CHỈ TIÊU TỶ TRỌNG
Đang áp dụng Đề xuất của tác giả
1. Chỉ tiêu thanh khoản 30% 28%
3. Chỉ tiêu hoạt động 25% 22%
4. Chỉ tiêu cân nợ 20% 18%
5. Chỉ tiêu thu nhập 25% 22%
6. Chỉ tiêu tăng trưởng 10%
Xem xét loại trừ sự khác biệt trong chính sách thuế để đánh giá lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Sự khác biệt trong chính sách thuế sẽ tạo ra sự khác biệt về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Làm sai lệch trong đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Nên khi đánh giá, tác giả đề xuất xem xét chính sách thuế đang áp dụng đối với doanh nghiệp như thế nào để có thể loại trừ sai biệt này nhằm so sánh, phân tích được khách quan, chính xác.
Xem xét vấn đề quy mô doanh nghiệp và rủi ro
Do sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học công nghệ làm cho các doanh nghiệp có quy mơ lớn có thể gặp những rủi ro lớn hơn so với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu tư lớn cho máy móc, thiết bị. Vì rằng, các doanh nghiệp lớn thường khó khăn hơn trong việc thay đổi cơng nghệ do chi phí cho sự thay đổi này lớn. Nên với quan điểm doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn sẽ có mức rủi ro thấp hơn trong nhiều trường hợp là có vấn đề và mâu thuẫn.
Vì vậy, Tác giả đề xuất cần xem xét, điều chỉnh lại mối quan hệ giữa quy mô và rủi ro đối với các ngành nghề nhạy cảm với khoa học, công nghệ trong hệ thống xếp hạng của Agribank.
Có sự phân biệt về tỷ trọng nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đối với từng ngành nghề
Cùng một chỉ số về tỷ trọng nợ ngắn hạn, trung và dài hạn nhưng đối với ngành nghề khác nhau thì phản ánh tình trạng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp khác nhau. Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất sẽ khác biệt với doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
Vì vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank phải có sự phân biệt các tỷ trọng nợ ngắn hạn, nợ trung, dài hạn đối với các ngành nghề khác nhau. Tiêu chí
để điều chỉnh căn cứ vào mức độ đầu tư vào tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nghề đó theo các nhóm nghành kinh tế.
Điều chỉnh bộ chỉ tiêu phi tài chính
Hiện tại bộ chỉ tiêu phi tài chính của Agribank khá đầy đủ gồm có 46 chỉ tiêu và phân thành 5 nhóm. Ngồi một số chỉ tiêu phi tài chính được hệ thống liên kết tự động thì đa số các chỉ tiêu phi tài chính do cán bộ phụ trách chấm điểm thực hiện, dễ dẫn đến sai sót, mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu phi tài chính và chỉ tiêu tài chính. Ngun nhân có thể do cán bộ thực hiện chọn nhầm nhưng phần lớn là do ý chí chủ quan của người chấm điểm vì một số lý do nào đó. Vì vậy, nhằm hạn chế tối đa các sai sót trên. Tác giả đề xuất :
- Lượng hóa các chỉ tiêu phi tài chính.
- Tăng mức độ tự động hóa việc chấm điểm phi tài chính : Giảm việc chấm thủ công bằng việc chấm điểm tự động hóa các chỉ tiêu phi tài chính bằng việc dùng cơng nghệ tạo liên kết giữa module Loan và module XHKH .
Cụ thể như sau :
+ Nhóm khả năng trả nợ : Chỉ tiêu 205 ( Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD): Lượng hóa bằng chỉ tiêu thu nhập.
+ Nhóm về trình độ quản lý và mơi trường nội bộ : Chỉ tiêu 225 (Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD) lượng hóa bằng chỉ tiêu lợi nhuận.
+ Nhóm quan hệ với ngân hàng : Chỉ tiêu 255, 257, 260, 265,266, 270. Thiết lập cho hệ thống tự động chấm điểm từ kết quả theo dõi trên màn hình Loan.
+ Nhóm các đặc điểm hoạt động khác : Chỉ tiêu 380 (khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp). Lượng hóa căn cứ
3.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu riêng của Agribank
Xếp hạng khách hàng địi hỏi phải sử dụng nhiều thơng tin tại nhiều thời điểm, nếu khơng có cơ sở dữ liệu để lưu trữ thơng tin khách hàng thì đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó Agribank cần có một hệ thống tổng hợp thơng tin khách hàng để các Chi nhánh tham khảo khi tiến hành chấm điểm, giúp cho việc đánh giá đạt được độ chính xác cao. Hiện tại Agribank đã có Ban Thống kê và dự báo kinh tế, nhưng hoạt động của ban này cịn rất hạn chế. Việc lấy thơng tin thống kê thực sự khó khăn vì các thơng tin chưa phân loại rõ ràng, còn các dự báo chủ yếu là lấy từ các nguồn khác mà chưa có dự báo đặc thù, phân tích cụ thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Agribank.
