Phương pháp thăm dò thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thị trường cho dòng sản phẩm dinh dưỡng đường tiêu hóa nutricomp của công ty b braun tại thị trường việt nam (Trang 50)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

3.1 Thực hiện thăm dò thị trường

3.1.2 Phương pháp thăm dò thị trường

3.1.2.1 Nguồn dữ liệu:

Dữ liệu thứ cấp bao gồm:

- Nguồn dữ liệu từ công ty B.Braun Việt Nam đã có sẵn từ dòng sản phẩm dinh dưỡng tĩnh mạch gồm: Dữ liệu về danh sách khách hàng và số lượng giường bệnh/ bệnh viện đa khoa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 là 13.262 giường

- Dữ liệu về thống kê y tế: Số ngày sử dụng giường bệnh trong năm là 280 ngày (Nguồn: Bộ Y Tế, 2015)

Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng nghiên cứu định tính làm phương pháp thu thập dữ

liệu. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu là do dịng sản phẩm dinh dưỡng lâm sàng đang ở giai đoạn thăm dị, sàng lọc, tìm ra định hướng thị trường do vậy tác giả sử dụng nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám

phá. Nghiên cứu được thực hiện với một nhóm nhỏ đối tượng nghiên cứu, là những chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng. Họ chính là những là những người đóng vai trị định hướng thị trường.

3.1.2.2 Kế hoạch lấy mẫu

Cơ sở chọn mẫu trong nghiên cứu định tính: “Nghiên cứu định tính là một dạng của nghiên cứu khám phá. Vì vậy mẫu khơng được chọn theo phương pháp xác suất chọn theo mục đích xây dựng lý thuyết (purposeful sampling) thường gọi là chọn mẫu lý thuyết (theoretial sampling; vd, Conyne 1997; Strauss&Corbin 1998). Các phần tử của mẫu được chọn sao cho chúng thỏa mãn một số đặc tính của đám đơng nghiên cứu. Quy trình chọn mẫu như sau: Nhà nghiên cứu chọn đối tượng nghiên cứu thứ 1 (S1), thảo luận với họ để thu thập dữ liệu cần thiết cho xây dựng lý thuyết. Tiếp theo, chọn phần tử S2 để thu thập dữ liệu từ họ và nhà nghiên cứu phát hiện S2 cho một số thơng tin có ý nghĩa cho nghiên cứu nhưng khác với S1. Vì vậy nhà nghiên cứu tiếp tục với S3. Tương tự S2 nhà nghiên cứu phát hiện thêm một số thông tin khác với S1 và S2 (dĩ nhiên có những thơng tin trùng với S1, S2). Và nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu với S4. Đến đây nhà nghiên cứu có phát hiện thêm một vài điểm khác biệt so với những thông tin đã thu thập từ S1, S2, S3 nhưng khơng có ý nghĩa gì nhiều. Tiếp tục đến S5 thì hầu như khơng có gì thêm. Vì vậy S là điểm bão hòa (saturated point) hay còn gọi là điểm tới hạn, nghĩa là đến đây khơng có gì mới nữa để tiếp tục cho các phần tử tiếp theo. Tuy nhiên để khẳng định điểm bão hòa, nhà nghiên cứu chọn thêm S6. Nếu không phát hiện thêm thơng tin gì mới thì sẽ ngưng tại S6 và kích thước mẫu là n=6.” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang121)

Trong đợt thăm dò thị trường này, dựa trên dữ liệu khách hàng đã sẵn có của cơng ty B.Braun Việt Nam (Nguồn: dữ liệu khách hàng của sản phẩm dinh dưỡng tĩnh mạch), tác giả thực hiện kế hoạch lấy mẫu như sau:

- Đơn vị lấy mẫu là khoa Dinh Dưỡng của các bệnh viện lớn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Lý do chọn: dựa trên lịch sử doanh số theo vùng của các nhóm hàng của B.Braun Việt Nam, thị trường Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 45% tổng doanh số của cả nước. Mặt khác, Tp. Hồ Chí Minh là thị trường tập trung các chuyên gia y tế đầu ngành. Do đó, tác giả chọn khoa Dinh Dưỡng của các bệnh viện lớn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh làm các đơn vị lấy mẫu.

