CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG
3.2.1. Hoàn thiện quy chế trả lương, trả thưởng đối với công nhân khai thác
3.2.1.3. Cải thiện điều kiện làm việc
a. Mục đích giải pháp
Đặc thù nghề khai thác mủ cao su thuộc nghề nặng nhọc độc hại, ảnh hưởng đến
sức khỏe và năng suất lao động của công nhân. Người công nhân phải dậy từ sớm thực hiện cơng việc khai thác mủ bằng thủ cơng vì cây cao su cho mủ dựa trên sự chênh lệch áp suất trong thân cây và mơi trường bên ngồi. Họ phải làm việc trong điều kiện thiếu
ánh sáng, thiếu ô-xy, tiếp xúc trực tiếp với mủ độc hại, môi trường dể gây ra các bệnh
nghề nghiệp khác, điều kiện lao động rất vất vả. Do đó, việc trang bị đầy đủ các phương
tiện vật chất, kỹ thuật hết hợp việc hướng dẫn thao tác an tồn cho cơng nhân là hết sức cần thiết.
Những lao động lớn tuổi (trên 40 tuổi) hầu hết không đủ sức khỏe để đảm nhận
phần cây nhận khoán nên phải sử dụng thêm lao động để chăm sóc, khai thác vườn cây.
Theo quan sát của tác giả, người lao động không thể làm việc cho đến tuổi nghỉ hưu đúng tuổi, do suy giảm khả năng lao động nhanh. Mong muốn của công nhân là được rút ngắn thời gian công tác, nghỉ hưu sớm. Theo quy định của nhà nước để giảm bớt thời gian cơng tác thì nghề khai thác mủ cao su phải được công nhận là nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại. Hiện nay, vẫn chưa có đề án nào được TĐCNCS Việt Nam xây dựng và bảo vệ để nhà
nước công nhận nghề khai thác mủ cao su thuộc nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, đây
cũng là một giải pháp rút ngắn thời gian lao động cho công nhân khai thác trong ngành.
b. Nội dung giải pháp
Tính đến nay, cơng tác bảo hộ lao động được công ty thực hiện tốt theo đúng quy định của TĐCNCS Việt Nam đối với người công nhân khai thác. Tuy nhiên, theo kinh
nghiệm của tác giả vẫn còn một số điểm cần chú ý thêm.
Thứ nhất, trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện làm việc có chất lượng, đảm
bảo các điều kiện kỹ thuật an tồn. Cơng ty cấp đồ bảo hộ lao động theo yêu cầu của
người lao động chứ chưa thật sự chú ý đến công dụng ví dụ như cần thay thế đồ công
nhân mỏng hiện nay bằng quần áo có chất liệu dày hơn để tránh nắng, bức xạ nhiệt vào mùa nắng và giữ ấm vào mùa mưa; trang bị bao tay cho công nhân để tránh tiếp xúc trực tiếp với mủ cao su trong quá trình thu hoạch; trang bị ủng cao cổ thay vì thấp cổ để tránh các loại bọ, rắn, rít, cơn trùng cắn khi cạo ban đêm; trang bị khẩu trang để tránh hít q nhiều hơi ẩm từ mơi trường; trang bị kính và quần áo đặc thù cho cơng nhân phun thuốc vì phải tiếp xúc nhiều với hóa chất.
Thứ hai, máy móc, thiết bị cơ giới phải được kiểm định (nếu trong danh mục),
thường xuyên được bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra đảm bảo an toàn mới được sử dụng. Thứ ba, cơng ty phải có biện pháp đảm bảo an toàn, cứu chữa kịp thời cho người lao động khi làm việc, khi xảy ra tai nạn: thuốc, dụng cụ y tế để sơ cấp cứu tai nạn lao
động, thuốc chữa trị côn trùng cắn…Tổ chức các lớp hướng dẫn sơ cấp cứu tại chổ cho
người lao động nhằm giúp ứng phó nhanh với tai nạn.
Thứ tư, tất cả đối tượng trước khi tham gia vào công việc đều phải được huấn
luyện về an toàn vệ sinh lao động (trước tiên cần tổ chức đào tạo kiến thức, kĩ năng cho
cán bộ chun mơn, quản lý vấn đề an tồn vệ sinh lao động tại đơn vị). Các quy trình,
quy phạm kỹ thuật an toàn cần được xây dựng thành văn bản và phổ biến đến các đơn vị: Hướng dẫn người lao động thực hiện công việc đúng cách như hướng dẫn vác can mủ, đổ mủ vào tang, tư thế cạo để tránh các chấn thương về xương, khớp; hướng dẫn cách phòng tránh cây gãy đổ vào mùa mưa.v.v.
Thứ năm, tiến hành đo đạc môi trường làm việc hàng năm nhằm xác định các
thành phần vượt chuẩn quy định, có biện pháp khắc phục kịp thời. Tiến hành báo cáo định kỳ 6 tháng/lần.
- Ở tầm vĩ mô, công ty kết hợp, đề xuất TĐCNCS Việt Nam triển khai xây dựng đề tài
“Nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại đối với công nhân khai thác cao su” nhằm đề xuất giảm thời gian lao động của công nhân trực tiếp. Đây cũng là đề xuất khó khi TĐ vẫn chưa có
đủ điều kiện để triển khai trong nhiều năm qua.
c. Lợi ích của giải pháp
Trang bị đúng và đầy đủ cho người lao động sẽ có tác dụng tích cực trong việc
phịng tránh các tai nạn lao động đáng tiếc trong quá trình làm việc hay các loại bệnh
nghề nghiệp mà công nhân cao su thường gặp phải, có tác động khơng tốt đến sức khỏe
nhất là khi họ lớn tuổi ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc. Chú trọng công tác này
khơng những đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà cịn là việc làm có ích cho xã hội, cho bản thân người lao động.
Nếu Nhà nước công nhận nghề đặc thù giúp thời gian công tác rút ngắn phù hợp theo đúng nguyện vọng của công nhân, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân khai thác. Những công nhân lớn tuổi, sức khỏe bị giảm sút, không đảm đương công việc nặng nhọc, độc hại được rút ngắn thời gian công tác, nhưng vẫn được đảm bảo chế độ chính
sách theo quy định của nhà nước khi nghỉ hưu. Ngồi ra,cơng ty tuyển dụng con em của họ vào làm việc thay thế, số lao động trẻ, có sức khỏe, có kinh nghiệm về cây cao su giúp tăng năng suất lao động, nâng cao tiền lương, thu nhập, đồng thời tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty.