CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1. Lợi thế cạnh tranh và các chiến lược cạnh tranh
2.1.1.4. Năng lực và năng lực cạnh tranh cốt lõi
Theo Lê Thế Giới và công sự (2009), năng lực hay khả năng tiềm tàng là khả năng của công ty sử dụng các nguồn lực đã được tích hợp một cách có mục đích để đạt được một trạng thái mục tiêu mong muốn. Đó chính là các kỹ năng được vận dụng vào các công việc hàng ngày của một tổ chức: cách thức đưa ra các quyết định và quản trị các quá trình bên trong để đạt đến mục tiêu của tổ chức. Nền tảng của rất nhiều khả năng của công ty nằm trong các kỹ năng và kiến thức của các nhân viên. Nếu cơng ty có khả năng sử dụng khai thác chúng từ nguồn nhân sự, thì có thể hình thành cơ sở cho các lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nguồn lực và khả năng của công ty đều là nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Theo Nguyễn Hữu Lam và cộng sự (2007), năng lực phân biệt là phương cách mà công ty sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm đạt lợi thế cạnh tranh.
Theo Lê Thế Giới và công sự (2009), năng lực cốt lõi (năng lực tạo sự khác biệt) là các nguồn lực và khả năng của công ty được sử dụng như nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh. Cơng ty có năng lực cốt lõi có thể tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của nó hoặc đạt được chi phí thấp hơn so với đối thủ. Và để duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững thì các năng lực cốt lõi phải đảm bảo bốn tiêu chuẩn (VRIN) là đáng giá (Valuable), hiếm có (Rare), khó bắt chước (Inimitable), khơng thể thay thế (Non-substitutable).
Tóm lại, năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp là khả năng khai thác, sử dụng các nguồn lực độc đáo và đáng giá, đặc biệt là các nguồn lực vơ hình, một cách có hiệu quả nhằm tạo ra và duy trì khả năng tạo sự khác biệt (chi phí thấp hoặc/và khác biệt trong sản phẩm dịch vụ), mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và thu được lợi nhuận ngày càng cao.
Hình 2.1: Năng lực cốt lõi như một khả năng chiến lược