CHƢƠNG 4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Quy trình nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu -> các cơ sở lý thuyết có liên quan -> xây dựng thang đo, câu hỏi nghiên cứu và dàn bài thảo luận tay đơi sơ bộ -> Đưa ra thang đo chính thức -> Thực hiện khảo sát -> Thu thập dữ liệu, mã hóa, làm sạch dữ liệu -> Phân tích Cronbach’s alpha và EFA -> Phân tích hồi quy -> Thảo luận kết quả và kiến nghị.
Nghiên cứu này gồm có hai phần: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
4.2.1. Nghiên cứu định tính
Được thực hiện thông qua dàn bài thảo luận tay đôi (Phụ lục 1) với 05 cán bộ (Hòa, Phước, Sáng, Tám, Phú) viên chức đang cơng tác tại phịng tổ chức hành
chính (đồng chí Phú hiện là Phó Giám đốc của đơn vị phụ trách mảng nhân sự tại đơn vị) và cũng là những người có kinh nghiệm và thâm niên cơng tác lâu năm tại đơn vị để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển việc của nhân viên và kiểm tra lại thang đo để phục vụ cho việc nghiên cứu. Kết quả sau khi thực hiện dàn bài thảo luận tay đơi thì cả 5 đều đồng tình thống nhất với dữ liệu của thang đo.
4.2.2. Nghiên cứu định lƣợng
Được thực hiện thông qua việc thu thập các mẫu điều tra bằng bảng câu hỏi (Phụ lục 2). Mẫu nghiên cứu sau khi được thu thập về sẽ được kiểm tra lại và loại bỏ những mẫu khơng đạt u cầu, sau đó sẽ dùng phần mềm SPSS 22.0 để chạy dữ liệu phân tích và cho kết quả nghiên cứu. Việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu sẽ được thực hiện trong tháng 3/2015.
Việc nghiên cứu này được thực hiện qua 3 bước:
Bƣớc 1: Phân tích thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu sau khi thu thập về sẽ được làm sạch để loại bỏ các mẫu dữ liệu khơng phù hợp, mã hóa và tiến hành việc nhập dữ liệu. Việc thống kê mô tả mẫu nghiên cứu sẽ chỉ ra các đặc điểm của mẫu nghiên cứu về thông tin của người được nghiên cứu như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian cơng tác, chức vụ, thu nhập, nơi làm việc.
Bƣớc 2: Đánh giá thang đo
Thơng qua việc phân tích đánh giá thang đo hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).
* Phân tích Cronbach’s alpha: Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để đánh giá
sự hội tụ của các thành phần trong thang đo và thường được dùng trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp của nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Điều kiện khi chạy Cronbach’s alpha khi hệ số tổng Cronbach’s alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến – tổng > 0.3. Những nhân tố có hệ số tương quan biến – tổng < 0.3 sẽ bị loại.
* Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo (dẫn theo Lê Ngọc Đức, 2008). Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa
biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là khơng có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.
Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA Tiêu chuẩn đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn
hoặc bằng 0,5 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0,3 là đạt được mức tối thiểu; lớn hơn 0,4 là quan trọng; lớn hơn 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75 (Hair, Anderson, Tatham và Black; 2008).
Vì vậy, trong giới hạn của luận văn, cỡ mẫu nghiên cứu chính thức là 260 mẫu và nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn thì những nhân tố nào có hệ số tải nhân tố < 0.5 sẽ bị loại.
0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố khơng thích hợp với dữ liệu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
Sử dụng phương pháp trích yếu tố là Principal components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues >=1. Với các thang đo đơn hướng thì sử dụng phương pháp trích yếu tố Princial components analysis. Tiến hành loại các biến số có trọng số nhân tố (còn gọi là hệ số tải nhân tố) nhỏ hơn 0,4 và tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (thang đo được chấp nhận) (Gerbing & Anderson, 1988; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Bƣớc 3: Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết.
