Kiến nghị hoàn thiện báo cáo thường niên ở các doanh nghiệp niêm yết trên sàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 56 - 63)

Chƣơng 4 : ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ

4.1 Kiến nghị

4.1.1 Kiến nghị hoàn thiện báo cáo thường niên ở các doanh nghiệp niêm yết trên sàn

yết trên sàn chứng khoán HOSE.

Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khốn HOSE cho thấy mức độ cơng bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp chỉ đạt 23.2%, hay nói cách khác có hơn 76.8% thơng tin chưa được cơng bố. Điều này cũng có nghĩa là thông tin chưa được tự nguyện công bố đầy đủ, chính vì sự khơng đầy đủ nên ảnh hưởng đến sự minh bạch và chất lượng của thông tin được công bố. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm của các nhà đầu tư khi muốn tìm kiếm các thơng tin ngồi thơng tin đã công bố trong báo cáo tài chính của các cơng ty.

Mục đích của báo cáo thường niên là để cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư có thể nắm được đầy đủ các hoạt động chính, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó các nhà đầu tư có thể dự đốn giá cổ phiếu, dự đoán các yếu tố ảnh hưởng tới lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu, dự doán khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp... Chính vì vậy, các thơng tin trình bày trên báo cáo thường niên phải làm sao để có thể giúp các nhà đầu tư dễ dự dốn tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty.

4.1.1.1 Kiến nghị liên quan đến công bố tự nguyện các thông tin chung về doanh nghiệp.

Các thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp là các thông tin về môi trường kinh doanh, vị thế cạnh tranh, ưu nhược điểm trong việc phát triển khách hàng và thị phần, các thảo luận về sự phát triển các ngành kinh tế lớn trong khu vực, và đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc gia. Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp hiện nay tuy công bố về các thông tin chung của doanh nghiệp cao hơn các nhóm thơng tin khác, nhưng các thơng tin này chỉ mới ở dạng được nêu ra sơ

lược tình hình thực trạng chứ chưa đề ra được biện pháp, cách đối phó của doanh nghiệp.

Thông tin về môi trường kinh doanh là các thông tin ở tầm vĩ mô như các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên, cơng nghệ... Khi trình bày các thơng tin này trên báo cáo thường niên hầu hết các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ mô tả sơ lược thực trạng môi trường kinh doanh. Ở mức độ trình bày này chỉ giúp người sử dụng báo cáo hình dung được mơi trường bên ngồi của doanh nghiệp mà chưa thấy được tác động của nó đến hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, bên cạnh việc khái quát mô tả môi trường kinh doanh, doanh nghiệp nên phân tích cả định tính lẫn định lượng mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thơng tin về vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và thông tin về ưu nhược điểm của doanh nghiệp trong việc phát triển thị phần chủ yếu được các doanh nghiệp trình bày bằng cách nêu ra sự khó khăn của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh. Trong phần thông tin này, doanh nghiệp có thể nêu ra các biện pháp đề ra để đối phó với sự cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngồi nước. Trình bày tốt phần này cũng là cách truyền thơng tin ra bên ngồi rằng doanh nghiệp đã dự trù, chuẩn bị tốt các phương hướng hoạt động nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp các nhà đầu tư tin tưởng hơn những dự báo về kết quả, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Việc thảo luận về sự phát triển của các ngành kinh tế lớn trong khu vực cũng ít được các doanh nghiệp đề cập trong báo cáo thường niên. Việc trình bày này, có thể giúp người sử dụng thấy được xu hướng phát triển các ngành nghề kinh tế trong khu vực, và có thể mở ra hướng đi, cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng tiềm ẩn các thách thức, khả năng cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong khu vực. Đây cũng là một thông tin giúp nhà đầu tư thấy được sự toàn diện trong việc phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần thơng tin về sự đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế quốc gia được các doanh nghiệp trình bày khi có các giải thưởng, danh hiệu được phong tặng.

Nội dung này, có thể được trình bày thêm bằng các đóng góp khác cho nền kinh tế như số tiền đóng góp vào ngân sách nhà nước giúp tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động của địa phương... Đây đều là những thông tin cần thiết để chứng tỏ rằng hoạt động của doanh nghiệp là phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội.

4.1.1.2 Kiến nghị liên quan đến công bố tự nguyện các thông tin về ủy ban kiểm toán

Thơng tin về ủy ban kiểm sốt cũng là một trong những phần thông tin về việc quản trị công ty. Do vậy, để thực hiện tốt việc trình bày thơng tin này trên báo cáo thường niên đầu tiên doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế quản trị hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Một báo cáo thường niên có nội dung quản trị cơng ty tốt phải cung cấp thông tin cho người sử dụng hiểu một cách đầy đủ về cơ cấu sở hữu, chiến lược của cơng ty, các quy trình và con người tham gia vào cơ cấu quản trị từ cấp Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đến Ban điều hành, về sự tham gia hiệu quả của từng thành phần trong cơ cấu quản trị đó cũng như các chính sách và mức lương thưởng tương xứng cho các thành viên...

