CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước đây về đánh giá hiệu quả hoạt động
doanh của NHTM
Trong những năm gần đây, có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu mơ hình CAMELS. Tiêu biểu có thể kể đến là:
• Ngơ Thị Duy Linh, Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và Võ Thị Hồng Điệp, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đơng Á theo mơ hình CAMELS, luận văn thạc sĩ 2013. Hai đề tài này có một điểm chung là đã sử dụng mơ hình CAMELS để thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hai đề tài này, khung phân tích mơ hình CAMELS chưa được xây dựng hồn thiện. Vì vậy, chưa thể đánh giá tồn diện tất cả các hoạt động của NHTM.
• Trương Huỳnh Phúc, Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài gòn, luận văn thạc sĩ kinh tế 2013. Đề tài đã đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài gịn thơng qua phương pháp phân tích định tính theo mơ hình CAMELS kết hợp với phân tích định lượng theo mơ hình Thống kê chi phí kế tốn (SCA –
Statistical Cost Acounting Model). Mơ hình SCA giả định rằng tỷ suất lợi nhuận biên trên tài sản là đồng biến và thay đổi tùy theo từng loại TSC, đồng thời nghịch biến và thay đổi tùy theo từng loại TSN, và mở rộng mơ hình cơ bản, thêm vào nhân tố tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Nhưng kết quả đạt được sau nghiên cứu còn vấp phải những hạn chế như: Mơ hình SCA chưa phân tích tác động của các yếu tố định tính về mạng lưới, giá trị thương hiệu, chất lượng nguồn nhân lực và chỉ lấy số liệu phân tích giai đoạn 2008-2011 do tính khơng đồng nhất của dữ liệu cũng như việc mở rộng mơ hình chưa được thực hiện tồn diện khi thiếu các biến vĩ mơ khác như lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, mức độ tập trung của thị trường NH.
Qua tìm hiểu, cho thấy nội dung của các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào việc đánh giá hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH theo phương pháp đánh giá truyền thống sử dụng các nhóm hệ số tài chính cơ bản hoặc áp dụng mơ hình CAMELS trong quản trị rủi ro tại NH. Bên cạnh phân tích định tính qua các nhân tố trong mơ hình CAMELS, một số đề tài nghiên cứu đã tích cực kết hợp với phân tích định lượng nhưng khơng có sự liên kết với mơ hình CAMELS đã phân tích trước đó và kết quả mang lại khơng hiệu quả khi khó tiếp cận nguồn dữ liệu nên việc phân tích khơng tồn diện.
Nghiên cứu đề xuất của tác giả:
Trong luận văn này, để phù hợp với tình huống nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện áp dụng mơ hình mở rộng của CAMELS là mơ hình CAMELS HIS để thực hiện đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu. Và hoàn thiện khung phân tích với việc vận dụng các số liệu thực tế trong giai đoạn 2008 – 2014 của Ngân hàng TMCP Á Châu để tính tốn theo bảng chỉ tiêu đánh giá từng nhân tố trong mơ hình CAMELS HIS được trình bày trong phụ lục 01- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo mơ hình CAMELS HIS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã nêu ra cơ sở lý luận hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, luận văn đã nêu lên các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thơng qua các chỉ tiêu tài chính và theo hiệp ước Basel cũng như theo mơ hình CAMELS HIS. Quan trọng hơn cả, luận văn đã giới thiệu các nhân tố thuộc mơ hình CAMELS HIS để cho thấy lý do tại sao lựa chọn mơ hình này trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn nghiên cứu.
Mặt khác, luận văn đã đi tìm hiểu về các nghiên cứu trước đây để đưa ra mơ hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài nghiên cứu này. Theo đó, luận văn sẽ thực hiện phương pháp phân tích định tính dựa trên việc phân tích các nhân tố tài chính và phi tài chính theo mơ hình CAMELS HIS để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2008-2014; từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH OANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU THEO MƠ HÌNH CAMELS HIS