Đối với biến phụ thuộc: ROA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố quyết định thành quả tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.7.2. Đối với biến phụ thuộc: ROA

Đối với biến quy mô (LTA), hệ số hồi quy của biến quy mơ có giá trị bằng - 0,033 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%, phản ánh tính phi kinh tế theo quy mơ, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012), họ cũng phát hiện ra mối tương quan nghịch giữa quy mô và ROA. Điều này hàm ý rằng các Ngân hàng có quy mơ lớn chưa sử dụng nguồn vốn và tài sản một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận tương ứng. Với xu thế sáp nhập ngân hàng hiện nay và các ngân hàng liên

tục tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, kêu gọi nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, bành chướng về quy mơ nhưng các tỷ suất về lợi nhuận không cao, điều này có thể là do gần đây có quá nhiều ngân hàng ra đời, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng khốc liệt hơn, tính độc quyền của các ngân hàng thương mại nhà nước khơng cịn như thời kỳ trước đây, chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi khơng cịn lớn, các loại phí ngân hàng đều phải miễn, giảm liên tục.

Rủi ro tín dụng (LLPTA) được tìm thấy có ý nghĩa thống kê 10% với hệ số - 0,539, phản ánh tác động ngược chiều lên thành quả tài chính ngân hàng, rủi ro tín dụng càng lớn, khả năng mất vốn càng lớn từ đó dẫn tới làm giảm thành quả ngân hàng. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012), họ cũng phát hiện ra mối tương quan nghịch giữa rủi ro tín dụng và ROA.

Đối với biến thanh khoản (LA), hệ số hồi quy của biến thanh khoản có giá trị bằng -0,038 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%, phản ánh tác động ngược chiều lên thành quả tài chính ngân hàng (ROA). Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012), họ cũng phát hiện ra mối tương quan nghịch giữa thanh khoản và ROA

Thuế (TOPBT) có hệ số -0,071 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, phản ánh tác động ngược chiều lên thành quả tài chính ngân hàng. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012), họ cũng phát hiện ra mối tương quan nghịch giữa thuế và ROA

Đáng chú ý, giá trị trễ của ROA có hệ số -0,125 và có ý nghĩa thống kê 5%, phản ánh ROA có mối liên hệ với giá trị ROA các năm trước đó.

Trong ba nhóm nhân tố tác động lên thành quả tài chính ngân hàng được sử dụng trong nghiên cứu này thì nhóm biến nội tại có nhiều nhân tố tác động có ý nghĩa. Trong khi đó nhóm biến ngành và biến vĩ mơ khơng tìm thấy bất kỳ nhân tố nào tác động có ý nghĩa tới thành quả tài chính ngân hàng (được đo lường bằng ROA).

Bảng 4.16:Tổng hợp kết quả nghiên cứu: ROA

Biến Tác động tới ROA Mức ý nghĩa thống kê

ROA(-1) Ngược chiều 5%

LTA Ngược chiều 10%

LLPTA Ngược chiều 10%

LA Ngược chiều 10%

TOPBT Ngược chiều 1%

ETA Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê

CE Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê

NTA Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê

LP Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê

C5 Ngược chiều Khơng có ý nghĩa thống kê

SMD Ngược chiều Khơng có ý nghĩa thống kê

IR Cùng chiều Khơng có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Như vậy, với biến phụ thuộc là ROA, các biến độc lập là ROAt-1; Quy mô (LA); Rủi ro tín dụng (LLPTA); Thanh khoản (LA); Thuế (TOPBT); Vốn (ETA); Hiệu quả chi phí (CE); Hoạt động phi truyền thống (NTA); Năng suất lao động (LP); Mức độ tập trung C(5); Phát triển thị trường chứng khoán: (SMD) và Lạm phát (IR). Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác giả kết luận các giả thuyết như sau:

Bảng 4.17:Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu: Biến phụ thuộc là ROA

Giả thuyết Kết quả Kết luận

Giả thuyết 1 Bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1

Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa quy mơ ngân hàng và thành quả tài chính ngân hàng.

Giả thuyết 2 Bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1

Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro tín dụng ngân hàng và thành quả tài chính ngân hàng.