- Cỡ mẫu: 6 Bác sĩ

- Đối tượng lấy mẫu là Bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đang công tác tại khoa dinh dưỡng các bệnh viện. Sau khi sàng lọc, liên hệ, tác giả chọn ra danh sách các chuyên gia dinh dưỡng bao gồm:

 BS. Lê Thị Thu Hà : phụ trách khoa dinh dưỡng bệnh viện 175  TS.BS Lưu Ngân Tâm: chuyên viên dinh dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy  BS. CKII Nguyễn Viết Quỳnh Thư: Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện

Nguyễn Tri Phương

 BS.CKII Lê Thị Kim Loan: Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Thống

Nhất

 BS. CKI Hồng Thị Tín: Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng

I

 BS. CKI Nguyễn Ngọc Hạnh: Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Cấp

cứu Trung Vương

- Phương pháp liên hệ: tác giả gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để sắp xếp lịch hẹn

- Công cụ thu thập dữ liệu: tác giả sử dụng dàn bài thảo luận với một bảng câu hỏi khơng có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các câu hỏi mở nhằm mục đích dẫn hướng thảo luận

- Các dạng câu hỏi được tác giả tham khảo từ tài liệu của Nguyễn Đình Thọ (2011, trang123) và sử dụng trong nghiên cứu định tính bao gồm:

 Câu hỏi giới thiệu (introductory questions): Anh/chị có biết gì về… có

thể cho tôi biết về…?

 Câu hỏi đào sâu (probing questions): Anh chị có thể nói thêm về…?

Khi nói vậy thì nó có ý nghĩa gì?

 Câu hỏi trực tiếp (direct questions) : VD: Anh chị có thường tranh cãi

gay gắt với cấp trên không?

 Câu hỏi gián tiếp (indirect questions) VD: Vì sao nhân viên ở đây bỏ

việc?

 Câu hỏi diễn nghĩa (interpretive questions) vd: nếu tôi hiểu đúng ý

anh/chị thì vấn đề như thế này…? Bảng câu hỏi được xây dựng như bảng 3.1

Bảng 3.1: Bảng câu hỏi thảo luận tay đôi

STT Nội dung câu hỏi Dạng câu hỏi Mục đích câu hỏi

1 Bác sĩ có thể cho biết về việc sử dụng dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện như thế nào?

Giới thiệu Tiếp cận hướng điều trị, thói quen kê toa

2 Bác sĩ có thể nói thêm về cách sử dụng dinh dưỡng ni qua đường tiêu hóa?

STT Nội dung câu hỏi Dạng câu hỏi Mục đích câu hỏi

3 Bác sĩ có thể nói thêm về các sản phẩm dinh dưỡng đường tiêu hóa được sử dụng cho bệnh nhân?

Đào sâu Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh

4 Bác sĩ có thể cho biết đối tượng bệnh nhân cần sử dụng dinh dưỡng nuôi qua đường tiêu hóa?

Giới thiệu Tìm hiểu về khách hàng hiện tại, tiến trình mua hàng

5 Có sự khác biệt về sử dụng dinh dưỡng đường tiêu hóa trên từng đối tượng bệnh nhân không?

Trực tiếp

6 Theo bác sĩ thì dinh dưỡng đường tiêu hóa sẽ được phân loại theo tiêu chí nào?

Diễn nghĩa

7 Các phác đồ điều trị có đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh không?

Trực tiếp Đánh giá về quy mô thị trường

8 Về số lượng bệnh nhân có đơng khơng? Trực tiếp 9 Bác sĩ có thể cho biết có trung bình bao

nhiêu bệnh nhân cần sử dụng dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện mình ?

Gián tiếp Khảo sát về giá thành

10 Giá thành/ ngày cho một bệnh nhân chi trả khi dùng dinh dưỡng đường tiêu hóa là bao nhiêu?

Gián tiếp

11 Bác sĩ mong muốn sản phẩm dinh dưỡng đường tiêu hóa có những tiêu chuẩn như thế nào?

Gián tiếp Khảo sát về nhu cầu, mong muốn của khách hàng

12 Bác sĩ có biết về sản phẩm dinh dưỡng đường tiêu hóa Nutricomp® của cơng ty B.Braun khơng?

Trực tiếp Khảo sát về mức độ nhận biết của khách hàng

STT Nội dung câu hỏi Dạng câu hỏi Mục đích câu hỏi

13 Bác sĩ có thể cho biết đánh giá của mình về các sản phẩm dinh dưỡng tĩnh mạch của công ty B.Braun?

Gián tiếp Khảo sát về niềm tin của khách hàng về thương hiệu

(Chi tiết bảng câu hỏi được dẫn trong phụ lục 1)

- Tác giả sử dụng kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua thảo luận tay đôi giữa nhà nghiên cứu (tác giả đề tài) và đối tượng thu thập dữ liệu (Bác sĩ).

- Lý do chọn phương pháp thảo luận tay đơi:

 Do vị trí và tính chất bận rộn của các Bác sĩ cơng tác tại các bệnh viện nên rất khó mời họ tham gia thảo luận nhóm, trừ trường hợp tổ chức dưới dạng hội nghị khoa học (hình thức này sẽ rất tốn kém và chưa phù hợp)

 Do tính chun mơn của vấn đề nghiên cứu sản phẩm mà thảo luận tay đơi mới có thể làm rõ và đào sâu được dữ liệu, dễ tiếp cận với đối tượng nghiên cứu

3.1.3 Thu thập thông tin

- Cách thực hiện:

 Chuẩn bị món quà trị giá 500.000 VNĐ/ người để gửi tặng cho đối tượng nghiên cứu sau khi thực hiện xong cuộc thảo luận

 Hẹn lịch thảo luận: Dựa trên mối quan hệ sẵn có của cơng ty B.Braun Việt Nam với khách hàng, tác giả liên hệ và đặt lịch hẹn thảo luận với các chuyên gia y tế . Lịch hẹn được sắp xếp theo bảng 3.2

Bảng 3.2: Lịch hẹn các cuộc thảo luận với đối tượng nghiên cứu

STT Chuyên gia y tế Ngày hẹn

1 BS. Lê Thị Thu Hà : phụ trách khoa dinh dưỡng bệnh viện 175

Hẹn ngày 13/10/2014, chuyển ngày hẹn 16/10/2014

2 TS.BS Lưu Ngân Tâm: chuyên viên dinh dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy

STT Chuyên gia y tế Ngày hẹn

3 BS. CKII Nguyễn Viết Quỳnh Thư: Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Hẹn ngày 5/11/2014, chuyển ngày hẹn 16/11/2014

4 BS.CKII Lê Thi Kim Loan: Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Thống Nhất

Hẹn ngày 13/12/2014, chuyển ngày hẹn 16/12/2014

5 BS. CKI Hồng Thị Tín : trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng I

Hẹn ngày 12/1/2015, chuyển ngày hẹn 16/1/2015

6 BS. CKI Nguyễn Ngọc Hạnh : trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Cấp cứu Trung Vương

Hẹn ngày 30/1/2015

(Thông tin chi tiết về các chuyên gia y tế được bổ sung ở phụ lục 2)

Tổng hợp câu trả lời cho những câu hỏi ở bảng 3.1 như sau:

Câu 1: Bác sĩ có thể cho biết về việc sử dụng dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh

viện như thế nào?

Trả lời: Dinh dưỡng lâm sàng ở bệnh viện gồm 2 phần: dinh dưỡng nuôi qua

đường tiêu hóa và dinh dưỡng tĩnh mạch. Dinh dưỡng đường tiêu hóa được ưu tiên hơn vì những lý do:

- Tác dụng dinh dưỡng trên nhung mao ruột, kích thích/ duy trì nhu động, tưới máu ruột

- Giảm chuyển vị vi khuẩn

- Hỗ trợ GALT (Gul-associated Lymphoid Tissue) - Kích thích tiết chất nhầy, mật, IgA

