TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cao su tây ninh (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

2.1.1. Đặc tính ngành nghề kinh doanh

Cơng ty cổ phần cao su Tây Ninh tiền thân là đồn điền cao su từ thời Pháp thuộc, có diện tích vườn cây trải rộng trên hai huyện: Gò Dầu và Dương Minh Chấu với diện tích hơn 7.000 hecta. Cơng ty gồm có 3 nơng trường, 1 xí nghiệp, 1 trung tâm y tế, 1 khu kinh doanh xăng dầu và 7 phòng nghiệp vụ (Phụ lục 4). Từ ngày 28/12/ 2006 công ty chính thức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cổ phần, trong đó số vốn góp nhà nước TĐCNCS Việt Nam đại diện chiếm tỷ lệ 60% vốn điều lệ. Do đó, dù hoạt động dưới hình thức là doanh nghiệp cổ phần nhưng công ty vẫn là một đơn vị thành viên thuộc TĐCNCS Việt Nam, được điều hành như là một công ty nhà nước nên mọi hoạt động kể cả công tác trả lương không được tự hành mà phải dựa vào các hướng dẫn, quy định của TĐCNCS

Việt Nam.

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là trồng mới tái canh, chăm sóc, khai thác, chế biến sản phẩm mủ cao su thiên nhiên thành phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, công ty chú trọng sản xuất loại mủ có chất lượng cao để bán ra thị trường với giá cao hơn, loại bỏ dần việc sản xuất những sản phẩm chất lượng thấp để

nâng cao uy tín, vị thế của cơng ty trong ngành. Tập trung vào nghiên cứu các giống cây mới, cải tiến kỹ thuật canh tác và khai thác mủ cao su. Tính đến tháng 12 năm 2013, công ty đang quản lý tổng diện tích vườn cây khai thác là 5.009,85 ha, vườn cây kiến thiết cơ bản 1.816 ha và trồng mới tái canh năm 2013 là 395,19 ha.

Cây cao su là cây cơng nghiệp dài ngày, khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao nên được quan tâm phát triển trên qui mô diện tích lớn. Do điều kiện canh tác, đất đai khác nhau nên năng suất cao su của Việt Nam có sự khác nhau giữa các vùng, dẫn đến chi phí sản xuất,chế biến ở một số tỉnh cũng khác nhau tương đối lớn,

ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận từ quá trình sản xuất chế biến cao su. Năng suất cạo mủ

của cơng nhân, có ảnh hưởng lớn đến năng suất khai thác mủ cao su, tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ thuật của người công nhân. Nguồn lực lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cộng với việc áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả nên đã tạo ra lợi thế cạnh

tranh của ngành cao su so với các ngành khác.

Thời gian khai thác của cây cao su thường kéo dài khoảng 20 năm. Giai đoạn thiết kế cơ bản của lơ cao su tính từ năm trồng được qui định tuỳ theo mức độ thích hợp của

vùng đất canh tác, trung bình giai đoạn này kéo dài từ 6-8 năm. Giai đoạn này đòi hỏi

nhiều sự đầu tư về vật chất, kỹ thuật, phân bón cũng như là sự chăm sóc. Lơ cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ.

Do đặc điểm sinh lí cây cao su thường thay lá vào khoảng tháng 3 đến tháng 5

hàng năm nên thời gian này không thực hiện khai thác mủ; công nhân trực tiếp sẽ được

trả lương theo quỹ dự phòng năm trước thay vì dựa vào sản lượng khai thác. Ngồi ra, việc chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản và bảo vệ chống cháy ở vườn cây kinh doanh

cũng đem lại khoản thu thay cho lương kinh doanh. Công ty linh hoạt sử dụng công nhân trực tiếp sẵn có thay vì sử dụng lao động thời vụ trong thời gian này nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động.

2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh

Trong những năm gần đây, công ty cổ phần cao su Tây Ninh ln phấn đấu hồn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra trong từng thời kì và đạt được các kết quả đáng mong đợi mặc dù giá bán có sự dao động mạnh trong 3 năm trở lại đây (Phụ lục).

Năm 2011, giá bán tăng đột biến thuận lợi cho mua bán nên hiệu quả kinh doanh rất tốt,

doanh thu kinh doanh cao su 1.335 tỷ đồng và lợi nhuận hơn 568 tỷ đồng. Năm 2012,

tổng doanh thu 1.057 tỷ đồng, lợi nhuận 390 tỷ đồng; tuy giá bán năm 2012 không thuận lợi như năm 2011 nhưng công ty cũng đã cố gắng hoàn thành kết quả sản xuất kinh

Tính đến cuối năm 2013, diện tích cao su khai thác của công ty quản lý 5.011 ha, tổng sản lượng khai thác 10.722 tấn vượt 4,1% so với kế hoạch cả năm, thu mua cao su 2.095 tấn và sản lượng tiêu thụ 10.014 tấn. Trong đó, so với kế hoạch cả năm, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 93,5% và sản lượng tiêu thụ nội địa 96,8% kế hoạch, tương ứng giảm

0,3% so với 2012. Do giá bán giảm mạnh từ hơn 62,628 triệu đồng/tấn năm 2012 về mức 52,909 triệu đồng/tấn năm 2013 đã làm cho doanh thu giảm mạnh, đạt 789,915 tỷ đồng, đạt 102,8% kế hoạch năm và chỉ bằng 74,9% so với 2012. Bên cạnh đó, nhờ hoạt động

thanh lý vườn cây giúp mang về doanh thu hơn 65,3 tỷ đồng và đóng góp thêm 54,1 tỷ đồng lợi nhuận khác cho công ty năm vừa qua, đạt 102,6% kế hoạch và tương đương

74,6% thực hiện năm 2012; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 260,6 tỷ đồng vượt 31,2% so

với kế hoạch và tương đương 66,5% mức thực hiện năm 2012.

Biểu đồ 2.1: Các chỉ tiêu kinh doanh 2011, 2012, 2013 (Nguồn: Phụ lục )

2.1.3. Đặc điểm lao động của công ty

lượng lao động chủ yếu là công nhân khai thác mủ và chăm sóc vườn cây, chiếm tỉ lệ

khoảng 86,03% và lao động quản lý phụ trợ chiếm tỉ lệ khoảng 8,49%.

Biểu đồ 2.2: Lao động bình quân năm 2011, 2012, 2013 (Nguồn: Phụ lục)

Giai đoạn năm 2011-2013, công ty quản lý lao động khá tốt, lực lượng lao động ổn

định, ít biến động lớn đã góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổng số lao động nêu trên chỉ mới tính lao động bình qn kí kết hợp đồng lao động với cơng ty, chưa

tính số lao động phụ mà cơng nhân phải sử dụng thêm để hỗ trợ cho khai thác mủ (tối

thiểu một công nhân sử dụng thêm một lao động phụ) vì lý do đặc điểm ngành cao su nếu cạo không đúng thời gian quy định sẽ không thu hoạch được mức sản lượng tối ưu mà

công việc khai thác lại nặng nhọc nên công nhân khai thác mủ cao su phải dậy sớm cũng như sử dụng thêm lao động phụ trợ để tiến hành công việc kịp thời gian sản xuất trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác trả lương tại công ty CP cao su tây ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)