Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 38)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

- Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - Tên giao dịch: ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, Tp. HCM - Điện thoại: (84.8) 3929 0999 Số fax: (84.8) 3839 9885 - Website: www.acb.com.vn

- Vốn điều lệ : 9.376.965.060.000 đồng

- Niêm yết: ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.

Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thơng

Mã chứng khốn: ACB

Mệnh giá: 10.000 đồng/ cổ phiếu

Số lượng chứng khoán niêm yết: 937.659.506 cổ phiếu - Ngành nghề kinh doanh:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các TCTD trong nước; vay vốn của các TCTD khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ NH khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNNVN cho phép; hoạt động bao thanh toán, mua bán trái phiếu; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; đại lý

bảo hiểm; cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính; kinh doanh chứng khốn; mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát ành; các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ NH khác.

- Mạng lưới hoạt động:

01 Sở giao dịch, 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Tp. Hồ Chí Minh, miền Đơng Nam bộ và vùng đồng bằng Sơng Hồng là các thị trường trọng yếu tính theo số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận NH. Hệ thống ATM: hơn 11.000. Trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động. Và, 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB theo mơ hình CAMELS HIS Trên cơ sở khung lý thuyết trên kết hợp với điều kiện về nguồn dữ liệu và khả năng tiếp cận, luận văn sẽ thực hiện phân tích các nhân tố tài chính và phi tài chính theo mơ hình CAMELS HIS để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 2008-2014.

Luận văn sẽ phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ACB theo 2 giai đoạn: trước năm 2012 và sau năm 2012, trong đó tập trung phân tích giai đoạn sau năm 2012 khi mà báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2012 đến năm 2014 có các khoản mục được ghi chú với nhiều nghiệp vụ phát sinh2

gây ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của ACB. Trong đó, các chỉ tiêu tài chính trong mơ hình CAMELS HIS được tính tốn dựa trên số liệu được thống kê trong phụ lục 04- Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2008- 2014 và phụ lục 05- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của

2 Phụ lục 02. Tóm tắt một số nghiệp vụ phát sinh tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2008-2014. Và, các biểu đồ được vẽ từ bảng dữ liệu được thống kê trong phụ lục 03 - Danh sách bảng số liệu vẽ biểu đồ.

3.2.1. Phân tích mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ an tồn vốn

(ĐVT: %, lần)

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tăng trưởng VCSH 24,1% 30,1% 12,6% 5,1% 5,6% -1% -0,86%

2 Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu (CAR) 12,44% 9,73% 10.6% 9,25% 11,2% 14,7% 14,1% 3 Hệ số đảm bảo của VCSH đ/v nguồn vốn huy động 10,48% 10,38% 8,42% 6,76% 9,08% 8,57% 7,71% 4 Hệ số đòn bẩy tài chính 12,6 15,6 17 22,5 13 12,3 13,5 5 Tỷ lệ đầu tư TSCĐ 14,1% 13,2% 15% 17,6% 37,1% 49% 25,5% 6 Tỷ lệ đầu tư tài chính 314,7% 318,3% 423,7% 218,2% 192,7% 267,8% 320% 7 Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần 15,2% 11,8% 26,4% 29,7% 11,2% 7,4% 7,15%

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá mức độ an tồn vốn của ACB trong giai đoạn 2008-2014, một số đánh giá có thể rút ra như sau:

Tính đến cuối năm 2014, tổng giá trị VCSH của ACB đạt mức 12.397.303 triệu đồng, trong đó vốn điều lệ là xấp xỉ 9.377 tỷ đồng, đáp ứng được quy định của NHNN về mức vốn tối thiểu 3000 tỷ đồng, nó là cơ sở đảm bảo năng lực tài chính cho các hoạt động kinh doanh của NH. Sự tăng trưởng VCSH năm 2013 và 2014 của ACB có sự sụt giảm so với năm 2012 với tỷ lệ tương ứng là -1% và - 0,86%, nó xuất phát từ sự sụt giảm nghiêm trọng của tổng tài sản năm 2011: 281.019.319 triệu, năm 2012 còn lại chỉ 176.307.607 và năm 2013 là 166.598.989 triệu, năm 2014 có tăng lên nhưng khơng nhiều (179.609.771 triệu) đồng thời là sự