Tuy vậy, thông tin về ủy ban kiểm tốn là nhóm thơng tin được cơng bố thấp nhất trong 5 nhóm thơng tin khảo sát. Ủy ban kiểm tốn (ban kiểm sốt) có vai trị quan trọng trong việc tư vấn, giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, việc thực hiện và công bố thông tin tốt về hoạt động của ủy ban kiểm soát sẽ giúp người sử dụng đánh giá được độ tin cậy của hệ thống kiểm soát trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các công ty đa số đều chưa cơng bố vai trị, trách nhiệm cũng như tính độc lập của ủy ban kiểm sốt.

Thơng tin về vai trị và chức năng của ủy ban kiểm tốn giúp người sử dụng hình dung được cơng việc giám sát của ủy ban kiểm sốt, đồng thời thể hiện cái nhìn của người đứng đầu về việc kiểm soát, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp. Do vậy, mục thơng tin về vai trị, chức năng của ủy ban kiểm sốt nên được trình bày trong phần giới thiệu về ban kiểm sốt, có thể trình bày cụ thể thông tin về nhiệm vụ của

ban kiểm sốt trong từng năm, và vai trị giám sát trong từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Thơng tin tun bố tính độc lập của ủy ban kiểm tốn, số thành viên ban kiểm sốt tham gia các cuộc họp có thể giúp người sử dụng báo cáo đánh giá được chất lượng của ban kiểm soát, mức độ tin cậy về việc thực hiện các vai trò, chức năng của ban kiểm sốt. Từ đó, tăng sự tin cậy về hoạt động của doanh nghiệp cũng như các thơng tin trình bày ra bên ngồi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báo cáo của ủy ban kiểm sốt cũng cần phải chi tiết hơn về các hoạt động của Ủy ban kiểm toán trong năm, khơng chỉ dừng ở mức trình bày các hoạt động, mà nêu rõ kết quả đạt được từ việc kiểm soát.

4.1.1.3 Kiến nghị liên quan đến công bố tự nguyện các thơng tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Các thơng tin tài chính hiện nay đa số các doanh nghiệp đều trình bày trong thời gian 2 năm liền kề. Để đánh giá được đầy đủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần thông tin ít nhất 3 năm trở lên để có thể so sánh. Về ngun tắc thì việc trình bày thơng tin tài chính trong giai đoạn càng dài càng tốt, vì như vậy nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tồn diện hơn về doanh nghiệp, từ đó phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách thích hợp hơn. Các thơng tin tài chính được đưa ra để so sánh có thể là doanh thu, lợi nhuận, ROE, EPS, thị phần..., Ngồi ra, doanh nghiệp có thể trình bày dưới dạng biểu đồ, nhằm thuận lợi cho việc so sánh và thấy được xu hướng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thơng tin về giá cổ phiếu cũng là thông tin quan trọng được quan tâm bởi các nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, việc công bố thơng tin về giá cổ phiếu cũng ít được các cơng ty chú trọng. Thông tin về giá cổ phiếu cũng nên được trình bày bằng cách so sánh với các công ty cùng ngành ở thời điểm hiện tại hoặc trình bày thơng tin liên quan đến giá cổ phiếu trong thời gian ít nhất 3 năm liên tục. Thơng tin về giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư, nhằm đánh giá về khả năng phát triển của doanh nghiệp. Đối với các thơng tin có giá cổ phiếu đang giảm, có thể trình bày thêm nguyên nhân ảnh hưởng

tới giá cổ phiếu, cũng như chiến lược công ty nhằm nâng cao giá trị cổ phiếu trên thị trường. Điều này, sẽ giúp ích rất nhiều khi doanh nghiệp có ý định phát hành thêm cổ phiếu nhằm thu hút vốn đầu tư.

Thêm vào đó, ngày nay các giá trị vơ hình của doanh nghiệp cũng là một trong những tài sản có giá trị vơ cùng to lớn. Tài sản vơ hình này có thể là các nguồn vốn về con người, nhân viên, nguồn vốn về thông tin, hệ thống thông tin ứng dụng... và nguồn vốn về tổ chức bao gồm văn hóa, tinh thần của nhà lãnh đạo, sự gắn kết của nhân viên... Các tài sản vơ hình này ngày càng được các nhà đầu tư đánh giá cao khi tìm hiểu về một doanh nghiệp. Do vậy, báo cáo thường niên khi trình bày về các thế mạnh của doanh nghiệp nên công bố thêm vào các nguồn giá trị tài sản vơ hình. Nội dung cơng bố thơng tin về giá trị vơ hình có thể trình bày dưới dạng định tính, hoặc định lượng (nếu doanh nghiệp đã tổ chức định giá), hoặc các lợi ích tạo ra từ nguồn tài sản vơ hình.

Ngồi ra, thơng tin về chính sách cơng bố cổ tức cũng là một trong những thông tin mà doanh nghiệp nên tự nguyện công bố trong báo cáo thường niên. Mỗi chính sách thanh tốn cổ tức khác nhau, sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian sau chi trả cổ tức. Việc cơng bố cụ thể chính sách cổ tức trong dài hạn, cũng như nguyên nhân lựa chọn chính sách cổ tức sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn vì thơng thường khi có sự thay đổi cổ tức theo xu hướng giảm, nhà đầu tư thường dễ suy luận rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tình hình tài chính.

