Nhân tố “Loại hình sở hữu”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 30)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Xây dựng mơ hình nghiên cứu

2.1.3 Nhân tố “Loại hình sở hữu”

Haniffa and Cooke (2002) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và mức độ công khai tự nguyện của các công ty niêm yết tại Malaysia. Họ lập luận rằng các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi càng cao thì có nhu cầu công bố thông tin càng nhiều. Các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các thông tin này như phương tiện để giám sát các hoạt động quản lý.

Tương tự như vậy, Singhvi (1968) thấy rằng các công ty sở hữu bởi đa số là vốn đầu tư nước ngồi thì chất lượng cơng bố thơng tin cao hơn là các công ty chỉ được nắm giữ bởi các nhà đầu tư trong nước

Hơn nữa, với khoảng các địa lý cách xa giữa chủ sở hữu và quản lý, người quản lý cơng ty có thể có khuynh hướng tự nguyện cung cấp hơn thông tin trong báo cáo thường niên. Như vậy, sở hữu người nước ngồi có thể là một yếu tố quyết định quan trọng về mức độ công bố thông tin của công ty.

2.1.4 Nhân tố “Địn bẩy tài chính”

Theo nghiên cứu của Ahmed and Nicholls (1994) về việc công bố thông tin của các công ty niêm yết tại Bangladesh, thì ở những nước mà các tổ chức tài chính

là nguồn lực chủ yếu cho nguồn vốn cơng ty, và các cơng ty có tỷ trọng các khoản nợ lớn trong bảng cân đối kế tốn thì thường cơng bố thông tin nhiều hơn trong báo cáo thường niên.

Hơn nữa, các công ty như vậy có xu hướng chuẩn bị thông tin chi tiết để nâng cao cơ hội được nhận nguồn đầu tư từ các tổ chức tài chính. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã tìm thấy một quan hệ cùng chiều giữa địn bẩy và mức độ cơng bố thơng tin ví dụ như: Malone et al (1993), Naser (1998)

Sự hiện diện của các khoản nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ làm tăng mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm (Jensen and Meckling, 1976). Vì vậy, nhà quản lý sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin để củng cố niềm tin của các chủ nợ, điều này làm giảm chi phí giám sát của các chủ nợ và giảm bớt khả năng khoản nợ bị thu hồi.

2.1.5 Nhân tố “Lợi nhuận”

Nhân tố lợi nhuận được xem xét trong nghiên cứu của rất nhiều tác giả trước đây, đa số các tác giả đều tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa lợi nhuận và mức độ công bố thơng tin tự nguyện ví dụ như Singhvi (1968), Singhvi and Desai (1971), Wallace and Naser (1995), Raffournier (1995).

Các cơng ty có lợi nhuận lớn hơn thì thường chịu sự quan tâm nhiều của các cơ quan nhà nước, và dễ bị can thiệp pháp lý hơn, do đó, các cơng ty này có thể phải công bố thông tin chi tiết hơn trong báo cáo thường niên của chúng để giải thích cho các hoạt động tài chính và để giảm chi phí chính trị.

Thêm vào đó, lý thuyết ủy nhiệm cho rằng các nhà quản lý của các cơng ty có lợi nhuận lớn hơn có thể muốn cơng bố thêm nhiều thơng tin nhằm nâng cao giá trị của công ty, điều này đồng nghĩa với việc giá trị họ được tăng lên trong thị trường lao động cạnh tranh.

2.1.6 Nhân tố “Hội đồng quản trị”

Nhân tố “Hội đồng quản trị” được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu trước đây của Barako

et al (2006) tìm thấy mối quan hệ giữa nhân tố “hội đồng quản trị” và mức độ cơng bố thơng tin.

Có hai quan điểm tồn tại liên quan đến mối quan hệ giữa nhân tố “hội đồng quản trị” và mức độ công bố thông tin. Quan điểm thứ nhất cho rằng quy mô hội đồng quản trị nhỏ thì việc chia sẽ thơng tin giữa các thành viên, việc xử lý thông tin sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, quan điểm thứ hai thì lại cho rằng Hội đồng quản trị có quy mơ lớn hơn, có nền tảng kiến thức rộng hơn để thực hiện nhiệm vụ cố vấn, do đó có thể thực hiện vai trị giám sát, cố vấn tốt hơn, và công bố thông tin nhiều hơn.

