Sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách tại cơ sở tài chính phú yên (Trang 30)

1.2. Nội dung chi ngân sách và yêu cầu kiểm soát chi ngân sách

1.2.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát chi NSNN

Do yêu cầu công cuộc đổi mới về cơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng, địi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, khi khả năng của NSNN còn hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng thì việc kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi NSNN thực sự là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nƣớc, của các ngành, các cấp. Thực hiện tốt cơng tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế, xã hội góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; đồng thời cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ phát huy đƣợc vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến cơng tác điều hành và quản lý NSNN.

Do hạn chế từ chính bản thân cơ chế quản lý chi NSNN: cơ chế quản lý chi NSNN mặt dù đã thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, hoàn thiện nhƣng vẫn chỉ quy định đƣợc những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc dẫn đến không thể bao quát hết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN. Mặt khác, cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế xã hội, các nghiệp vụ chi NSNN ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Do vậy, cơ chế kiểm soát chi NSNN

nhiều khi không theo kịp với các biến động của các hoạt động chi NSNN. Từ đó, một số cá nhân, đơn vị tìm cách lợi dụng, khai thác những kẻ hở của cơ chế nhằm tham ô, trục lợi, tƣ túi gây lãnh phí tài sản và cơng quỹ nhà nƣớc. Từ thực tế đó, địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí nhà nƣớc của các cơ quan, đơn vị nhằm ngăn chặn tiêu cực, phát hiện những điểm chƣa phù hợp trong cơ chế quản lý từ đó kiến nghị các ngành các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời để cơ chế quản lý, kiểm sốt chi NSNN ngày càng hồn thiện và chặt chẽ hơn.

Do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: Các đơn vị thƣờng có tƣ tƣởng tìm mọi cách xây dựng dự tốn cao nhất có thể, sử dụng và quyết tốn hết kinh phí dự tốn đƣợc giao. Vì vậy, các cơ quan quản lý phải kiểm tra khâu lập dự toán, sử dụng và quyết tốn kinh phí có đúng mục đích, đối tƣợng, tiêu chuẩn, định mức, chứng từ, hồ sơ thanh tốn có hợp lý, hợp lệ hay khơng… nhằm đảm bảo mọi khoản chi NSNN đều đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Do tính đặc thù của các khoản chi NSNN: Các khoản chi NSNN thƣờng mang tính chất khơng hồn trả trực tiếp vì các đơn vị đƣợc Nhà nƣớc cấp phát kinh phí sẽ khơng hồn trả trực tiếp cho Nhà nƣớc về số kinh phí sử dụng; cái mà họ hồn trả cho Nhà nƣớc chính là cơng việc đƣợc giao. Tuy nhiên, việc dùng chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá kết quả công việc trong một số trƣờng hợp sẽ gặp khó khăn và khơng tồn diện. Do vậy, việc cần thiết là các cơ quan quản lý phải thực hiện kiểm tra kiểm soát các khoản chi NSNN để đảm bảo cho việc chi trả của Nhà nƣớc là phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao.

Do yêu cầu của mở cửa hội nhập: Theo kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) thì việc kiểm tra, kiểm sốt các khoản chi NSNN từ Kho bạc nhà nƣớc đến các đối tƣợng sử dụng NSNN là rất cần thiết, để đảm bảo yêu cầu, kỷ cƣơng quản lý tài chính và sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hiệu quả.

1.2.2.3. Yêu cầu đối với cơng tác kiểm sốt chi NSNN

Cơng tác quản lý chi NSNN là một quy trình phức tạp từ khâu lập dự toán, giao dự toán, thanh toán, hạch toán và quyết tốn kinh phí ngân sách, có liên quan đến tất cả các ngành, địa phƣơng. Do đó, u cầu cơng tác quản lý tài chính và kiểm sốt chi NSNN phải tiến hành một cách chặt chẽ, thận trọng nhƣng khơng nên máy móc gây phiền hà cho các cơ quan sử dụng kinh phí NSNN cấp.