gia tăng trong tổng nợ phải trả như năm 2013 là 154.094.787 triệu, đến năm 2014 tăng lên 167.212.468 triệu. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là do ACB không thu hồi được các khoản tiền gửi và cho vay, làm giảm thu nhập đồng thời gia tăng chi phí trong việc trích lập dự phịng cho các khoản tiền gửi và cho vay chuyển sang các nhóm nợ cao hơn. Cụ thể là ACB không thu được số tiền bồi thường theo quyết định của Tòa án là 694.830 triệu trong vụ việc ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền có kỳ hạn tại NH A; ACB bị thiệt hại kinh tế với số tiền giảm khoản lãi dự thu là 368.132 triệu đối với khoản cho vay NH C; khoản tiền gửi có kỳ hạn tại NH D với số tiền 400.000 triệu đã quá hạn được phân loại vào Nhóm 2-Nợ cần chú ý; 8.966 triệu số dư nợ cho vay một Tổng công ty Nhà nước và 500.000 triệu trái phiếu do Tổng công ty này phát hành được phân loại Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn và Các số dư nợ cho vay và dư nợ trái phiếu của Nhóm sáu cơng ty được phân loại vào Nhóm 2 – Nợ cần chú ý. Điều này cịn được thể hiện qua hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động giảm dần ở mức 9,08%, 8,57%, 7,71% từ 2012 đến 2014. Khả năng chi trả và đảm bảo khả năng mất vốn của người gửi tiền tại ACB bị giảm dần trong giai đoạn sau năm 2012 khi cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu có sự sụt giảm.

Ba tỷ lệ đầu tư TSCĐ, tỷ lệ đầu tư tài chính, tỷ lệ góp vốn mua cổ phần thể hiện mức độ tài trợ của VCSH đối với các hoạt động tương ứng: đầu tư TSCĐ, đầu tư tài chính và hoạt động góp vốn, mua cổ phần của ACB. Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào TSCĐ của ACB luôn thấp hơn 50% VCSH và tỷ lệ góp vốn mua cổ phần các năm thấp hơn 30% VCSH. Điều này phù hợp với quy định trong Luật các TCTD tương ứng hai tỷ lệ này là 50% và 40%. Năm 2013, tỷ lệ đầu tư TSCĐ ở mức 49%, gần với mức cao nhất của quy định đưa ra (50%).

Đối với hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần, ACB đã thực hiện đầu tư vào Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ NH Á Châu (“ACBD”) với hình thức cơng ty liên kết mặc dù ACB chỉ sở hữu 10% tỷ lệ phần góp vốn, nguyên nhân là do: ACB có đại diện trong Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương của cơng ty này; ACB có quyền tham gia vào q trình hoạch định chính sách và ACB có

ảnh hưởng đáng kể đối với chính sách tài chính và hoạt động của cơng ty này. Ngồi ra, ACB đã đầu tư vào vào Cơng ty Cổ phần Sài Gịn kim hồn ACB-SJC (“ACB-SJC”) dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ sở hữu 10% do ACB có ký hợp đồng đồng kiểm sốt với bên liên doanh và tất cả các quyết định chiến lược về tài chính và hoạt động đều phải có sự nhất trí của ACB và bên liên doanh. Một điều đáng chú ý khác là khoản đầu tư vào các tổ chức kinh tế trong nước đã niêm yết với số tiền 20.939 triệu chứng khốn vốn mà cơng ty con của ACB là ACBS đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư với một cơng ty trong Nhóm sáu cơng ty.

Cịn tỷ lệ đầu tư tài chính của ACB ln ở mức cao, dẫn đến ACB có thể phải chịu rủi ro về giá cả và lãi suất khi các chứng khoán đầu tư mà ACB nắm giữ trong ngắn hạn sẵn sàng để bán hay dài hạn giữ đến ngày đáo hạn có sự biến động. Trong đó, trái phiếu do Tổng cơng ty Nhà nước và ba cơng ty trong Nhóm sáu cơng ty phát hành là hai hoạt động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ACB khi ACB không thể thu hồi vốn khi trái phiếu này khi đến hạn hay không thể bán chúng đi vì có tính thanh khoản thấp, khơng có nhà đầu tư muốn mua hai trái phiếu này.

Biểu đồ 3.1: Hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động và CAR

(ĐVT: triệu đồng, %)

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động

và CAR 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 180,000,000 200,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tr iệ u đồ ng 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% VCSH Nguồn vốn huy động

Qua biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trong giai đoạn 2008- 2014 ln được ACB được duy trì ở mức cao, đáp ứng được quy định của NHNN không nhỏ hơn 9% trong đó năm 2008 đạt 12,44% cao hơn khá nhiều so với mức 9,87% của toàn ngành, năm 2013, 2014 lần lượt đạt mức 14,7%, 14,1%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức quy định chứng tỏ ACB có thể đáp ứng đủ vốn cho những nhu cầu rút tiền, xin vay, đầu tư, bảo lãnh…phát sinh và có khả năng đối phó trước các cú sốc bất thường xảy ra, từ đó, đảm bảo được an tồn trong hoạt động kinh doanh. Nhưng, nó cũng đồng nghĩa với việc thu nhập có được sẽ giảm đi vì ACB đã thực hiện các hoạt động sử dụng vốn ở mức quá an toàn với lãi suất sinh lợi thấp. Năm 2011 có sự giảm sâu của cả tỷ lệ an toàn tối thiểu CAR và hệ số đảm bảo của VCSH đối với nguồn vốn huy động, với tỷ lệ lần lượt là 9,25% và 6,76%. Nhưng bắt đầu từ 2012 đến 2014, hai chỉ tiêu này có sự biến động ngược chiều nhau. Điều này thể hiện có sự giảm sút trong khả năng đảm bảo khơng bị mất vốn của khách hàng gửi tiền tại ACB.

