CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB theo CAMELS HIS
3.2.4. Phân tích khả năng sinh lời – Earnings
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời
(ĐVT: %, ngàn đồng)
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
1 Tốc độ tăng trưởng
Lợi nhuận trước thuế 20,4% 10,8% 9,3% 35,5% -75,2% -0,7% 17,4%
2 Tỷ lệ thu nhập trên
vốn chủ sở hữu- ROE 36,7% 31,8% 28,9% 36% 8,5% 8,2% 9.8%
3 Tỷ lệ thu nhập trên
tổng tài sản- ROA 2,6% 2,1% 1,7% 1,7% 0,5% 0,6% 0,7%
4 Thu nhập trên cổ phiếu-
EPS (ngàn đồng/Cổ Phần) 2,98 2,75 2,86 3,28 0,67 0.87 1,02 5 Tỷ trọng thu nhập từ lãi so với tổng thu nhập 65,4% 67,9% 78% 87,5% 113% 84,6% 82,5% 6 Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập 34,6% 32,1% 22% 12,5% -13% 15,4% 17,5% 7 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên –NIM 4,6% 3,5% 3,1% 5% 5,2% 3,4% 3,2% 8 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên –MN 2,4% 1,7% 0,87% 0,72% -0,6% 0,62% 0,68% 9 Tỷ lệ sinh lời hoạt động-NPM 52,1% 44,6% 41% 42% 13,4% 14,6% 15,7%
10 Chi phí ngồi lãi
trên tổng thu nhập 37,5% 36,7% 39% 41,2% 73,2% 66,5% 63,8%
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời của ACB trong giai đoạn 2008-2014, một số đánh giá có thể rút ra như sau:
Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy lợi nhuận trước thuế của ACB giảm sâu vào năm 2012 và tiếp tục giảm năm 2013 với tỷ lệ tương ứng -75,2% và -0,7%. Sau sự cố năm 2012, một cán bộ cấp cao của ACB bị bắt giữ vào tháng 8/2012 đã có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB đã phải ứng phó với sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012. Việc lấy lại niềm tin của khách hàng trong việc thực hiện các hoạt động về thanh toán, dịch vụ, gửi tiền, cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…của ACB đều bị đình truệ, dẫn đến sự sụt giảm về lợi nhuận một cách nghiêm trọng. Và điều này còn kéo dài sang năm 2013, 2014 và đến bây giờ.
Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng trong tổng thu nhập
(ĐVT: %)
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Qua biểu đồ 3.6 cho thấy thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính cho NH, chiếm từ hơn 65% đến xấp xỉ 85%. Hơn nữa, thu nhập từ hoạt động cho vay này còn phải bù đắp cho những khoản đầu tư thua lỗ khác của NH. Cụ thể, lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng với số tiền là 1.863.643 triệu trong năm 2012, 77.616 triệu trong năm 2013 do việc đóng trạng thái vàng theo quy định của NHNN, yêu cầu bốc tách vốn vàng ra khỏi bảng cân đối kế toán và lỗ thuần từ
mua bán chứng khoán đầu tư là 273.410 triệu trong năm 2012. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên – MN đạt giá trị -0,6% năm 2012. Trong khi đó tỷ lệ thu nhập từ lãi cận biên – NIM dao dộng từ 3% đến 5%, thể hiện các tài sản sinh lời của ACB đã mang lại tỷ suất sinh lời NH khoảng 3-5% bằng việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Có sự sụt giảm sâu trong tỷ lệ sinh lời hoạt động – NPM, năm 2011: 42 % chỉ cịn lại 13,4% năm 2012. Có sự gia tăng chi phí ngồi lãi trên thu nhập giai đoạn sau năm 2012 khoảng hơn 20% so với thời kỳ trước đó.
Biểu đồ 3.7:Tỷ lệ thu nhập trên TTS của ACB so với ngành
(ĐVT: %) 0% 1% 2% 3% 2009 2010 2011 2012 2013
So sánh tỷ lệ thu nhập trên TTS của ACB so với ngành
Ngành ACB
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NH trong hệ thống) Qua biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ lệ thu nhập trên TTS –ROA của ACB luôn cao hơn so với ngành trong giai đoạn 2009-2013, riêng năm 2012 thì thấp hơn (0,5% < 0,62%). ROA của ACB giảm sút còn ở mức thấp chỉ 0,5% năm 2012 và 0,6% năm 2013 bởi vì có sự sụt giảm mạnh trong TTS của ACB so với năm 2011 (2011: 281.019.319 triệu, 2012: 176.307.607 triệu và 2013: 166.598.989 triệu) đồng thời tổng thu nhập cũng sụt giảm 2011, 2012, 2013 tương ứng là 7.646.535, 5.834.728 và 5.649.587 triệu.
