CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho
4.2.5.3. Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro ngân hàng
Xây dựng cơ cấu, quy trình và cơng cụ tính tốn theo chuẩn quốc tế
Với việc NHNNVN đang từng bước điều chỉnh hoạt động thị trường tiền tệ - ngân hàng nước ta theo hướng hội nhập quốc tế, thực hiện các quy định trên cơ sở tham chiếu đến các chuẩn mực quốc tế theo Hiệp ước Basel II và III về công tác quản trị rủi ro và giám sát hệ thống NH thế giới mà văn bản mới nhất là thông tư 36/2014/TT-NHNN, điều này đặt ra yêu cầu các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng cần phải cấu trúc lại tồn bộ danh mục tài sản có cũng như tài sản nợ để vừa tuân thủ được quy định đồng thời vừa tối ưu hóa khả năng sinh lời của danh mục. Theo đó, ACB phải thay đổi, bổ sung về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị điều hành, quản lý rủi ro của NH một cách tương ứng. Mặt khác, ACB cần thực hiện tự động hóa hệ thống cơng nghệ thông tin, công tác thống kê, theo dõi, quản lý dòng tiền, giám sát các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn.
Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm
ACB cần xây dựng một chu trình và những kỹ thuật cụ thể bao gồm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường kinh doanh, đặc thù các sản phẩm, dịch vụ, quy trình nghiệp vụ và toàn bộ mọi hoạt động khác của NH nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra mà còn nhận dạng, phát hiện và dự báo được những rủi ro mới có thể xuất hiện. Từ đó, xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro và ước lượng khả năng và ảnh hưởng của rủi ro đến NH. Trên cơ sở đó, ACB đưa ra những cách thức phản ứng thích hợp cho từng trường hợp với những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro và tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng, hạn chế sự xuất hiện của chúng. Đồng thời, cần có những hành động cụ thể để kiểm sốt, phịng ngừa, né tránh, chuyển giao rủi ro cũng như giảm thiểu tổn thất đến mức thấp nhất.