2.1.7 Nhân tố “Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT”

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, tỷ lệ các thành viên không điều hành trong HĐQT có ảnh hưởng tới mức độ cơng bố thơng tin như nghiên cứu của Chen and Jaggi (2000) và nghiên cứu của Haniffa and Cooke (2002).

Theo các nghiên cứu của Byrd and Hickman (1992) thì giá cổ phiếu có phản ứng tích cực với các sự kiện quan trọng khi có sự ghi nhận về sự chi phối của các thành viên không điều hành trong HĐQT. Theo đó, tỷ lệ thành viên không điều hành có thể cải thiện được xung đột giữa người ủy nhiệm và người được ủy nhiệm, và điều này được thực hiện bằng cách công bố thêm các thông tin từ nguyện trên báo cáo thường niên

Qua việc thu thập các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy rằng, hiện nay các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện được tìm thấy ở đa số các nghiên cứu đó là các nhân tố về đặc điểm chung của doanh nghiệp, các nhân tố thuộc về cơ cấu sở hữu và các nhân tố về quản trị doanh nghiệp. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào tổng hợp các yếu tố của ba đặc điểm trên trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện ở Việt Nam. Chính vì vậy người viết đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố, thuộc 3 đặc điểm trên.

+ Đặc điểm quản trị doanh nghiệp: gồm 3 nhân tố là Tỷ lệ thành viên khơng điều hành, Ủy ban kiểm tốn

+ Đặc điểm chung công ty: gồm 3 nhân tố là Quy mơ, lợi nhuận, địn bẩy tài chính, cơng ty kiểm tốn

+ Cơ cấu sở hữu: là nhân tố Loại hình sở hữu

Như vậy, mơ hình nghiên cứu được đưa ra như trong hình 2.1

Hình 2.1 Mơ hình các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện

Nguồn: Tác giả trình bày dựa trên mơ hình nghiên cứu

2.2 Thiết kế nghiên cứu:

2.2.1 Các giả thiết nghiên cứu

Từ tổng quan lý thuyết liên quan đến vấn để công bô thông tin tự nguyện, và từ mơ hình nghiên cứu đã xây dựng, tác giả rút ra các giả thiết nghiên cứu sau:

H1: Quy mơ của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

Chỉ số công bố thông tin tự nguyện Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT Quy mơ Cơng ty kiểm tốn Loại hình sở hữu Địn bẩy tài chính Lợi nhuận Hội đồng quản trị

H2: Công ty kiểm tốn có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H3: Loại hình sở hữu ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H4: Địn bẩy tài chính của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H5: Lợi nhuận của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

H6: Quy mơ hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp.

H7: Tỷ lệ thành viên khơng điều hành trong HĐQT có tác động thuận chiều đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp

2.2.2 Cách thức đo lường các nhân tố trong mơ hình

2.2.2.1 Đo lường các nhân tố độc lậptrong mơ hình Nhân tố “Quy mơ”

Nhân tố quy mơ được nhiều tác giả nghiên cứu và đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Meek et al (1995) đo lường quy mô bằng tổng doanh thu trong năm của doanh nghiệp. Apostolou (2000) và Barako (2006) thì đo lường quy mô bằng tổng tài sản.

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đo lường quy mơ bằng tài sản, vì doanh thu của các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có chiến lược kinh doanh, tình hình kinh tế… trong khi đó bài nghiên cứu chỉ khảo sát dữ liệu trong năm 2013 nên cho rằng không thể sử dụng dữ liệu doanh thu trong một năm để đo lường quy mô doanh nghiệp

Nhân tố “Cơng ty kiểm tốn”

Các cơng ty kiểm tốn được chia làm hai loại: cơng ty kiểm tốn lớn (big4) và cơng ty kiểm tốn nhỏ (non big4). Căn cứ được phân loại dựa vào doanh thu của các cơng ty kiểm tốn. Doanh thu các công ty kiểm tốn tính tới thời điểm

Hình 2.2 Top 10 công ty kiểm tốn có doanh thu cao nhất (thời điểm

31/12/2012)

Nguồn: http://www.vacpa.org.vn

Nhân tố “Công ty kiểm toán” được đo lường trên cơ sở biến định danh, các cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 được nhận giá trị là 1, các cơng ty kiểm tốn khơng thuộc Big4 sẽ được nhận giá trị là 0. Cách thức đo lường này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Firth (1979), Barako (2006).