Vì vậy, nếu Agribank xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin khá đầy đủ dựa trên số lượng khách hàng rộng lớn và đa dạng của chính mình kết hợp với các nguồn thơng tin đại chúng, chun ngành khác thì cơng tác thẩm định, đánh giá khách hàng sẽ gặp nhiều thuận lợi, giảm rất nhiều chi phí trong việc thực hiện chính sách khách hàng, quản lý chất lượng tới từng khoản vay, tăng cường chất lượng tín dụng.
Hệ thống XHTD theo chuẩn quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. Agribank ln có chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển hệ thống công nghệ thông tin tốt nhất trong hệ thống ngân hàng và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa tạo tiền đề đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
3.2.4. Phân tách nhiệm vụ giữa bộ phận chấm điểm và bộ phận cấp tín dụng
Hiện nay việc chấm điểm khách hàng được giao cho cán bộ tín dụng, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng vì khó có thể hồn tồn khách quan trong các đánh giá. Do vậy để nâng cao chất lượng chấm điểm khách hàng thì cần phải hồn thiện mơ hình tổ chức theo nguyên tắc phân tách bộ phận chấm điểm và bộ phận quyết
một phịng/ban chun kiểm sốt và đánh giá lại các kết quả chấm điểm của các chi nhánh để kết quả chấm điểm phản ánh trung thực nhất các rủi ro có thể xảy ra khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng, ngăn ngừa các sai sót do vơ tình hoặc cố ý làm sai lệch kết quả chấm điểm so với tình hình thực tế của khách hàng.
3.2.5. Nâng cao trình độ chuyên mơn đội ngũ nhân viên và kiểm sốt kết quả xếp hạng tín dụng
Trong mọi hoạt động, yếu tố con người là yếu tố mang tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại. Con người khơng chỉ có năng lực chun mơn giỏi mà phải có cả phẩm chất đạo đức. Đặc biệt đối với hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng nhiều bởi năng lực và kinh nghiệm của người chấm điểm. Người chấm điểm cần có một lượng kiến thức rộng và khá chuyên sâu trong các lĩnh vực hoạt động của đối tượng chấm điểm cũng như có kinh nghiệm chấm điểm để phát hiện ra các bất hợp lý trong các số liệu do khách hàng cung cấp (nếu có) cũng như đưa ra sự lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của khách hàng và các rủi ro tiềm ẩn.
3.2.6. Xây dựng các chỉ số ngành của Việt Nam
Tại Việt Nam đã có hệ thống ngành kinh tế quốc dân (VSIC 2007) và đang được chính thức áp dụng. Hệ thống VSIC 2007 gồm 21 ngành cấp 1, 88 ngành cấp 2, 242 ngành cấp 3, 437 ngành cấp 4 và 642 ngành cấp 5.
Tuy đã có các hệ thống phân ngành VSIC từ lâu, nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ quan chính thức nào của nhà nước thực hiện và công bố hệ số ngành. Một số ngành có xây dựng và cơng bố chỉ tiêu ngành nhưng còn rất hạn chế. Trên thị trường tài chính, chứng khốn hoạt động này mới chỉ được thực hiện tại một số các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư. Do áp dụng các tiêu chuẩn không thống nhất đa phần dựa
trên ICB, GICS hoặc NAICS,10 nên cách thức sắp xếp doanh nghiệp của các công ty kể trên không giống nhau dẫn đến việc đưa ra các chỉ số của ngành cũng rất khác biệt.
Thực tiễn cho thấy rằng việc xây dựng chỉ số ngành là một nhu cầu khách quan, phục vụ cho nhiều đối tượng và với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trước mắt là phục vụ cho ngành, thị trường chứng khoán, tài chính ngân hàng và xa hơn nữa là tạo tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm phái sinh. Do vậy, cần thiết phải có chỉ số ngành ở Việt Nam.
Việc xây dựng chỉ số ngành cần có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, các bộ, các cơ quan nhà nước và giao cho một đầu mối thực hiện để tính các bộ chỉ số ngành và sử dụng chung cho cả nền kinh tế . Tránh tình trạng, mỗi cơ quan, đơn vị đều thực hiện và cho ra các kết quả khác nhau sẽ vừa tốn chi phí, vừa khơng chính xác và hiệu quả.
