản phẩm như sau:

Giao dịch hối đoái hoán đổi giữa 2 đối tác: ngân hàng đóng vai trị là trung gian kết nối các doanh nghiệp dệt may có nhu cầu mua và bán ngoại tệ để hỗ trợ cân đối ngoại tệ của các doanh nghiệp trong ngành, giảm phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ bên ngoài và tránh rủi ro về tỷ giá.

Giao dịch hối đối hốn đổi: ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam đóng

vai trị là ngân hàng phục vụ đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp dệt may vừa nhập khẩu nguyên liệu vừa xuất khẩu thành phẩm để doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn VNĐ dùng cho sản xuất kinh doanh và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)