Trong tình hình kinh tế có mức lạm phát cao, thì việc bổ sung điều chỉnh lạm phát trong báo cáo tài chính là rất quan trọng, điều này giúp người sự dụng loại bỏ được tác động của lạm phát ra khỏi tình hình hoạt động của cơng ty, nhằm đưa ra số liệu phản ánh một cách trung thực và hợp lý hơn về tình hình tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo thường niên có thể loại bỏ ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát lên doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc đưa ra bảng so sánh tốc độ tăng lạm phát và tốc độ tăng doanh thu trong một giai đoạn. Tương tự, việc bổ

sung thông tin về ảnh hưởng của lạm phát đến giá trị tài sản bằng cách định lượng giá trị cũng giúp ích rất nhiều cho người sử dụng.

Thông tin về lãi suất chủ yếu được các doanh nghiệp mô tả sơ lược trong phần thông tin chung về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Để hồn thiện nội dung thơng tin cơng bố về lãi suất, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm mức ảnh hưởng định lượng của lãi suất đến hoạt động kinh doanh, bằng cách công bố mức lãi suất trong giai đoạn ít nhất 3 niên độ tài chính, mức chi phí lãi vay, và sự thay đổi lợi nhuận từ ảnh hưởng này. Việc công bố thông tin này, sẽ loại trừ yếu tố khách quan ra khỏi kết quả kinh doanh, cũng như đánh giá chiến lược lựa chọn cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

4.1.1.4 Kiến nghị liên quan đến công bố tự nguyện các thông tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp.

Hiện nay thông tin về các hoạt động tương lai của doanh nghiệp trình bày trên báo cáo thường niên đa phần là các thông tin dự báo về doanh thu lợi nhuận trong niên độ kế toán tiếp theo của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, chưa trình bày cụ thể các chiến lược phát triển của doanh nghiệp hoặc nếu có thì trình bày cịn rất hạn chế. Điều này có thể khiến cho các nhà đầu tư thiếu thông tin để đánh giá khả năng phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

Thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất trong tương lai của doanh nghiệp như nhân viên, công nghệ thông tin, nguồn vốn… cũng nên được công bố trong báo cáo thường niên. Thông tin này sẽ cung cấp cho người sử dụng đánh giá được khả năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, cũng như khả năng thực hiện các chiến lược đề ra.

Kế hoạch phát triển sản phẩm mới và kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối được đa số các doanh nghiệp trình bày dưới dạng định tính và sơ lược. Mục thơng tin này nên cơng bố thêm ước tính chi phí và khả năng phát triển trong tương lai bằng dòng tiền, nhằm thuyết phục các nhà đầu tư hơn.

Tương tự, các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng nên được trình bày trên báo cáo thường niên bằng cách ước tính các chi phí cho dự án này. Điều này là cần thiết cho các nhà đầu tư hiện tại biết rằng nguồn vốn của họ được sử

dụng trong tương lai như thế nào, đồng thời thu hút các nhà đầu tư tiềm năng dựa vào việc dự đoán hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai từ các dự án ở thời điểm hiện tại

Thêm vào đó, các thơng tin về doanh thu, lợi nhuận, EPS trong tương lai chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra số liệu chứ chưa được lồng ghép vào bức tranh tổng thể về việc phân tích hoạt động, chiến lược để tạo ra nguồn doanh thu, lợi nhuận và EPS đó. Khi trình bày mục này, doanh nghiệp nên có gắng tạo mối liên kết với các thơng tin về hoạt động tương lai của doanh nghiệp. Từ đó có thể thuyết phục nhà đầu tư về con số dự doán trong tương lai.

4.1.5 Kiến nghị liên quan đến công bố tự nguyện các thông tin về nhân viên và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Thông tin doanh nghiệp công bố về nhân viên có thể là các thơng tin về số nhân viên, về chính sách đào tạo nhân viên, chi phí cho việc đào tạo nhân viên... Thơng tin về tổng số nhân viên nên trình bày trong vịng ít nhất 2 năm tài chính liền kề, để có thể thấy được biến động trong nguồn nhân lực của công ty. Thêm vào chính sách đào tạo cũng thể hiện quan điểm của doanh nghiệp đối với người lao động, thơng tin này có thể giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường lao động, đồng thời là một trong những thông tin củng cố khả năng phát triển dài hạn của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư. Các thơng tin về tổng chi phí đào tạo nhân viên, chi phí bình qn trên từng nhân viên cũng nên được công bố như một minh chứng cho quan điểm chính sách đào tạo nhân viên của doanh nghiệp.

Ngồi ra, khi có các biến động lớn về sự thay đổi tổng số nhân viên, doanh nghiệp cũng nên cơng bố thơng tin này, và phân tích các nguyên nhân khách quan,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)