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ thu nhập trên VCSH của ACB so với ngành (ĐVT: %) 0% 20% 40% 2009 2010 2011 2012 2013
So sánh tỷ lệ thu nhập trên VCSH của ACB so với ngành
Ngành ACB
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NH trong hệ thống) Qua biểu đồ 3.8 cho thấy sự biến động tăng, giảm của tỷ lệ thu nhập trên VCSH – ROE của ACB và ngành giống nhau nhưng ROE của ACB có sự tăng trưởng cao hơn ROE của ngành. Điều này thể hiện ACB đã sử dụng vốn để tạo ra thu nhập hiệu quả hơn so với tỷ lệ trung bình các NH khác trong ngành. Như đã phân tích, chịu ảnh hưởng từ sự cố năm 2012 và hàng loạt các nghiệp vụ tiền gửi có kỳ hạn và cho vay không thu hồi được nợ, ROE của ACB sau năm 2012 sụt giảm xấp xỉ 3 lần so với thời kỳ trước đó.
Điều này cũng được thể hiện qua sự sụt giảm lên chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu – EPS. Năm 2012 chỉ còn 0,67%, 2013: 0,87%, trong khi đó các năm trước dao động xung quanh mức 3%. Mặc dù có những sự khởi sắc trong năm 2013 với EPS đạt 1,02% nhờ vào những nỗ lực của ACB trong việc xây dựng lại niềm tin của khách hàng và các nhà đầu tư, nhưng các chỉ tiêu ROA, ROE và EPS của ACB sẽ khơng có những thay đổi đáng kể, vượt bậc trong thời gian tới.
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ chi phí hoạt động/ thu nhập hoạt động của ACB so với ngành
(ĐVT: %)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC của các NH trong hệ thống) Qua biểu đồ 3.9 cho thấy chi phí hoạt động/ thu nhập hoạt động của ACB luôn cao hơn so với trung bình ngành, đặc biệt là giai đoạn 2012-2014, tăng gần gấp đôi so với những năm trước đó. Ngun nhân là do chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng cao 2012: 296.376 triệu, 2013: 521.391 triệu, 2014: 854.630 triệu khi mà các khoản tiền gửi có kỳ hạn NH D và cho vay của ACB đối với Tổng công ty Nhà nước và Nhóm sáu cơng ty phải thực hiện trích lập dự phịng theo quy định. Đồng thời chi phí quản lý chung cũng gia tăng trong giai đoạn này, cụ thể 2012: 3.147.466 triệu, 2013: 4.270.661 triệu và 2014: 3.759.397 triệu bởi vì ACB thực hiện đầu tư vào việc thay đổi nhận dạng thương hiệu, quảng bá hình ảnh một ACB mới đến khách hàng. Ngày 5/1/2015, ACB đã công bố việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho tồn bộ các chi nhánh, phịng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới.
3.3.5. Phân tích khả năng thanh khoản – Liquidity
Bảng 3.6:Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng thanh khoản
(ĐVT: %) STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tỷ trọng tồn quỹ tiền mặt trên TTS 1,58 1,19 1,06 0,96 1,54 1,16 1,34 2 Tỷ lệ về khả năng chi trả 23,05 15,06 15,48 16,83 20,88 10,83 11,62 3 Hệ số tài sản lỏng 33,8 26,92 22,85 33,83 19,65 7,4 5,6
4 Hệ số đảm bảo tiền gửi 48,03 46,42 34,7 53,72 24,92 8,45 7,14
5 Tỷ lệ TS thanh khoản
trên nợ phải trả 36,5 28,65 24,19 35,33 21,16 8 6,23
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng thanh khoản của ACB trong giai đoạn 2008-2014, một số đánh giá có thể rút ra như sau:
Tiền mặt là tài sản không sinh lời, được dùng để đáp ứng nhu cầu hoạt động hàng ngày về nhu cầu rút vốn, cho vay mới, thanh toán, tiền lương cán bộ nhân viên và các chi phí khác. Vì vậy, mà tỷ lệ tỷ trọng tồn quỹ tiền mặt được duy trì ở mức hợp lý để đảm bảo khả năng chi trả. Trong năm xảy ra sự cố tháng 8/2012, tỷ lệ về khả năng chi trả của ACB được duy trì ở mức khá cao 20,88% vì có hiện tượng rút tiền ồ ạt. Tỷ lệ này thấp dần trong hai năm kế tiếp khi ACB đã thực hiện các biện pháp để lấy lại niềm tin từ khách hàng. Và, hệ số tài sản lỏng của ACB sau năm 2012 giảm dần, chỉ còn lại 5,6% năm 2014, cho thấy tài sản mà ACB nắm giữ có tính lỏng thấp nên khả năng đáp ứng nhu cầu rút vốn bất thường khơng cao. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự đối với hệ số đảm bảo tiền gửi và tỷ lệ TS thanh khoản trên nợ phải trả.
3.3.6. Phân tích độ nhạy với rủi ro thị trường – Sensitivity to Market Risk
Bảng 3.7: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường
(ĐVT: %)
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
1 Thu nhập từ giao dịch tài
chính so với tổng thu nhập 16,4 20,16 4,82 -0,105 -32,3 6,88 8,66 2 Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ
và vàng so với tổng dư nợ 29,48 17,33 24,6 26,16 18,23 10,4 8,74
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014)
Trong khoản mục chứng khốn kinh doanh, có sự kiện phát sinh:
Chứng khốn vốn do một cơng ty trong Nhóm sáu cơng ty phát hành được xem như sở hữu của một công ty con của ACB là ABCS thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư với một cơng ty trong Nhóm sáu cơng ty có giá trị niêm yết tại ngày 31/12/2013 là 151.222 triệu, giá trị thị trường chỉ còn lại là 106.301 triệu. ACB đã thực hiện dự phịng giảm giá chứng khốn kinh doanh tương ứng cho các cổ phiếu này là 44.921 triệu (31/12/2012: 59.264 triệu). Như vậy, ACB đã chịu rủi ro thị trường do sự biến động của giá chứng khoán vốn. ACB bị thiệt hại khi giá trị nắm giữ chứng khoán này bị giảm xuống vì chứng khoán vốn bị mất giá. Như vậy, ACB đã chịu rủi ro về giá đối với khoản đầu tư vào chứng khoán vốn kinh doanh này.
Cũng khơng nằm ngồi tình trạng như đã phân tích, chỉ tiêu thu nhập từ giao dịch tài chính so với thu nhập bị giảm sút năm 2011 với tỷ lệ -0,105%, nguyên nhân bởi có sự thua lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng với giá trị 161.467 triệu và giảm sút lớn trong năm 2012 do thua lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng (1.863.643 triệu) và lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư (273.410 triệu). Và chỉ tiêu dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và vàng so với tổng dư nợ của ACB cũng có
dấu hiệu giảm dần trong những năm gần đây, thay vào đó là thanh khoản tiền đồng được duy trì ở mức rất tốt.
3.3.7. Phân tích các nhân tố mở rộng – HIS
3.3.7.1. Nguồn nhân lực – Human Resourses
Bảng 3.8: Số lượng và thu nhập của cán bộ, nhân viên ACB
Nhân sự 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số lượng
(người) 6.901 6.669 7.255 8.613 10.275 9.131 9.296
Thu nhập
(triệu đồng) 642.965 791.502 889.529 1.472.590 1.645.185 1.411.409 1.557.651
(Nguồn: BCTC của ACB giai đoạn 2008-2014)
Tính đến 31/12/2014 tổng số lượng cán bộ, nhân viên là 9.296 người với tổng thu nhập là 1.557.651 triệu. Sau sự kiện tháng 8/2012, ACB đã thực hiện tinh giản quy mô nhân sự từ 10.275 người (năm 2012) còn 9.131 người (năm 2013), trong khi trước đó, có sự gia tăng đáng kể về số lượng nhân sự qua từng năm trong thời kỳ trước năm 2012. Trong đó, năm 2014 không tăng thêm nhân sự tại Hội sở, chỉ thực hiện tuyển dụng nhân sự kinh doanh và vận hành tại kênh phân phối đáp ứng nhu cầu phát triển.