Các thang đo sau khi được đánh giá là đạt yêu cầu thì sẽ đưa vào phân tích tương quan và phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết.
Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient) đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Nguyên tắc cơ bản, tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với mối quan hệ tuyến tính của 2 biến. Chính vì vậy, phân tích tương quan Pearson đơi khi cịn được gọi là phân tích hồi quy giản đơn (nhưng khác nhau về mặt ý nghĩa).
Hệ số tương quan Pearson (r) sẽ nhận giá trị -1 < r < 1. Khi r > 0 cho biết một sự tương quan dương giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm tăng giá trị của biến kia và ngược lại khi r < 0 cho biết một sự tương quan âm giữa hai biến, nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm giảm giá trị của biến kia và ngược lại. Theo nghiên cứu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì giá trị tuyệt đối của r càng gần 1 thì mức độ tương quan giữa 2 biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến. Giá trị r bằng +1 hoặc bằng -1 cho thấy dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mơ hình tuyến tính.
4.3. Các biến nghiên cứu và thang đo
Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu dựa vào lý thuyết và các thang đo của Walton (1975) được điều chỉnh lại và bổ sung cho phù hợp dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính qua dàn bài thảo luận tay đơi (Phụ lục 1). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển việc bao gồm: (1) Tinh thần trách nhiệm vì cơng việc
(TTTN), (2) Thu nhập từ công việc (TN), (3) Xung đột công việc – gia đình (XDCVGD), (4) Thách thức trong cơng việc (TTTCV), (5) Vai trị và thái độ người lãnh đạo (VTLD), (6) Bầu khơng khí của tập thể (BKKTT), (7) Môi trường và điều kiện làm việc (MTLV). Tám thành phần của QWL này được điều chỉnh lại cho phù
hợp với tình hình Việt Nam.
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển việc của cán bộ công chức, viên chức bao gồm:
(1) Tinh thần trách nhiệm vì cơng việc (TTTN): TTTN1, TTTN2. (2) Thu nhập từ công việc (TN): TN1, TN2, TN3.
(3) Xung đột công việc – gia đình (XDCVGD): XDCVGD1, XDCVGD2, XDCVGD3, XDCVGD4,XDCVGD5.
(4) Thách thức trong công việc (TTTCV): TTTCV1, TTTCV2, TTTCV3, TTTCV4.
(5) Vai trò và thái độ người lãnh đạo (VTLD): VTLD1, VTLD2. (6) Bầu khơng khí của tập thể (BKKTT): BKKTT1, BKKTT2. (7) Môi trường và điều kiện làm việc (MTLV): MTLV1, MTLV2.
Bộ thang đo đã được kiểm tra thông qua phỏng vấn với đối tượng là các cán
bộ công chức, viên chức đang công tác tại Cần Thơ (Phụ lục 2), các biến quan sát
được đo lường bằng thang đo thành phần các yếu tố ảnh hưởng (Bảng 4.1).
Bảng 4.1: THANG ĐO THÀNH PHẦN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG (QWL)
KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT
TTTN1. Bạn có hiểu rõ trách nhiệm của bạn trong việc thực hiện công việc được giao.
TTTN2. Bạn được tự do phát biểu, đóng góp ý kiến và được ghi nhận.
Thu nhập từ công việc (TN)
TN1 Mức lương hiện tại đã tương xứng với năng lực của bạn. TN2 Tiền thưởng hiện tại đã tương xứng với sự đóng góp của bạn. TN3 Chế độ phúc lợi hiện tại của đơn vị đã thật sự tốt.
Xung đột giữa gia đình - cơng việc (XDCVGD)
XDCVGD1 Người thân trong gia đình bạn đồng ý với công việc bạn đang làm. XDCVGD2 Bạn đã sắp xếp hợp lý cơng việc giữa gia đình và cơ quan.
