Chi ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách tại cơ sở tài chính phú yên (Trang 27 - 30)

1.2. Nội dung chi ngân sách và yêu cầu kiểm soát chi ngân sách

1.2.1.2. Chi ngân sách nhà nƣớc

- Chi ngân sách nhà nƣớc là quá trình nhà nƣớc sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nƣớc. Chi ngân sách nhà nƣớc có quy mơ rộng và mức độ rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực, nhiều địa phƣơng, nhiều cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nƣớc.

- Phân loại chi ngân sách nhà nƣớc: Có nhiều tiêu thức để phân loại:

• Theo chức năng nhiệm vụ: chi ngân sách nhà nƣớc gồm:

* Chi đầu tƣ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội.

* Chi đảm bảo xã hội: giáo dục, y tế, công tác dân số, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, thơng tin truyền thơng,

• Theo đối tượng: chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc chia thành: chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên và chi khác.

• Theo mục đích kinh tế: chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc chia thành: chi tiêu dùng và chi đầu tƣ phát triển.

- Đặc điểm chi ngân sách nhà nƣớc:

• Chi ngân sách nhà nƣớc gắn liền với các hoạt động của bộ máy nhà nƣớc và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nƣớc.

• Các khoản chi ngân sách nhà nƣớc mang tính khơng hồn trả trực tiếp.

• Các khoản chi ngân sách nhà nƣớc thƣờng đƣợc xem xét hiệu quả ở tầm vĩ mơ, nghĩa là đƣợc xem xét một cách tồn diện dựa vào mức độ hoàn thành của khoản chi đó trên các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Nhà nƣớc đề ra trong từng thời kỳ.

• Các khoản chi ngân sách nhà nƣớc có ảnh hƣởng chặt chẽ tới mọi mặt xã hội, nhƣ tiền lƣơng, giá cả, tỷ giá….

- Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc: là quá trình Nhà nƣớc vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng các phƣơng pháp tác động đến hoạt động chi ngân sách nhà nƣớc nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng do Nhà nƣớc đảm nhiệm.

Đối tƣợng của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc đƣợc bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong từng giai đoạn nhất định.

Tác động của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc mang tính tổng hợp, hệ thống, bao gồm nhiều hệ thống khác nhau đƣợc biểu hiện bằng cơ chế quản lý.

Cơ sở của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc là sự vận dụng các quy luật kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn khách quan.

Mục tiêu của việc quản lý chi ngân sách nhà nƣớc là với một lƣợng tiền nhất định phải đem lại hiệu quả tốt nhất về kinh tế và xã hội; đồng thời giải quyết hài hòa về mối quan hệ về lợi ích giữa một bên là Nhà nƣớc và một bên là chủ thể khách quan trong xã hội.

Đặc điểm của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc:

• Chi ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý bằng luật pháp và theo dự tốn. Đây là đặc điểm quan trọng, nhìn nhận và đánh giá đúng đặc điểm này giúp Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng đƣa ra các cơ chế quản lý và điều hành chi ngân sách nhà nƣớc đúng luật, đảm bảo có hiệu quả, cơng khai và minh bạch.

• Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc sử dụng tổng hợp các biện pháp nhƣng biện pháp quan trọng nhất là biện pháp quản lý hành chính. Biện pháp này tác động

đến đối tƣợng theo hai hƣớng: Chủ thể quản lý ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tính chất, mục tiêu, quy mơ, cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập, mối quan hệ trong và ngoài tổ chức…. Chủ thể quản lý đƣa ra các quyết định quản lý bắt buộc cấp dƣới và cơ quan thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Đặc trƣng của phƣơng pháp quản lý hành chính là cƣỡng chế đơn phƣơng của chủ thể quản lý. Đặc điểm này thể hiện rõ nét trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ở Việt Nam. Ngân sách nhà nƣớc Việt Nam là ngân sách thống nhất từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Trung ƣơng thống nhất việc ban hành cơ chế, chính sách về quản lý từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

Hiệu quả, chất lƣợng công tác quản lý chi NSNN khó đo đƣợc bằng các chỉ tiêu định lƣợng. Hiệu quả, chất lƣợng công tác quản lý chi không đồng nghĩa với hiệu quả chi ngân sách. Nếu hiệu quả so sánh kết quả đạt đƣợc với số tiền mà Nhà nƣớc bỏ ra thì hiệu quả cơng tác quản lý chi NSNN đƣợc thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý chi mang lại với chi phí mà Nhà nƣớc đã chi cho công tác quản lý chi NSNN.

Nguyên tắc quản lý chi NSNN: Quản lý chi NSNN phải tuân thủ các nguyên tắc trong chu trình quản lý chi NSNN, từ khâu lập dự toán đến việc chấp hành dự toán chi và quyết toán chi NSNN, cụ thể:

• Đối với khâu lập dự toán chi NSNN: Dự toán chi NSNN phải lập dựa trên chiến lƣợc, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc, hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi hiện hành, từ kết quả phân tích việc chấp hành dự toán chi của các năm trƣớc…, việc xây dựng dự toán chi NSNN phải đảm bảo chi tiết theo mục lục ngân sách hiện hành và phải sát với nhu cầu thực tế của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách.

• Đối với khâu chấp hành dự toán chi NSNN: NSNN phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách theo dự toán đã đƣợc duyệt, mọi khoản chi NSNN đều đƣợc trực tiếp chi qua KBNN cho các cơ quan, đơn vị thụ hƣởng và các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Nhà nƣớc; mọi khoản chi NSNN đều phải đƣợc KBNN kiểm soát trƣớc khi thanh toán và chi

cho các cơ quan, đơn vị; phân định rõ quyền hạn của ngƣời chuẩn chi – thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị và KBNN – kế toán của Nhà nƣớc.

• Đối với khâu quyết toán NSNN: Phản ánh đầy đủ, trung thực và chính xác mọi khoản chi của Nhà nƣớc (chi tiết theo mục lục NSNN) theo quy định của Luật NSNN; đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và thời gian luật định; phải đƣợc kiểm soát trƣớc khi Quốc hội phê chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách tại cơ sở tài chính phú yên (Trang 27 - 30)