Tổ chức bộ máy theo hƣớng gọn nhẹ, cải cách thủ tục cải cách hành chính. Đồng thời phải phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý tài chính ngân sách, các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách ở tất cả các khâu trong quá trình thực hiện chi NSNN để tránh những trùng lắp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai, minh bạch và kiểm tra, giám sát lẫn nhau của các cơ quan, đơn vị trong quá trình kiểm sốt chi NSNN.

Kiểm soát chi NSNN cần đƣợc thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán ngân sách. Đồng thời phải thống nhất với việc thực hiện với các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác nhƣ chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách ổn định phát triển kinh tế….

1.3. Mối quan hệ giữa hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát chi ngân sách

Hệ thống kiểm soát nội bộ là những phƣơng pháp và chính sách đƣợc thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt đƣợc sự tn thủ các chính sách và quy trình đƣợc thiết lập. Vai trị của hệ thống kiểm soát nội bộ là đảm bảo hợp lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức. Các rủi ro có nguy cơ ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu của tổ chức phải đƣợc nhận dạng, đo lƣờng, đánh giá thƣờng xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp đƣợc thực hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không thể tách rời các hoạt động của tổ chức.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Sở Tài chính là kiểm sốt chi ngân sách nhằm đảm bảo kinh phí và tài sản nhà nƣớc đƣợc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tiết kiệm, phản ảnh trung thực việc sử dụng kinh phí của các đơn vị sử dụng ngân sách. Nếu đơn vị xây dựng đƣợc một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện cho cơng tác kiểm soát chi ngân sách đạt đƣợc hiệu

quả, mục đích. Vì vậy, kiểm sốt chi ngân sách là một trong những mục tiêu mà hệ thống kiểm sốt nội bộ của Sở Tài chính phải thực hiện. Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả thúc đẩy sự hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi ngân sách ở bên trong đơn vị. Kiểm soát chi ngân sách hiệu quả cũng chính là thành cơng của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát chi ngân sách có mối quan hệ tác động qua lại với nhau trong hoạt động của Sở Tài chính. Kiểm sốt chi ngân sách khơng phải chỉ nhiệm vụ của riêng Sở Tài chính, mà là trách nhiệm của nhiều cơ quan quản lý nhƣ HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục thuế, Kho bạc nhà nƣớc tỉnh và các cơ quan sử dụng ngân sách. Do đó, trong khi hệ thống kiểm sốt nội bộ là hoạt động kiểm soát bên trong đơn vị, cịn kiểm sốt chi ngân sách là hoạt động kiểm soát cả bên trong lẫn bên ngoài. Và giới hạn nghiên cứu của luận văn là hoạt động kiểm soát chi ngân sách của Sở Tài chính (kiểm sốt bên trong). Hệ thống kiểm sốt nội bộ là quá trình đƣợc thiết lập bởi Ban Giám đốc và CBCC của Sở để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của Sở để đảm bảo một cách hợp lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu chung của Sở, trong đó có cơng tác kiểm sốt chi ngân sách. Cơng tác kiểm sốt chi ngân sách của Sở Tài chính là q trình Sở thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nƣớc quy định đảm bảo việc chi ngân sách hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm, gắn với kết quả đầu ra. Hệ thống kiểm sốt nội bộ căn cứ vào cơng việc của kiểm soát chi ngân sách sẽ thiết lập các hoạt động kiểm soát nội bộ từ mơi trƣờng kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông và giám sát đối với cơng tác kiểm sốt chi ngân sách. Trong quá trỉnh kiểm soát chi ngân sách sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngồi, đó là sự thay đổi chính sách, chế độ, các quy định quản lý tài chính trong từng thời kỳ, cơng tác kiểm soát chi ngân sách sẽ phải điều chỉnh và thích ứng với những thay đổi đó và hệ thống kiểm sốt nội bộ cũng phải điều chỉnh các phƣơng pháp, chính sách để phù hợp để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, mang lại hiệu quả của cơng tác kiểm sốt chi ngân sách.

