Phân tích chất lượng tài sản có – Asset Quality

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB theo CAMELS HIS

3.2.2. Phân tích chất lượng tài sản có – Asset Quality

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng tài sản Có

(ĐVT: %)

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tăng trưởng

dư nợ cho vay 9,24 78,75 39,8 177,4 -0,5 4,27 8,62 2 Cơ cấu Cho vay

trong TTS 32,86 36,85 42,16 36,23 57,46 63,41 63,89 3 Cơ cấu Đầu tư

trong TTS 24,59 18,25 25,49 11,22 15,17 21,17 28,74 4 Cơ cấu TSC sinh lời

trong TTS 80,4 78,96 83,77 76,37 85,1 88,91 95,17 5 Tỷ lệ dư nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến 5) 2,03 0,99 0,58 1,21 7,77 5,79 4,75 6 Tỷ lệ nợ xấu (thuộc nhóm 3,4,5) 0,89 0,41 0,34 0,88 2,46 3,1 2,17 7 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 32,3 81,15 142,8 79,25 18,8 24,93 28,56 8 Tỷ lệ cho vay so với

nguồn vốn huy động 53,4 71,1 80,8 71,5 80,8 76,5 72,21

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng tài sản Có của ACB trong giai đoạn 2008-2014, một số đánh giá có thể rút ra như sau:

Số dư nợ cho vay của ACB năm 2011 tăng trưởng cao 177,4% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012, tỷ lệ này không tăng trưởng mà đã giảm xuống

(-0,5%) và sự tăng trưởng rất thấp trong năm 2013 và 2014 với tỷ lệ 4,27% và 8,62%. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho NH nhưng số dư nợ cho vay của ACB có xu hướng tăng trưởng thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của ACB.

Đối với tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này dao động từ 70%- 80%, thể hiện một đồng vốn huy động được, ACB đã thực hiện 70%-80% số tiền này cho hoạt động cho vay khách hàng để mang lại thu nhập chính cho NH. Con số này là tương đối cao, vấn đề đặt ra với số tiền cịn lại ACB có đảm bảo tính thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả cho những nhu cầu rút tiền bất thường, những cú sốc có thể xảy ra hay khơng. Đây là điều mà ACB cần hoạch định để đảm bảo cân đối giữa hoạt động tín dụng và nguồn vốn huy động được.

Biều đồ 3.3:Nợ xấu, Dư nợ cho vay và Tỷ lệ nợ xấu

(ĐVT: triệu đồng, %)

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Qua biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ACB có sự gia tăng vượt trội kể từ năm 2012 (2012: 2,46%, 2013: 3,1% và 2014: 2,17%), đặc biệt năm 2013 tỷ lệ này cao hơn quy định của NHNN là kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Tính đến ngày 31/12/ 2014, ACB đã bán 1.457.053 triệu dư nợ cho vay cho VAMC, trong đó 1.036.082

Nợ xấu, Dư nợ cho vay và Tỷ lệ nợ xấu

0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tr iệ u đồng 0% 1% 1% 2% 2% 3% 3% 4%

triệu được bán trong năm 2014. Và ACB đã thực hiện dự phòng rủi ro cụ thể với số tiền 100.626 triệu cho các trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua nợ xấu của ACB. Điều này cũng đúng đối với tỷ lệ dư nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến 5), khi có sự gia tăng trong giai đoạn 2012-2014 với tỷ lệ so với giai đoạn trước 2012, trong đó tỷ lệ dư nợ quá hạn trong năm 2012 tăng bất thường 7,77%. Hai tỷ lệ này cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ACB từ hoạt động cho vay cũng như việc gia tăng chi phí trích lập dự phịng cho các dư nợ cho vay chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Nguyên nhân có thể kể đến là do 8.966 triệu số dư nợ cho vay một Tổng cơng ty Nhà nước được phân loại Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn và Các số dư cho vay của Nhóm sáu cơng ty được phân loại vào Nhóm 2 – Nợ cần chú ý với số tiền được ghi nhận ngày 31/12/2014 là 2.237.284 triệu. Do đó, chất lượng tín dụng của ACB đang có xu hướng giảm đi. Theo đó, tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng tăng lên 2012: 18,8%, 2013: 24,93% , 2014: 28,56% khi mà có sự gia tăng chi phí trong dự phịng rủi ro tín dụng.

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nợ xấu của ACB so với ngành

(ĐVT: %)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các NH trong hệ thống) Qua biểu đồ 3.4 cho thấy mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ACB có chiều hướng tăng nhưng nó vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành khi mà tồn tại nhiều TCTD được xếp vào loại yếu kém. Theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD

giai đoạn 2011-2015”, đối với TCTD yếu kém, NHNN tái cấp vốn cho TCTD thiếu thanh khoản trên cơ sở hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt. Ngồi ra, TCTD yếu kém phải chịu sự giám sát đặc biệt một cách chặt chẽ, toàn diện của NHNN về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt động. Sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm khả năng chi trả, TCTD yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thể thực hiện một cách tự nguyện, NHNN sẽ áp dụng các biện pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở bắt buộc đối với TCTD yếu kém.

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu danh mục Tài sản Có

(ĐVT: %)

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Qua biểu đồ 3.5 cho thấy cơ cấu danh mục tài sản Có của ACB có xu hướng ngày càng giảm dần các TSC không sinh lời, thay vào đó là sử dụng nguồn vốn đầu tư vào các TSC sinh lời bao gồm: xu hướng giảm tiền gửi và cho vay các TCTD, ngày càng tăng cho vay khách hàng, đầu tư chứng khốn kinh doanh, các cơng cụ phái sinh, chứng khốn đầu tư, góp vốn, đầu tư dài hạn và bất động sản đầu tư. ACB đã thực hiện một có cơ cấu danh mục tài sản tăng cường khả năng sinh lợi, mang lại thu nhập cho NH. Nhưng, điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng các rủi ro có thể gặp phải cho NH khi có sự biến động về giá cả, lãi suất hay khả năng khơng thanh tốn được khoản tiền vay của các khách hàng. Vì vậy, ACB sẽ bị tác

động mạnh bởi rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường trong hoạt động kinh doanh khi xây dựng cơ cấu danh mục tài sản Có như thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)