Biểu đồ 3.2: Nợ phải trả, VCSH và Hệ số địn bẩy tài chính

(ĐVT: triệu đồng, lần)

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Qua biểu đồ 3.2 cho thấy hệ số địn bẩy tài chính của ACB được duy trì ở mức trên 12 lần, với năm 2011 đạt giá trị cao nhất là 22,5 lần. Việc sử dụng đòn bẩy tài

Nợ phải trả, VCSH và Hệ số địn bẩy tài chính

0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 300,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tr iệ u đồng 1 6 11 16 21 26 Lầ n Nợ phải trả VCSH Hệ số địn bẩy tài chính

chính cao sẽ tiềm ẩn rủi ro tài chính cao. ACB đã thực hiện cấu trúc vốn sử dụng nhiều nguồn tài trợ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với việc ACB chấp nhận các rủi ro tài chính sẽ gặp phải. Những năm gần đây, có sự ổn định trong hoạt động tài chính khi hệ số này chỉ dao động xung quanh 12, 13 lần.

3.2.2. Phân tích chất lượng tài sản có – Asset Quality

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng tài sản Có

(ĐVT: %)

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tăng trưởng

dư nợ cho vay 9,24 78,75 39,8 177,4 -0,5 4,27 8,62 2 Cơ cấu Cho vay

trong TTS 32,86 36,85 42,16 36,23 57,46 63,41 63,89 3 Cơ cấu Đầu tư

trong TTS 24,59 18,25 25,49 11,22 15,17 21,17 28,74 4 Cơ cấu TSC sinh lời

trong TTS 80,4 78,96 83,77 76,37 85,1 88,91 95,17 5 Tỷ lệ dư nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến 5) 2,03 0,99 0,58 1,21 7,77 5,79 4,75 6 Tỷ lệ nợ xấu (thuộc nhóm 3,4,5) 0,89 0,41 0,34 0,88 2,46 3,1 2,17 7 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 32,3 81,15 142,8 79,25 18,8 24,93 28,56 8 Tỷ lệ cho vay so với

nguồn vốn huy động 53,4 71,1 80,8 71,5 80,8 76,5 72,21

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Xem xét các chỉ tiêu tài chính đánh giá chất lượng tài sản Có của ACB trong giai đoạn 2008-2014, một số đánh giá có thể rút ra như sau:

Số dư nợ cho vay của ACB năm 2011 tăng trưởng cao 177,4% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012, tỷ lệ này không tăng trưởng mà đã giảm xuống

(-0,5%) và sự tăng trưởng rất thấp trong năm 2013 và 2014 với tỷ lệ 4,27% và 8,62%. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho NH nhưng số dư nợ cho vay của ACB có xu hướng tăng trưởng thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của ACB.

Đối với tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này dao động từ 70%- 80%, thể hiện một đồng vốn huy động được, ACB đã thực hiện 70%-80% số tiền này cho hoạt động cho vay khách hàng để mang lại thu nhập chính cho NH. Con số này là tương đối cao, vấn đề đặt ra với số tiền cịn lại ACB có đảm bảo tính thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả cho những nhu cầu rút tiền bất thường, những cú sốc có thể xảy ra hay khơng. Đây là điều mà ACB cần hoạch định để đảm bảo cân đối giữa hoạt động tín dụng và nguồn vốn huy động được.

Biều đồ 3.3:Nợ xấu, Dư nợ cho vay và Tỷ lệ nợ xấu

(ĐVT: triệu đồng, %)

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ số liệu trong BCTC của ACB 2008-2014) Qua biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ACB có sự gia tăng vượt trội kể từ năm 2012 (2012: 2,46%, 2013: 3,1% và 2014: 2,17%), đặc biệt năm 2013 tỷ lệ này cao hơn quy định của NHNN là kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Tính đến ngày 31/12/ 2014, ACB đã bán 1.457.053 triệu dư nợ cho vay cho VAMC, trong đó 1.036.082

Nợ xấu, Dư nợ cho vay và Tỷ lệ nợ xấu

0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tr iệ u đồng 0% 1% 1% 2% 2% 3% 3% 4%

triệu được bán trong năm 2014. Và ACB đã thực hiện dự phòng rủi ro cụ thể với số tiền 100.626 triệu cho các trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua nợ xấu của ACB. Điều này cũng đúng đối với tỷ lệ dư nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến 5), khi có sự gia tăng trong giai đoạn 2012-2014 với tỷ lệ so với giai đoạn trước 2012, trong đó tỷ lệ dư nợ quá hạn trong năm 2012 tăng bất thường 7,77%. Hai tỷ lệ này cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ACB từ hoạt động cho vay cũng như việc gia tăng chi phí trích lập dự phịng cho các dư nợ cho vay chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Nguyên nhân có thể kể đến là do 8.966 triệu số dư nợ cho vay một Tổng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu theo mô hình camels his (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)