Hệ thống kiểm sốt nội bộ nhằm mục đích đạt đƣợc mục tiêu chung của đơn vị, trong khi kiểm soát chi ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sở Tài chính, vì vậy chúng có mối quan hệ tƣơng hỗ, tác động qua lại lẫn nhau, cái này là điều kiện để cái kia đạt kết quả và ngƣợc lại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Ở chƣơng 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về Hệ thống kiểm soát nội bộ theo Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI năm 1992 (cập nhật năm 2001). Trong đó, các yếu tố hợp thành kiểm sốt nội bộ bao gồm: Mơi trƣờng kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng, giám sát. Tác giả cũng trình bày nội dung chi ngân sách và kiểm sốt chi ngân sách; phân tích mối quan hệ giữa kiểm sốt nội bộ với kiểm soát chi ngân sách làm cơ sở lý luận cho việc thực hiện các nội dung ở chƣơng 2,3..

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI NGÂN SÁCH TẠI SỞ TÀI CHÍNH PHÚ YÊN 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT SỞ TÀI CHÍNH PHÚ YÊN

2.1.1. Giới thiệu chung

Sở Tài chính Phú Yên là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Yên đƣợc thành lập theo Quyết định số 103/QĐ-UB ngày 12/7/1989 của UBND tỉnh Phú Yên, có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính; ngân sách nhà nƣớc; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách; tài sản nhà nƣớc; các quỹ tài chính nhà nƣớc; đầu tƣ tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế tốn; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phƣơng theo quy định của pháp luật.

Sở Tài chính Phú Yên chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chun mơn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài chính Phú Yên:

- Trình UBND tỉnh Phú Yên:

Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh về lĩnh vực tài chính.

Dự thảo chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Dự thảo phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của địa phƣơng; định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phƣơng; chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật để trình HĐND tỉnh quyết định theo thẩm quyền.

Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phƣơng; các phƣơng án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao để trình HĐND tỉnh quyết định theo thẩm quyền.

Phƣơng án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng.

- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án, phƣơng án, thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Quản lý ngân sách nhà nƣớc, thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách:

Hƣớng dẫn, kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách nhà nƣớc của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dƣới; lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân bổ ngân sách cấp tỉnh báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.

Hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá thu và mức thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, thuê mặt nƣớc, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc.

Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vƣợt dự tốn, chi sai chính sách, chế độ hoặc khơng chấp hành chế độ báo cáo của nhà nƣớc. Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nƣớc phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu chi ngân sách huyện; thẩm định và thơng báo quyết tốn đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh; phê duyệt quyết toán kinh phí ủy quyền của ngân sách Trung ƣơng do địa phƣơng thực hiện.

Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nƣớc, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phƣơng trình UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính.

Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ cơng khai tài chính ngân sách của nhà nƣớc.

- Quản lý vốn đầu tƣ phát triển: Tham gia về chủ trƣơng đầu tƣ; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm quyền đối với các dự án do tỉnh quản lý. Kiểm tả tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tƣ, tình hình quản lý, sử dụng vốn đàu tƣ, quyết toán vốn đầu tƣ. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ dự án hồn thành. Tổng hợp, phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn đầu tƣ.

- Quản lý tài sản nhà nƣớc tại địa phƣơng: Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh quyết định việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nƣớc. Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND tỉnh xử lý đối với tài sản không xác định đƣợc chủ sở hữu; tài sản vị chơn dấu, chìm đắm đƣợc tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nƣớc; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nƣớc (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc và các tài sản khác đƣợc xác lập quyền sở hữu của nhà nƣớc. Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng.

- Quản lý các quỹ tài chính nhà nƣớc: Chủ trì xây dựng đề án, thẩm định các văn bản thành lập và hoạt động của các quỹ báo cáo UBND tỉnh phê duyệt. Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công UBND tỉnh.

- Quản lý tài chính doanh nghiệp: Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách tại cơ sở tài chính phú yên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)