Nhân tố “Loại hình sở hữu”

Được đo bằng tỷ lệ cổ phần được sở hữu bởi cổ đơng nước ngồi trên tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Cách thức đo lường tương tự được sử dụng trong nghiên cứu trước đây của Barako (2006)

Nhân tố “Địn bẩy tài chính”

Trong các nghiên cứu trước đây, Meek el al (1995) đo lường nhân tố “đòn bẩy tài chính” bằng tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, cịn Barako (2006) thì đo lường bằng tổng nợ phải trả trên tổng tài sản. Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đo lường “địn bẩy tài chính” bằng tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản.

Nhân tố “Lợi nhuận”

Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường lợi nhuận doanh nghiệp bằng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (thể hiện khả năng sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu), cách thức đo lường này cũng được áp dụng trong nghiên cứu của Barako (2006)

Nhân tố “Hội đồng quản trị”

Nhân tố hội đồng quản trị sẽ được đo lường bằng số lượng thành viên trong hội đồng quản trị.

Nhân tố “Hội đồng quản trị”

Nhân tố “tỷ lệ thành viên không điều hành” được đo lường bằng số thành viên không điều hành trong HĐQT trên tổng số thành viên trong HĐQT. Cách thức đo lường này được sử dụng trong nghiên cứu của Barako (2006)

Như vậy, nghiên cứu đã xây dựng cách thức đo lường các nhân tố tác động trong mơ hình nghiên cứu. Các nhân tố này gồm hai nhóm: nhóm thang đo định danh và nhóm thang đo định lượng. Nhóm thang đo định danh gồm có nhân tố cơng ty kiểm tốn, nhóm thang đo định lượng gồm có các nhân tố: quy mơ, lợi nhuận, địn bẩy tài chính, loại hình sở hữu, tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT, quy mô HĐQT. Hệ thống các nhân tố được tóm tắt trong bảng 2.1

Bảng 2.1: Tóm tắt các nhân tố tác động

Biến độc lập Cách thức đo lƣờng Nguồn thông tin

Quy mô Logarit tự nhiên của tổng Tài sản Báo cáo thường niên Cơng ty kiểm tốn

Nếu cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 nhận giá trị 1 và ngược lại nhận giá trị 0

Báo cáo thường niên

Loại hình sở hữu

Tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi cá nhân, tổ chức nước ngồi trên tổng số cổ phần

Địn bẩy tài chính Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản Báo cáo thường niên Lợi nhuận ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu) Báo cáo thường niên Hội đồng quản trị Số thành viên HĐQT Báo cáo thường niên Tỷ lệ TV không điều

hành trong HĐQT

Số thành viên không điều hành

trong tổng thành viên HĐQT Báo cáo thường niên

2.2.2.2 Đo lường nhân tố phụ thuộc trong mơ hình.

Việc cơng bố thơng tin vốn dĩ là một là một việc trừu tượng không có đặc tính vốn có để có thể xác định cụ thể về số lượng và chất lượng của thông tin. Trong bài nghiên cứu này, chỉ số công bố thông tin tự nguyện là một chỉ số quan trọng, cần xây dựng cách thức đo lường hợp lý.

Việc mở rộng các nghiên cứu trước đây trong mục 1.1.6 nhằm mục đích đưa ra được cách thức đo lường chỉ số mức độ cơng bố thơng tin phù hợp với mơ hình nghiên cứu của tác giả.

