Bảng 3.12 : Kết quả tỷ lệ quyết định vay vốn
7. Cấu trúc của đề tài
4.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức và đạo đức
4.2.5.1. Đối với công tác tuyển dụng, đào tạo
Hiện nay, VCCB đang tổ chức tuyển dụng theo từng chi nhánh. Riêng các chi nhánh tại TP.HCM, việc thi tuyển sẽ do phòng nhân sự và đào tạo ra đề và tổ chức thi tuyển. Các đợt tuyển dụng của VCCB cũng không diễn ra cố định tại một thời điểm nào trong năm, nhu cầu tuyển dụng chỉ phát sinh khi chi nhánh thiếu CBTD. Vì vậy, tính chun nghiệp trong cơng tác tuyển dụng sẽ khơng cao và có thể bỏ sót những cá nhân ưu tú.
Để khắc phục tình trạng này, VCCB nên tổ chức tuyển dụng theo các khu vực và các đợt tuyển dụng nên cố định vào một thời điểm nào đó trong năm. Ngồi ra, bộ đề thi tuyển dụng cũng nên được xây dựng kỹ lưỡng, khoa học và thống nhất trên tồn hệ thống và phân cơng cho bộ phận nhân sự và đào tạo phụ trách soạn thảo.
Hiện tại, VCCB đã có trung tâm đào tạo nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Trên thực tế, ngay sau khi được tuyển dụng, CBTD sẽ được phân công công tác tại các đơn vị kinh doanh. CBTD sẽ được đào tạo tại cơ sở và được tiếp cận với công việc thực tế cho đến khi trung tâm đào tạo có thơng báo lịch học. Với cách thức như vậy, CBTD sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu và khi gặp một sản phẩm mới.
Xét thấy, việc đào tạo nhân sự là công tác quan trọng đối với một ngân hàng hay bất kỳ một tổ chức kinh tế nào. Vì vậy, VCCB cần tổ chức đào tạo về các sản phẩm, giới thiệu quy trình, quy định liên quan đến chun mơn, nghiệp vụ, chính sách khách hàng, tác phong làm việc, phục vụ khách hàng … kế đến thực hiện đào tạo chuyên sâu theo quy trình tác nghiệp của từng nghiệp vụ, như vậy CBTD có thể nắm vững kiến thức, tự tin trong công việc. Việc đào tạo này nên được thực hiện tập trung và ngay sau khi kết thúc đợt tuyển dụng. Kết thúc mỗi đợt đào tạo cần có một kỳ thi sát hạch lại kiến thức của các ứng viên, qua đó có thể kiểm tra được kiến thức của các CBTD và tuyển chọn được những cá nhân ưu tú nhất.
4.2.5.2. Đối với chính sách đãi ngộ đối với CBTD.
Để thu hút và giữ chân cán bộ tín dụng có năng lực, VCCB cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý. Với quy trình tín dụng hiện tại, một cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm từ việc tiếp thị sản phẩm, lập tờ trình thẩm định, soạn hồ sơ tín dụng, thực hiện giải ngân và quản lý hồ sơ khách hàng. Như vậy, trách nhiệm của cán bộ tín dụng là rất nặng và mỗi cán bộ tín dụng phải trang bị kiến thức, kinh nghiệm. Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng là chưa cao.
Đây là nguyên nhân làm cho các cán bộ tín dụng có năng lực khơng muốn gắn bó lâu dài với VCCB. Vì vậy, chính sách đãi ngộ (lương, thưởng, phụ cấp, …) đối với cán bộ tín dụng cần được quan tâm hơn. Ngoài ra, VCCB cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cán bộ tín dụng, thực hiện chính sách bổ nhiệm các cán bộ tín
dụng vào những vị trí quản lý thơng qua các kỳ sát hạch về năng lực, kiến thức chun mơn cũng như khả năng tìm kiếm, phát triển nguồn khách hàng, …