Chính phủ giao cho Tổng cục thống kê là cơ quan làm đầu mối tổng hợp số liệu và phân tích các bộ chỉ tiêu ngành. Hiện nay, tổng cục thống kê mới chỉ thu thập, hệ thống hoá, cập nhật, lưu trữ và quản lý các tư liệu thống kê đã được công bố. Việc phân tích cịn nhiều hạn chế. Để thực hiện chức năng phân tích chuyên sâu, cần thiết phải đầu tư, nâng cấp cả về cơ sở vật chất, công nghệ và con người nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Đối với hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ, chỉ số ngành là một trong những thành tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc tính điểm xếp hạng khách hàng. Khi tính tốn các chỉ số của một doanh nghiệp, các chỉ số này cần phải được so sánh giữa các thời kỳ trong cùng một công ty để thấy được công ty đang tăng trưởng hay suy giảm, so sánh với các công ty trong cùng ngành, với chỉ số chung của ngành để thấy cơng ty đó hoạt động tốt hay xấu so với mức trung bình ngành.
10 ICB (Industry Classification Benchmark) do FTSE Group và DowJone xây dựng; GICS (Global Industry Classification Standard) do Morgan Stanley và Standard & Poor's xây dựng; NAICS (North American Industry
3.2.7. Có cơ chế quy định và ràng buộc về việc cung cấp, minh bạch hóa thơng tin của doanh nghiệp, việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan ban ngành
Thông tin là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong các hoạt động giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, thực tại thông tin trên thị trường của Việt Nam cịn nhiều bất cập, khơng rõ ràng, độ tin cậy thấp, dẫn đến hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra và làm giảm hiệu quả các giao dịch trên thị trường. Đặc biệt, sự bất cân xứng thông tin xảy ra ở mức độ cao đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng làm phát sinh chi phí giao dịch, tăng rủi ro dẫn đến kìm hãm sự phát triển của hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì vậy, để hạn chế sự bất cân xứng thông tin11 trên thị trường cần các biện pháp để minh bạch thông tin bằng cơ chế phát tín hiệu, sàng lọc, chia sẻ thơng tin và tăng cường giám sát với các quy định cụ thể bằng luật pháp về trách nhiệm trong cơng bố thơng tin.
Các cơ quan chính phủ như thuế, hải quan, tịa kinh tế… cần hợp tác và chia sẻ thông tin với ngân hàng để so sánh, đánh giá các thông tin hoạt động của doanh nghiệp/hộ kinh doanh/cá nhân…để có nguồn thơng tin chính xác nhất. Việc chia sẻ thông tin sẽ giúp cho các bên đánh giá chính xác tình hình hoạt động của khách hàng. Độ chính xác của các số liệu là vơ cùng quan trọng vì nó phản ánh thực tế hoạt động của khách hàng, các rủi ro tiềm ẩn và khả năng phát triển trong tương lai. Để minh bạch hóa thơng tin kinh tế, tạo nguồn cung cấp cơng khai và chính xác, kiến nghị Chính phủ xây dựng kho dữ liệu về doanh nghiệp.
Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích và ràng buộc các doanh nghiệp công khai, minh bạch các số liệu tài chính thơng qua cơng tác kiểm tốn để từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững.
11 Theo Nguyễn Trọng Hoài (2006), hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra khi một bên đối tác nắm giữ thông tin cịn bên khác thì khơng biết đích thực mức độ thơng tin ở mức nào đó. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các
Có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung cho cơng tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm từ các nước phát triển là phải hình thành các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khơng do nhà nước quản lý mà theo mơ hình cổ phần, hạn chế sự chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng.
3.2.8. Nâng cao vai trò của trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng, tạo các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín
Nâng cao vai trị của Trung tâm thơng tin tín dụng
Ngân hàng Nhà nước phải nâng cao vai trị của Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) để trở thành cơ quan đầu mối cung cấp các đánh giá uy tín và đảm bảo tính khách quan, độc lập, phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của đối tượng xếp hạng. Ngồi cơng việc tổng hợp kết quả xếp hạng của các TCTD thì CIC cũng cần xây dựng hệ thống xếp hạng riêng của mình để làm cơ sở tham khảo cho các TCTD.
Theo quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 thì từ ngày 01/01/2015 định kỳ hàng quý, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng theo quy định rồi gửi kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC. CIC sẽ tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tự phân loại và cung cấp theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong thời gian tối đa 05 (năm) ngày kể từ ngày CIC tổng hợp danh sách khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đề nghị CIC cung cấp danh sách khách hàng nêu trên, sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ khách hàng do CIC cung cấp để điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nguyên tắc sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân
loại nợ, cam kết ngoại bảng. Trường hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ được CIC cung cấp. Do đó, CIC ngày càng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác xếp hạng khách hàng và là trung tâm điều chỉnh các sai lệch trong phân loại nợ giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. CIC phải hoàn thiện hệ thống cung cấp thơng tin để cập nhật nhanh và chính xác các kết quả phân loại nợ.
Để kết quả phân loại nợ giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi giảm thiểu tối đa sự sai lệch thì cần phải có một tiêu chuẩn chung cho hệ thống xếp hạng tín