Giả thuyết 3 Bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1

Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thanh khoản của ngân hàng và thành quả tài chính ngân hàng.

Giả thuyết 4 Bác bỏ giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1

Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thuế của ngân hàng và thành quả tài chính ngân hàng.

Giả thuyết 5 Chấp nhận giả thuyết H0 Khơng có mối tương quan giữa vốn của ngân hàng và thành quả tài chính ngân hàng.

Giả thuyết 7 Chấp nhận giả thuyết

H0 Khơng có mối tương quan giữa hoạt động phi truyền thống của ngân hàng và thành quả tài chính ngân hàng.

Giả thuyết 8 Chấp nhận giả thuyết H0 Không ccủa ngân hàng và thành quả tài chính ngân hàng. ó mối tương quan giữa năng suất lao động Giả thuyết 9 Chấp nhận giả thuyết H0 Khơng có mối tương quan giữa mức độ tập trung và thành quả tài chính ngân hàng. Giả thuyết 11 Chấp nhận giả thuyết H0 Khơng có mối tương quan giữa phát triển thị trường chứng khoán và thành quả tài chính ngân

hàng.

Giả thuyết 12 Chấp nhận giả thuyết H0 Khơng có mối tương quan giữa lạm phát và thành quả tài chính ngân hàng.

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Kết luận:

Như vậy, khi thành quả tài chính ngân hàng đo lường bằng NIM thì hiệu quả chi phí, năng suất lao động, lạm phát tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lên thành quả ngân hàng, hoạt động phi truyền thống tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê lên thành quả ngân hàng. Nhóm biến nội tại và biến vĩ mơ có vai trị quan trọng trong việc xác định thành quả tài chính ngân hàng.

Khi thành quả tài chính ngân hàng đo lường bằng ROA thì quy mơ, rủi ro tín dụng, thuế tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê lên thành quả ngân hàng. Nhóm biến nội tại có vai trị quan trọng trong việc xác định thành quả tài chính ngân hàng. Trong cả hai trường hợp thành quả tài chính ngân hàng được đo lường bằng NIM và ROA thì nhóm biến ngành được tìm thấy là khơng có vai trị trong việc xác định thành quả tài chính ngân hàng.

Với biến thanh khoản thì tác động khơng thống nhất, thanh khoản tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lên NIM nhưng tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê lên ROA.

So sánh kết quả phân tích thực nghiệm tại Việt Nam với kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc của Yong Tan và Christos Floros (2012)

Bảng 4.18: So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu của Yong Tan và

Christos Floros (2012)

Biến

Tác động tới NIM Tác động tới ROA

Nghiên cứu của tác giả

Yong Tan và Christos Floros

(2012)

Nghiên cứu của tác giả Yong Tan và Christos Floros (2012) Biến trễ -(5%) + (1%) - (5%) + (1%) LTA 0 - (5%) - (10%) 0 LLPTA 0 + (1%) - (10%) - (10%) LA + (10%) + (1%) - (10%) 0 TOPBT 0 - (1%) - (1%) - (1%) ETA 0 0 0 0 CE + (1%) + (1%) 0 + (1%) NTA - (1%) - (1%) 0 - (1%) LP + (1%) 0 0 + (1%) C5 0 0 0 - (10%) SMD 0 + (1%) 0 + (1%) IR +10 + (1%) 0 + (1%)

Nguồn: Kết quả thực nghiệm của tác giả và kết quả nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012)

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm bao gồm các số liệu thống kê mô tả, mối tương quan giữa các biến và kết quả kiểm định mơ hình hồi quy các nhân tố quyết định thành quả tài chính ngân hàng Việt Nam. Kết quả cho thấy khi thành quả tài chính ngân hàng đo lường bằng NIM thì hiệu quả chi phí, năng suất lao động, lạm phát tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lên thành quả ngân hàng, hoạt động phi truyền thống tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê lên thành quả ngân hàng. Khi thành quả tài chính ngân hàng đo lường bằng ROA thì quy mơ, rủi ro tín dụng, thuế tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê lên thành quả ngân hàng. Với biến thanh khoản thì tác động khơng thống nhất, thanh khoản tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lên NIM nhưng tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê lên ROA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố quyết định thành quả tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)