Trong nghiên cứu trước đây, có hai quan điểm nghiên cứu khác nhau trong cách thức đo lường mức độ công bố thơng tin, nhóm nghiên cứu thứ nhất cho rằng các thơng tin khác nhau thì mức độ quan trọng là khác nhau, vì thế nên đo lường theo hướng cho điểm trọng số từng khoản mục thông tin, (Singhvi and Desai, 1971, Choi, 1973, Chow and Wong-Boren, 1987) Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này lại bị chỉ trích vì nó có thể gây ra xu hướng thiên vị các khoản mục thông tin đối với người sử dụng.

Đối với nhóm nghiên cứu theo hướng thứ hai, các thông tin công bố được đánh giá ngang bằng nhau cho tất cả các khoản mục, hay nói cách khác là khơng sử dụng trọng số (Cooke, 1989; Hossain et al, 1994; Owusu Ansah, 1998; Raffournier, 1995)

Trong bài nghiên cứu này, tác giả cho rằng điều quan trọng là thơng tin có được cơng ty tự ngun cơng bố trên báo cáo tài chính hay khơng. Do vậy, tác giả nghiên cứu theo hướng không sử dụng trọng số. Trên cơ sở bảng danh sách khoản

mục thơng tin tự nguyện có thể được cơng bố, nếu thông tin được công bố sẽ được nhận giá trị 1, nếu không công bố sẽ nhận giá trị 0. Như vậy, chỉ số công bố thông tin tự nguyện của cơng ty sẽ được tính như sau:

j nj i ij j n d I 1 Với:

Ij: Chỉ số công bố thông tin của công ty j, 0≤Ij≤1;

d = 1 nếu mục thông tin được công bố, = 0 nếu mục thông tin không được công bố.

n = số lượng mục thông tin tự nguyện công bố tối đa của công ty j

2.3 Quy trình nghiên cứu

2.3.1 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ

Sau khi xây dựng được hệ thống chỉ báo các nhân tố, người viết tiến hành xây dựng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu nhằm làm cơ sở cho việc phân tích trong chương 4. Việc xây dựng danh mục các thông tin tự nguyện cần công bố được tiến hành qua 3 bước.

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu trước đây. Sau khi nghiên cứu các bài nghiên cứu liên quan, người viết tổng hợp thành 69 mục thông tin tự nguyện cần công bố (phụ lục 1). Cách tiếp cận bằng việc mở rộng tìm hiểu này nhằm kiểm tra sự tương đồng giữa các nghiên cứu trước đây đã được áp dụng trong các nghiên cứu trước của Firer and Meth (1986), Hossain et al (1994) và Buckland et al (2000), được thực hiện ở các quốc gia đang phát triển như Jordan, Nam Phi, và Malaysia

Bước 2: So sánh với quy định về công bố thông tin tại Việt Nam, cụ thể là Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 “Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”. Sau khi loại trừ các mục trong danh sách ban đầu có quy định bắt buộc trong thơng tư, bảng danh sách được rút ngắn cịn 43 mục thơng tin (phụ lục 2)

2.3.2 Giai đoạn nghiên cứu chính thức

Bước 1: Từ danh mục thơng tin trên, người viết tạo thành “Bảng khảo sát”

(phụ lục 3) và gửi trực tiếp hoặc thư điện tử (email) đến những người làm trong lĩnh vực kế toán - kiểm tốn, ngân hàng, đầu tư tài chính để khảo sát tầm quan trọng của mỗi mục thông tin tự nguyện đối với người sử dụng báo cáo thường niên. Mỗi mục thơng tin được đánh giá theo 5 mức độ (1-Hồn tồn khơng quan trọng, 2- Khơng quan trọng, 3- Trung lập, 4- Quan trọng, 5- Hoàn toàn quan trọng). Kết quả thu về sẽ loại trừ các mục thông tin có mức đánh giá trung bình < 3 (mức trung lập), từ đó bảng danh sách cịn 34 mục thơng tin

Bảng danh mục thông tin tự nguyện dùng để đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên gồm:

Thông tin chung về doanh nghiệp (5) Thông tin về ủy ban kiểm tốn (3) Thơng tin tình hình tài chính (7)

Thơng tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp (8) Thông tin về nhân viên và trách nhiệm xã hội (11)

Bước 2: Dựa vào kết quả sau khảo sát (cịn 34 mục thơng tin được người sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 30)