Giai đoạn nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 39 - 42)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2 Giai đoạn nghiên cứu chính thức

Bước 1: Từ danh mục thông tin trên, người viết tạo thành “Bảng khảo sát”

(phụ lục 3) và gửi trực tiếp hoặc thư điện tử (email) đến những người làm trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, ngân hàng, đầu tư tài chính để khảo sát tầm quan trọng của mỗi mục thông tin tự nguyện đối với người sử dụng báo cáo thường niên. Mỗi mục thơng tin được đánh giá theo 5 mức độ (1-Hồn tồn khơng quan trọng, 2- Khơng quan trọng, 3- Trung lập, 4- Quan trọng, 5- Hoàn toàn quan trọng). Kết quả thu về sẽ loại trừ các mục thơng tin có mức đánh giá trung bình < 3 (mức trung lập), từ đó bảng danh sách cịn 34 mục thơng tin

Bảng danh mục thông tin tự nguyện dùng để đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên gồm:

Thông tin chung về doanh nghiệp (5) Thơng tin về ủy ban kiểm tốn (3) Thơng tin tình hình tài chính (7)

Thơng tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp (8) Thông tin về nhân viên và trách nhiệm xã hội (11)

Bước 2: Dựa vào kết quả sau khảo sát (cịn 34 mục thơng tin được người sử dụng đánh giá trên mức trung lập), tác giả tạo nên “Bảng thuyết minh” (phụ lục 4) nhằm xác định mức độ công bố thông tin tự nguyện trên thị trường chứng khoán HOSE.

Bước 3: Tác giả tiến hành thu thập các báo cáo thường niên của các doanh nghiệp và tính điểm các mục thơng tin được đưa ra trong “Bảng thuyết minh”. Cụ thể, các thông tin trong bảng thuyết minh nếu được công bố trên báo cáo thường niên sẽ được nhận giá trị là 1, ngược lại là 0.

Bước 4: Dựa vào cơng thức tính mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện đã xây dựng ở mục 2.2.2.2, tác giả tính tốn chỉ số mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện cho từng doanh nghiệp.

Bước 5: Bên cạnh đó, người viết cũng tạo “Bảng thông tin doanh nghiệp

niêm yết” (phụ lục 5). Dựa vào báo cáo thường niên để trả lời các câu hỏi về thông

tin liên quan đến các nhân tố độc lập.

Bước 6: Sau khi có được dữ liệu về các nhân tố độc lập (quy mơ, cơng ty kiểm tốn, lợi nhuận, loại hình sở hữu, địn bẩy tài chính, hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị) và dữ liệu về nhân tố phụ thuộc (chỉ số mức độ công bố thông tin tự nguyện), tác giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu

Kết luận chƣơng 2:

Dựa vào cơ sở lý thuyết nền tảng về công bố thông tin tự nguyện và các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố độc lập: quy mơ, địn bẩy tài chính, lợi nhuận, loại hình sở hữu, cơng ty kiểm toán, hội đồng quản trị và tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị và nhân tố phụ thuộc là: chỉ số mức độ công bố thông tin tự nguyện.

Để tiến hành thu thập thơng tin và phân tích dữ liệu, tác giả đã xây dựng cách thức đo lường cho các nhân tố tác động. Việc xây dựng cách thức đo lường này dựa vào các nghiên cứu trước đây và tùy thuộc vào từng nhân tố. Bên cạnh đó, từ việc nghiên cứu các lý thuyết trước đây, người viết xây dựng “Bảng thuyết minh” nhằm thu thập thông tin về mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp, và xây dựng“Bảng thông tin doanh nghiệp niêm yết” nhằm thu thập thông tin về các nhân tố tác động trong mơ hình. Như vậy, mơ hình đo lường các nhân tố tác động đã được xây dựng hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 39 - 42)