CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Mô tả các biến
3.2.2. Nhóm biến nội tại
Dựa trên nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012), nghiên cứu này sử dụng các biến nội tại ngân hàng trong phân tích thực nghiệm là Quy mơ (LTA); Rủi ro tín dụng (LLPTA); Thanh khoản (LA); Thuế (TOPBT); Vốn (ETA); Hiệu quả chi phí (CE); Hoạt động phi truyền thống (NTA) và Năng suất lao động (LP).
Quy mô
Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), LTA được tính như sau: Cơng thức tính:
LTA = log (Tổng tài sản)
Quy mô ngân hàng (LTA) thường được sử dụng để nắm bắt tính kinh tế hoặc phi kinh tế của quy mô trong lĩnh vực ngân hàng.
Giả thuyết 1:
H0: Khơng có mối tương quan giữa quy mơ ngân hàng và thành quả tài chính
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa quy mô ngân hàng và thành
quả tài chính ngân hàng.
Rủi ro tín dụng
Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), LLPTA được tính như sau: Cơng thức tính:
LLPTA = Dự phịng
Tổng dư nợ
Việc xác định tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro là nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh nhứng khoản cho vay có khả năng hồn trả kém. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh của đơn vị là tốt, hầu hết các khoản tín dụng của ngân hàng đều sinh lãi và có khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chế rủi ro có theer mất vốn do những khoản nợ quá hạn gây ra. Tỷ số rủi ro tín dụng được thể hiện bằng con số phần trăm.
Các nhà kinh tế ngày nay đều thừa nhận rằng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là một “nghề đặc biệt” nhất trong các nghề kinh doanh. Bởi vì, sản phẩm mà ngân hàng kinh doanh là một loại sản phẩm độc quyền - đó là “tiền tệ”. Sự đặc biệt này cịn do tính rất nhạy cảm của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tính đặc biệt của nó cịn được khẳng định ở chỗ, ngồi tính quy luật về rủi ro đối với mọi nghề kinh doanh, kinh doanh tiền tệ còn là nghề mạo hiểm nhất do độ rủi ro cao và có tính thường trực vì rủi ro của nó khơng những là cấp số cộng mà cịn có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế.
Kinh doanh tín dụng ngân hàng là bán “giá trị sử dụng tiền tệ” và giá bán là “lãi suất” quyền sử dụng tiền tệ đó, thường rất nhỏ so với giá trị khoản vay, nên những khoản thu được là tương đối nhỏ so với cái mất khi xảy ra rủi ro. Nó được biểu hiện khi ngân hàng không thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc việc thanh tốn nợ gốc và lãi vay khơng đúng kỳ hạn.
Thay đổi rủi ro tín dụng có thể phản ánh thay đổi sức khỏe danh mục đầu tư của ngân hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến thành quả của tổ chức. Mức độ tổn thất của rủi ro tín dụng thường đi kèm với giảm lợi nhuận doanh nghiệp.
Giả thuyết 2:
H0: Khơng có mối tương quan giữa rủi ro tín dụng và thành quả tài chính ngân
hàng.
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro tín dụng và thành quả tài
chính ngân hàng.
Thanh khoản
Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), LA được tính như sau: Cơng thức tính:
LA = Tổng dư nợ
Tổng tài sản
Tỷ số thanh khoản được thể hiện bằng con số phần trăm.
Giả thuyết 3:
H0: Khơng có mối tương quan giữa thanh khoản và thành quả tài chính ngân
hàng.
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thanh khoản và thành quả tài
chính ngân hàng.
Thuế
Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), TOPBT được tính như sau: Cơng thức tính:
TOPBT = Thuế
Lợi nhuận trước thuế
Các ngân hàng cũng phải chịu thuế trực tiếp (TOPBT) thông qua thuế doanh nghiệp và các loại thuế khác. Quản lý ngân hàng có thể phân bổ danh mục đầu tư để giảm thiểu thuế. Tỷ số thuế được thể hiện bằng con số phần trăm
Giả thuyết 4:
H0: Khơng có mối tương quan giữa thuế và thành quả tài chính ngân hàng.
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thuế và thành quả tài chính
ngân hàng.
Vốn
Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), ETA được tính như sau: Cơng thức tính:
ETA = Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Chỉ số này phản ánh khả năng tự tài trợ tổng tài sản từ vốn tự có của ngân hàng. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng, nhưng cũng cho thấy ngân hàng chưa tận dụng địn bẩy tài chính nhiều. Đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng có vốn chủ sở hữu mạnh có thể đối phó được các cuộc khủng hoảng kinh tế và tạo sự yên tâm đối với người gửi tiền trong trường hợp nền kinh tế bất ổn. Tỷ số vốn được thể hiện bằng con số phần trăm.
Giả thuyết 5:
H0: Khơng có mối tương quan giữa vốn và thành quả tài chính ngân hàng.
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa vốn và thành quả tài chính
ngân hàng.
Hiệu quả chi phí
Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), CE được tính như sau: Cơng thức tính:
CE = Chi phí hoạt động
Tổng tài sản
Tỷ số hiệu quả chi phí được thể hiện bằng con số phần trăm
Giả thuyết 6:
H0: Khơng có mối tương quan giữa hiệu quả chi phí và thành quả tài chính ngân
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hiệu quả chi phí và thành quả
tài chính ngân hàng.
Hoạt động phi truyền thống
Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), NTA được tính như sau: Cơng thức tính:
NTA = Thu nhập ngoài lãi
Tổng thu nhập hoạt động
Ngoài thu nhập thu được từ hoạt động cho vay, các ngân hàng còn thu được lợi nhuận từ các dịch vụ khác. Thu nhập ngoài lãi bao gồm chủ yếu là thu nhập từ các khoản chi phí và dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, và các hoạt động đầu tư,…. Tỷ số hoạt động phi truyền thống được thể hiện bằng con số phần trăm.
Giả thuyết 7:
H0: Khơng có mối tương quan giữa hoạt động phi truyền thống và thành quả tài
chính ngân hàng.
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hoạt động phi truyền thống và
thành quả tài chính ngân hàng.
Năng suất lao động
Theo Yong Tan và Christos Floros (2012), LP được tính như sau: Cơng thức tính:
LP = Tổng thu nhập hoạt động
Tổng số nhân viên
Các ngân hàng thường hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất lao động thông qua các chiến lược khác nhau bao gồm giữ lực lượng lao động ổn định, đảm bảo lao động mới được tuyển có chất lượng cao, giảm tổng số nhân viên, và tăng lợi nhuận thông qua tăng đầu tư vào công nghệ mới. Tỷ số năng suất lao động được thể hiện bằng con số phần trăm.
Giả thuyết 8:
H0: Khơng có mối tương quan giữa năng suất lao động và thành quả tài chính
ngân hàng.
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa năng suất lao động và thành
quả tài chính ngân hàng.