- Giảm stress, oxy hóa, phản ứng viêm

- Giá thành điều trị thấp (khi so sánh với dinh dưỡng tĩnh mạch)

Trong khi đó dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch chỉ nên được sử dụng khi đường tiêu hóa bị mất chức năng lý do sau:

- Phải thiết lập đường truyền tĩnh mạch - Nguy cơ nhiễm trùng cao

Do đó nguyên tắc và thứ tự sử dụng dinh dưỡng lâm sàng là: Dinh dưỡng đường tiêu hóa và/ hoặc tĩnh mạch

Câu 2: Bác sĩ có thể nói thêm về cách sử dụng dinh dưỡng ni qua đường tiêu hóa?

Trả lời: Nguyên tắc hỗ trợ, bổ sung dinh dưỡng đường tiêu hóa được bệnh

viện áp dụng theo khuyến cáo của American College of Clinical Pharmacy (ACCP) – Hiệp hội dược lâm sàng Hoa Kỳ : cung cấp 25-30kcal/kg/ngày.

Chế độ ăn qua sonde gồm 2 phần:

- Súp hoặc cháo xay theo bệnh lý. Phần ăn do bệnh viện cung cấp, bệnh viện cung cấp được 2 suất ăn/ ngày cho bệnh nhân.

- Sữa dinh dưỡng phù hợp bệnh lý

Cũng nói thêm về một số nhược điểm của chế độ ăn hiện nay: súp và cháo xay hay dễ gây nghẽn ống còn sữa dinh dưỡng thì vị khơng ngon

Phương thức cho ăn:

- Nhỏ giọt thức ăn theo trọng lượng : 4-5 cữ/ ngày - Truyền liên tục qua máy: 20-24 tiếng

Câu 3: Bác sĩ có thể cho biết đối tượng bệnh nhân cần sử dụng dinh dưỡng

ni qua đường tiêu hóa?

Trả lời: Khoa dinh dưỡng nhận thấy phần lớn bệnh nhân từ các khoa: hồi sức

nội/ngoại thần kinh, hồi sức tim mạch, hồi sức hô hấp, ICU, khoa bỏng yêu cầu được sử dụng dinh dưỡng ni qua đường tiêu hóa

Câu 4: Có sự khác biệt về sử dụng dinh dưỡng đường tiêu hóa trên từng đối

tượng bệnh nhân khơng?

Trả lời: Đương nhiên là có sự rất khác biệt về sử dụng dinh dưỡng trên các

nhóm bệnh nhân khác nhau

Câu 5: Theo bác sĩ thì dinh dưỡng đường tiêu hóa sẽ được phân loại theo tiêu

chí nào?

Trả lời: Bệnh nhân được phân loại theo tiêu chí nhóm bệnh lý chuyển hóa như

- Bệnh nhân thiếu hụt dinh dưỡng thông thường - Bệnh nhân tiểu đường

- Bệnh nhân suy chức năng gan - Bệnh nhân suy chức năng thận

Câu 6: Bác sĩ có thể nói rõ về các sản phẩm dinh dưỡng đường tiêu hóa được

sử dụng cho bệnh nhân?

Trả lời:

Như đã đề cập ở trên về chế độ ăn qua sonde bao gồm: súp và cháo xay, sữa dinh dưỡng. Với Cháo và súp xay do bệnh viện tự chế biến theo công thức của BS dinh dưỡng theo từng đối tường bệnh nhân. Cịn sữa dinh dưỡng thì sử dụng các sản phẩm sẵn có trên thị trường. Một số sản phẩm như:

- Sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng thông thường: Isocal (Nestle); Enplus (Nutifood); PediaSure (Abbott); Ensure (Abbott)

- Sản phẩm dành cho bệnh nhân suy gan: AminoLeban (Otsuka)

- Sản phẩm dành cho bệnh nhân suy thận: Nepro 1, Nepro 2 (Vita Diary) - Sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường: Diabet Care (Nutifood); Glucerna ( Abbott); Nutren Diabets (Nestle)

Câu 7: Bác sĩ có thể cho biết có trung bình bao nhiêu bệnh nhân cần sử dụng

dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện mình?

