Mean dependent var -0.001505 S.D. dependent var 0.007694 S.E. of regression 0.007206 Sum squared resid 0.004362
J-statistic 10.27220 Instrument rank 20
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Eview 7.0
4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.7.1. Đối với biến phụ thuộc: NIM 4.7.1. Đối với biến phụ thuộc: NIM
Đối với biến thanh khoản (LA), hệ số hồi quy của biến thanh khoản có giá trị bằng 0,018 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%, phản ánh thanh khoản có tác động cùng chiều lên thành quả tài chính ngân hàng (NIM). Kết quả này đồng nhất với Yong Tan và Christos Floros (2012), phát hiện ra mối tương quan thuận giữa thanh khoản và NIM.
Đối với hiệu quả chi phí (CE), hệ số hồi quy có giá trị bằng 1.108 và có ý nghĩa thống kê 1%, phản ánh tác cùng chiều lên thành quả tài chính ngân hàng, phù hợp với nghiên cứu nghiên cứu tại Tunisia (Naceur, 2003) và nghiên cứu tại Malaysia (Guru và cộng sự, 2002).Họ lập luận rằng thành quả cao thu được của các ngân hàng có thể phù hợp với tiền lương cao hơn và chi phí tiền lương. Họ ủng hộ giả thuyết tiền lương hiệu
quả, trong đó nói rằng năng suất của người lao động tăng với mức lương, và kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012).
Hệ số hồi quy tương ứng với biến hoạt động phi truyền thống (-0,030) và có ý nghĩa thống kê 1%, phản ánh tác động ngược chiều của hoạt động phi truyền thống lên thành quả ngân hàng, hàm ý sự đa dạng các nguồn thu nhập khơng đem lại thành quả tài chính cao hơn cho các ngân hàng Việt Nam, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012).
Năng suất lao động (LP) được tìm thấy có ý nghĩa thống kê 1% với hệ số 0,025, phản ánh tác động cùng chiều lên thành quả tài chính ngân hàng, năng suất lao động càng cao thành quả tài chính của ngân hàng càng lớn. Ngụ ý các ngân hàng có thể tăng thành quả tài chính bằng cách nhắm đến mục tiêu tăng trưởng năng suất lao động thông qua các chiến lược khác nhau bao gồm giữ lực lượng lao động ổn định, chất lượng cao của lao động mới được tuyển dụng, giảm số nhân viên, và tăng sản lượng tổng thể thông qua tăng đầu tư tài sản cố định và kết hợp cơng nghệ mới. Trong khi đó Yong Tan và Christos Floros (2012) tìm thấy khơng có mối tương quan giữa năng suất lao động và NIM.
Điểm mới là NIM có mối liên hệ với giá trị của NIM quá khứ, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012). Ngoài ra, lạm phát được tìm thấy có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê 10% tới thành quả ngân hàng. Giai đoạn 2008 – 2012 lạm phát Việt Nam khá cao, khi nền kinh tế có lạm phát cao, người dân tăng cường gửi tiết kiệm cho an tồn. Do đó, các ngân hàng thương mại đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và người dân. Lợi nhuận tăng cao là do chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Cụ thể, năm 2010, lãi suất huy động bị khống chế ở mức 14%/năm, nhưng trần lãi suất cho vay đã bị cởi bỏ. Do đó, các ngân hàng đã đẩy mức lãi suất cho vay lên khá cao (khoảng 18% - 19%/năm đối với lĩnh vực sản xuất và khoảng 20% - 21%/năm đối với lĩnh vực phi sản xuất, thậm chí mức lãi suất cao nhất lên đến 26%/năm). Vì vậy dù các ngân hàng thương mại có lách luật để huy động với mức lãi suất cao hơn 14% thì mức chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra vẫn có khoảng cách lớn,
do đó lợi nhuận thu về của các ngân hàng thương mại vẫn rất cao trong giai đoạn lạm phát cao.
Trong ba nhóm nhân tố tác động lên thành quả tài chính ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu này thì nhóm biến nội tại có nhiều nhân tố tác động có ý nghĩa, và biến lạm phát cũng được tìm thấy là tác động có ý nghĩa. Trong khi đó nhóm biến ngành khơng tìm thấy bất kỳ nhân tố nào tác động có ý nghĩa tới thành quả tài chính ngân hàng (được đo lường bằng NIM).
Bảng 4.14:Tổng hợp kết quả nghiên cứu: NIM
Biến Tác động tới NIM Mức ý nghĩa thống kê
NIM(-1) Ngược chiều 10%
LTA Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê
LLPTA Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê
LA Cùng chiều 10%
TOPBT Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê
ETA Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê
CE Cùng chiều 1%
NTA Ngược chiều 1%
LP Cùng chiều 1%
C5 Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê
SMD Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê
IR Cùng chiều 10%
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Như vậy, với biến phụ thuộc là NIM, các biến độc lập là NIMt-1; Quy mô (LA); Rủi ro tín dụng (LLPTA); Thanh khoản (LA); Thuế (TOPBT); Vốn (ETA); Hiệu quả chi phí (CE); Hoạt động phi truyền thống (NTA); Năng suất lao động (LP); Mức độ tập trung C(5); Phát triển thị trường chứng khoán: (SMD) và Lạm phát (IR). Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác giả kết luận các giả thuyết như sau: