Bảng 3.12 : Kết quả tỷ lệ quyết định vay vốn
7. Cấu trúc của đề tài
2.3. Đánh giá thực trạng tăng trƣởng tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh
của VCCB trên địa bàn TP.HCM
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Dư nợ tín dụng và số lượng các doanh nghiệp vay vốn có xu hướng tăng trở lại trong những năm gần đây. Điều này cho thấy, hoạt động của các chi nhánh đã được cải thiện.
Mức lãi suất vay của VCCB là tương đối cạnh tranh so với các NHTM khác. VCCB đã đưa ra được nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với mức lãi suất khá thấp. 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 - 5
Chất lượng tín dụng tại các chi nhánh của VCCB trên địa bàn Tp.HCM là khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu qua các năm là tương đối thấp.
Dư nợ ngắn hạn, dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay ô tô luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Điều này cho thấy, các chi nhánh của VCCB đã khai tốt các sản phẩm chủ lực, truyền thống của ngân hàng dành cho doanh nghiệp.
2.3.2. Những hạn chế cịn tồn tại
Dư nợ tín dụng và số lượng khách hàng doanh nghiệp mặc dù đã có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, với một địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như tại Tp.HCM thì mức dư nợ và số lượng khách hàng doanh nghiệp mà các chi nhánh đạt được như trên là vẫn còn tương đối thấp.
Mức lãi suất vay của VCCB là tương đối cạnh tranh so với các NHTM khác. Tuy nhiên, mức lãi suất của VCCB vẫn chưa đa dạng theo kỳ hạn vay và giá trị khoản vay, lãi suất vay chỉ được tính dựa trên mức lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ điều chỉnh.
Nhân sự để thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng tại VCCB chưa được phân bổ một cách hợp lý dẫn đến tình trạng quá tải, kéo dài thời gian thẩm định hồ sơ.
Ngoài ra, nguồn nhân lực của VCCB chưa thực sự đủ kiến thức, kinh nghiệm để thực hiện những dự án phức tạp cũng như thẩm định, định giá những tài sản có tính rủi ro cao như: quyền địi nợ, hàng tồn kho, …
Quy trình phê duyệt, thẩm định hồ sơ vay vốn khá rườm rà và kéo dài thời gian. Các hình thức tiếp thị của VCCB chưa thực sự đa dạng, hiệu quả.
Yêu cầu về tài sản đảm bảo là tương đối khắt khe. Thực tế, VCCB chỉ nhận tài sản đảm bảo là Bất động sản đã có giấy tờ pháp lý đầy đủ. Vì vậy, đã bỏ qua nhiều khách hàng có phương án kinh doanh tốt.
Sản phẩm vay vốn cung ứng cho các doanh nghiệp còn chưa đa dạng. Mặc dù đã ban hành nhiều sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp nhưng thực tế, VCCB chỉ cung ứng được 3 sản phẩm.
2.3.3. Nguyên nhân
Thương hiệu của VCCB vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến. Trong quá trình tiếp thị sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp đều nhầm lẫn VCCB và Công ty CP Chứng Khoán Bản Việt hoặc chỉ biết đến thương hiệu của VCCB khi được nhắc đến tên tiền thân của ngân hàng là Ngân hàng TMCP Gia Định.
Trong những năm trước đây, mục tiêu của Ngân hàng TMCP Gia Định (tiền thân của VCCB) là an toàn hoạt động, chính vì vậy, quy trình vay vốn là tương đối rườm rà, quyền phán quyết của các chi nhánh khá thấp. Ngồi ra, hệ thống cơng nghệ thông tin của VCCB chưa thực sự phát triển nên việc duyệt hồ sơ trên hệ thống trực tuyến vẫn còn nhiều hạn chế.
Phần lớn các tài sản đảm bảo là bất động sản thuộc quyền sở hữu/ sử dụng của các thành viên hoặc người thân của doanh nghiệp nên VCCB muốn tăng thêm tâm lý trả nợ cho doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro. Ngoài ra, việc ưu tiên nhận tài sản đảm bảo là bất động sản đang là xu hướng chủ yếu và là yếu tố quan trọng trong việc cấp tín dụng của các NHTM nói chung và VCCB nói riêng nhằm tạo thêm nguồn thu nợ thứ cấp cho ngân hàng.
VCCB chưa xây dựng được hệ thống kho để đẩy mạnh việc nhận tài sản đảm bảo là hàng tồn kho. Ngoài ra, đội ngũ nhân lực của VCCB cũng chưa thực sự đủ trình độ để thẩm định chính xác các giá trị của các quyền địi nợ, hàng tồn kho.
Cơng tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm của VCCB chưa được tốt, các doanh nghiệp chưa biết nhiều đến sản phẩm của VCCB. Ngoài ra, đội ngũ CBTD chưa có nhiều cơ hội được thẩm định các hồ sơ vay vốn đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, … từ đó, hạn chế trong việc giới thiệu các sản phẩm này tới các doanh nghiệp.
Kết luận chƣơng 2:
Nội dung chương 2 đã giới thiệu những nét khái quát về lịch sử hình thành, hoạt động của VCCB và các chi nhánh của VCCB trên địa bàn TP.HCM. Chương 2 cũng đã trình bày về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Ngồi ra, chương này đã trình bày về thực trạng tăng trưởng dư nợ tín dụng doanh nghiệp cũng như việc phát triển mạng lưới khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh của VCCB trên địa bàn TP.HCM.
CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chương 1, chương này sẽ đi sâu trình bày mơ hình phân tích thực nghiệm về quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp. Qua tham khảo các đề tài nghiên cứu của các tác giả đã trình bày tại chương 1, tác giả đã đưa ra mơ hình Binary Logistic để xác định những yếu tố tác động đến quyết định vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.