Trả lời:

- Bệnh viện 175: 450 suất ăn/ ngày. Bệnh lý chiếm 60% - Bệnh viện Chợ Rẫy: 2000 suất ăn/ ngày. Bệnh lý chiếm 80%

- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: 550 suất ăn/ ngày. Bệnh lý chiếm 70% - Bệnh viện Thống Nhất: 400 suất ăn/ ngày. Bệnh lý chiếm 80%

- Bệnh viện Nhi Đồng I: 500 suất ăn/ ngày. Bệnh lý chiếm 5%

- Bệnh viện Cấp cứu Trung Vương: 350 suất ăn/ ngày. Bệnh lý chiếm 60%

Câu 8: Các phác đồ điều trị có đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh

Trả lời: Chưa có thống kê riêng cho từng nhóm điều trị chỉ có thống kê chung

ở khoa Dinh dưỡng cho thấy hơn 60% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng khi không tự ăn được, phải ni bằng dinh dưỡng tiêu hóa (ni qua sonde) hoặc/ và dinh dưỡng tĩnh mạch.

Câu 9: Giá thành/ ngày cho một bệnh nhân chi trả khi dùng dinh dưỡng đường

tiêu hóa là bao nhiêu?

Trả lời: Bệnh viện chỉ tính được giá suất ăn do bệnh viện chế biến từ 20.000

đến 25.000 VNĐ/ suất, tùy theo từng bệnh lý nhưng cơ bản là giá các suất ăn tương đối rẻ và không chênh lệch nhiều. Sử dụng 2 suất/ ngày.

Sữa dinh dưỡng chuyên biệt, sử dụng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 200 – 250 ml. Bệnh nhân tự mua theo chỉ định, tư vấn loại phù hợp. Chi phí này cũng do bệnh nhân tự trả.

Các phụ kiện như dây truyền phẩm, sonde, hay bơm tiêm 50 ml được tính vào viện phí và điều dưỡng lãnh từ khoa Dược để sử dụng cho từng bệnh nhân

Câu 10: Bác sĩ mong muốn sản phẩm dinh dưỡng đường tiêu hóa có những

tiêu chuẩn như thế nào?

Trả lời:

Sản phẩm chất lượng tốt, đã được nghiên cứu và có nhiều bằng chứng lâm sàng.

Sản phẩm chuẩn hóa về mặt năng lượng, để BS thuận tiện sử dụng cho bệnh nhân, tránh được việc cung cấp dinh dưỡng không cân đối.

Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.

Sản phẩm dễ sử dụng, mùi vị tốt để có thể nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.

Câu 11: Làm thế nào để sản phẩm dinh dưỡng có thể sử dụng cho bệnh nhân

nội trú?

Trả lời: Bác sĩ thường được khuyến cáo sử dụng các sản phẩm nằm trong phác

đồ điều trị của bệnh viện vì sản phẩm đó đã được xét duyệt thơng qua hội đồng thuốc của bệnh viện.

Câu 12: Bác sĩ có biết về sản phẩm dinh dưỡng đường tiêu hóa Nutricomp®

của cơng ty B.Braun khơng?

Trả lời: Chưa có nhiều thơng tin về sản phẩm này và cũng chưa thấy được giới

thiệu tại thị trường Việt Nam.

Đã có biết sản phẩm này khi nghe thông tin trong một số hội thảo về dinh dưỡng lâm sàng ở nước ngoài.

Câu 13: Bác sĩ có thể cho biết đánh giá của mình về các sản phẩm dinh dưỡng

tĩnh mạch của cơng ty B.Braun?

Trả lời: Sản phẩm tốt, có nhiều kinh nghiệm sử dụng và nghiên cứu trên lâm

sàng. Tuy nhiên, giá thành cao.

Ngồi những thơng tin được tổng hợp từ cuộc phỏng vấn, tác giả đã tìm hiểu thêm một số thơng tin giá cả thị trường về các sản phẩm sữa dinh dưỡng tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thị trường cho dòng sản phẩm dinh dưỡng đường tiêu hóa nutricomp của công ty b braun tại thị trường việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)