Trong những năm gần đây, có sự gia tăng đáng kể các sự việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kinh doanh trái phép, trốn thuế và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hiệu quả nghiêm trọng của cán bộ, nhân viên trong ngành Ngân hàng hay tham ô tài sản ở các cơng ty Nhà nước. Tính chất nghiêm trọng của các sự việc này không chỉ dừng lại số tiền bị thiệt hại mà là số lượng cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng. Đặc biệt là vụ án một nhân viên cấp cao của ACB đang nắm giữ những chức trách, vị trí quan trọng là phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB, Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB, Chủ tịch hoặc là thành viên Hội đồng quản trị của sáu cơng ty khác bị khởi tố. Ngồi ra, hàng loạt các cựu lãnh đạo khác của ACB cũng bị khởi tố. Theo đó, năm 2012 các cựu lãnh đạo này đã từ nhiệm những vị trí
mà mình nắm giữ trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành của ACB. Sự việc này đã có ảnh hưởng nhất định đến ACB trong việc xây dựng niềm tin ở người gửi tiền khi mà cán bộ, nhân viên ngân hàng có những sai phạm, gây thất thốt hàng trăm tỷ đồng.
3.3.7.2. Kiểm soát nội bộ – Internal Control
Năm 2014, ACB đã thực hiện cải tiến quy trình nghiệp vụ NH liên quan đến pháp lý chứng từ, phê duyệt tín dụng, xử lý nợ,... Cụ thể như sau: Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an tồn; Thực hiện dự án Tự động hóa pháp lý chứng từ giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí và hạn chế rủi ro tín dụng; Thành lập trung tâm Phê duyệt tín dụng tập trung góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng phê duyệt; Hình thành các Tổ xử lý nợ tại các cụm, khu vực nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt, xử lý nợ; Xây dựng Bộ chuẩn mực dịch vụ khách hàng và tiến hành các hoạt động đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ làm cơ sở để cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; Tiếp tục củng cố, cải tiến hoạt động của mạng lưới chi nhánh và phịng giao dịch như triển khai mơ hình quản lý vùng trên toàn hệ thống; Điều chỉnh chi nhánh quản lý các phòng giao dịch; Quy hoạch hướng phát triển khách hàng cá nhân và/hoặc khách hàng doanh nghiệp; Bổ sung nhân sự cấp quản lý cho chi nhánh và phòng giao dịch theo quy định của NHNN; Đầu tư bố trí, nâng cấp trụ sở và triển khai nhận diện thương hiệu mới.
3.3.7.3. Các hệ thống – Systems
Hệ thống kế toán
Tương ứng với những sự thay đổi của các quy định theo từng thời kỳ thì một trong những việc khơng thể thiếu là việc sửa đổi, bổ sung về Hệ thống tài khoản kế tốn các TCTD và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Khi đó, ghi nhận các số liệu theo quy định mới đồng thời phân loại lại các số liệu so sánh của năm trước cho phù hợp với cách trình bày của năm hiện tại. Việc áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ảnh hưởng đến các chính sách kế tốn tại ACB như sau:
Cho vay khách hàng – phân loại và trích lập rủi ro tín dụng.
Dự phịng rủi ro cam kết tín dụng.
Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phân loại là chứng khoán đầu tư sẵn dàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn – phân loại và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.
Tiền gửi và cho vay các TCTD khác – phân loại và trích lập rủi ro tín dụng.
Hệ thống thông tin quản lý
Năm 2014 đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa cơng nghệ của ACB khi ACB thực hiện nâng cấp hệ nghiệp vụ NH lõi (core banking) từ TCBS lên DNA vào tháng 8/2014, thay thế cho hệ thống cũ đã sử dụng 14 năm. ACB cũng đã hoàn thành giai đoạn 1 dự án nâng cấp ACB Online, Mobile App thành công cụ bán hàng trực tuyến với giao diện hiện đại và thân thiện. Bên cạnh đó, ACB đã đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (Enterprise Module Data Centre) xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD.
3.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn 2008-2014 2008-2014
Qua q trình phân tích các nhân tố trong mơ hình CAMELS HIS luận văn rút ra một vài đánh giá về thực trạng mức độ rủi ro của ACB trong giai đoạn 2008-2014 như sau:
3.3.1. Những kết quả đã đạt được
Đảm bảo an toàn vốn