Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31 - 36)

Chƣơng 1 : Tổng quan về xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

2.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.1.1. Giới thiệu Agribank

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

- Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.

- Tổng nguồn vốn huy động đạt 626.390 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cuối năm 2012, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng vốn huy động năm 2013.

- Tổng dư nợ cho vay đạt 530.600 tỷ đồng, tăng 10,4% so cuối năm 2012, đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 (từ 10% – 12%).

- Mạng lưới: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Chi nhánh Campuchia. - Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hồn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh tốn và kế toán khách hàng (IPCAS6) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an tồn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Agribank là ngân hàng hàng đầu tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu u (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu u (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nơng thơn III (WB); v.v...

Với vị thế là Ngân hàng thương mại – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang khơng ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế của đất nước.

(Nguồn: Agribank)

2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank

Kết quả thực hiện đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay của Agribank đạt 530.600 tỷ đồng, đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013. Trong đó dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt 378.985 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71,4% tổng dư nợ cho vay.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng Agribank đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp: (i) Điều hành lãi suất cho vay, phí điều vốn linh hoạt phù hợp với quy định của NHNN; (ii) Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng đáp ứng kịp thời vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, cho vay xuất khẩu; (iii) Triển khai các chương trình tín dụng, các gói tín dụng; (iv) Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng; (v) từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, quy chế tín dụng…

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Agribank Hệ thống ngân hàng (Nguồn : NHNN và Agribank)

Hình 2.1: Biểu đồ tăng trƣởng dƣ nợ của Agribank và hệ thống ngân hàng qua các năm.

0,0% 1,0% 2,0% 3,0% 4,0% 5,0% 6,0% 7,0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Agribank Hệ thống ngân hàng (Nguồn : NHNN và Agribank)

Hình 2.2: Biểu đồ nợ xấu của Agribank và hệ thống ngân hàng qua các năm

Sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao và thành lập hàng loạt các chi nhánh giai đoạn 2005 – 2009 để tăng thị phần thì Agribank nói riêng và các Ngân hàng thương mại nói chung đã gặp hệ quả là phải đối mặt với vấn nạn nợ xấu cao. Tác động của suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng… làm cho nợ xấu tăng cao, tồn đọng lâu dài và khó xử lý. Ngân hàng Nhà nước đã phải đề ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, thúc đầy việc xử lý nợ xấu để khơi thông nguồn vốn, đảm bảo hoạt động ổn định của các ngân hàng thương mại.

Qua hai biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của hệ thống ngân hàng từ năm 2009 đến nay tăng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Agribank thấp hơn toàn ngành nhưng tỷ lệ nợ xấu lại cao hơn, đặc biệt là từ năm 2011 – 2012 thì nợ xấu xấp xỉ 6% gần gấp đơi mức an tồn theo quy định (3%). Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của Agribank chủ yếu là tập trung tại hai thành phố lớn : Hà Nội và Tp.HCM chiếm tỷ trọng 72% tổng nợ xấu của Agribank (tính tại thời điểm 31/12/2013).

Thực chất nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tiềm ẩn và tích tụ từ những năm trước, kết hợp với các bất ổn của kinh tế vĩ mô như : Thị trường bất động

sản, thị trường chứng khốn đóng băng; thị trường vàng nhiều rủi ro...cùng với đó là sự suy thối của kinh tế trong nước và thế giới đã làm bộc lộ các điểm yếu của hệ thống ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao và khó kiểm sốt. Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tình hình nợ xấu của Việt Nam cịn tệ hơn nhiều so với công bố của NHNN, tỷ lệ nợ xấu thực tế ở mức hai con số.

So với các ngân hàng khác, Agribank chịu tác động sâu rộng và nặng nề hơn. Mặc dù với tư thế là ông lớn, anh cả nhưng song hành với đó là sức ì lớn nên Agribank luôn là người tới sau, chậm thay đổi trước các biến động của nền kinh tế. Vậy vấn đề nợ xấu tăng cao của Agribank xét trong giai đoạn 2011 – 2013(tính từ thời điểm Agribank áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2011) có phải do ngun nhân từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank có vấn đề dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao? Mặc dù chưa có số liệu thống kê và phân tích về vấn đề này do những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận hồ sơ của các khách hàng có nợ xấu. Nhưng với các thông tin liên quan tới các khoản vay lớn, rủi ro cao đã được thanh, kiểm tra của Ngân hàng nhà nước, Thanh tra chính phủ thì cho thấy rằng các khoản vay này đã thực hiện không đúng, đầy đủ quy trình, nghiệp vụ cho vay theo quy định. Trong đó đặc biệt là yếu tố con người là yếu tố gây ra rủi ro, tổn thất lớn nhất đối với hoạt động tín dụng của Agribank.

Trước áp lực đó, Agribank đã đặt nhiệm vụ tái cơ cấu chính mình một cách tồn diện từ bộ máy lãnh đạo, cơ chế vận hành đến quy trình tín dụng, kiểm tra kiểm soát, quản trị rủi ro...Việc cải tổ mạnh mẽ đó bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan, nợ xấu lập đỉnh 2011 đã hạ nhiệt, hoạt động của Agribank ngày càng an tồn, hiệu quả hơn theo các tiêu chí đánh giá về hoạt động ngân hàng.

Hãng xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) và mức trần hỗ trợ từ chính phủ (SRF) của Agribank từ B lên B+.7 . Cùng với đó, triển vọng phát hành nợ ngắn hạn của Agribank đều được giữ nguyên ở mức B và xếp hạng khả năng được hỗ trợ giữ nguyên ở mức 4. Fitch đánh giá, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) hiện là ngân hàng có tài sản lớn nhất Việt Nam và có ưu thế về thương hiệu. Đây là một lý do Fitch nâng hạng tín nhiệm với Agribank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)