XDCVGD3 Bạn và người thân trong gia đình có thường tranh luận về cơng việc trong cơ quan bạn đang công tác
XDCVGD4 Môi trường làm việc của bạn hiện giờ đã được đảm bảo tốt XDCVGD5 Thời gian làm việc của bạn hiện giờ đã ổn định
Thách thức trong công việc (TTTCV)
TTTCV1 Khối lượng công việc hiện giờ bạn đang làm đã phù hợp với bạn. TTTCV2 Bạn cảm thấy chán nản với công việc nhàn rỗi.
TTTCV3 Công việc bạn đang được giao bị quá tải và bạn cảm thấy chán nản. TTTCV4 Bạn thích được làm việc trong mơi trường với nhiều thử thách trong
công việc.
Vai trò và thái độ của ngƣời lãnh đạo (VTLD)
VTLD1 Lãnh đạo hiện giờ của bạn là người cứng nhắc và độc đoán trong việc. VTLD2 Lãnh đạo của bạn có lắng nghe, tiếp thu, tham khảo ý kiến của cấp
dưới trước khi đưa ra quyết định trong cơng việc.
Bầu khơng khí của tập thể (BKKTT)
BKKTT1 Đồng nghiệp của bạn ln quan tâm và giúp đỡ bạn hồn thành tốt các công việc.
BKKTT2 Bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc chung với các đồng nghiệp trong cơ quan.
MTLV1 Nơi làm việc đã cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc của bạn
MTLV2 Bạn đang làm việc trong mơi trường có ánh sáng đầy đủ, mơi trường khơng bị ô nhiễm, sức khỏe của bạn được đảm bảo tốt.
Thang đo khả năng chuyển việc của nhân viên:
Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo khả năng chuyển việc (Bảng 4.2)
Bảng 4.2: THANG ĐO KHẢ NĂNG CHUYỂN VIỆC KHẢ NĂNG CHUYÊN VIỆC (KNCV) KHẢ NĂNG CHUYÊN VIỆC (KNCV)
KNCV1 Bạn có ý định tìm một cơng việc mới hay khơng?
KNCV2 Bạn đang chuẩn bị chuyển sang làm việc tại một đơn vị khác.
4.4 Tóm tắt chƣơng
Ở chương này tác giả đã giới thiệu khái quát về mẫu nghiên cứu cũng như quy trình của việc nghiên cứu và các bước thực hiện trong mơ hình nghiên cứu. Cuối cùng là tác giả xây dựng thang đo thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển việc của nhân viên (bao gồm 07 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc) và sử dụng thang đo thành phần các yếu tố ảnh hưởng này cho nghiên cứu trong luận văn.
CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG 5.1. Thống kê mô tả 5.1. Thống kê mô tả
5.1.1. Các yếu tố liên quan đến đối tƣợng khảo sát
Mẫu nghiên cứu chính thức bao gồm 260 mẫu và được dùng phần mềm IBM SPSS 22.0 để phân tích. Kết quả như sau:
Bảng 5.1. Bảng tổng hợp các yếu tố liên quan đến đối tƣợng khảo sát
NỘI DUNG Tần suất Tỷ lệ phần trăm
1. Giới tính 260 100 Nam 146 56,2 Nữ 114 43,8 2. Độ tuổi 260 100 Dưới 30 tuổi 68 26,2 Từ 30 tuổi đến 40 tuổi 140 53,8 Trên 40 tuổi 52 20 3. Trình độ học vấn 260 100 Cao đẳng 14 5,4 Đại học 170 65,4 Sau đại học 66 25,4 Khác 10 3,8
4. Thời gian công tác 260 100
Dưới 1 năm 42 16,2
Trên 5 năm 140 53,8 5. Chức vụ 260 100 Nhân viên 140 53,8 Quản lý 102 39,2 Khác 18 7 6. Thu nhập 260 100 Dưới 3 triệu đồng 48 18,5 Từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng 116 44,6 Từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng 78 30 Từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng 14 5,4 Từ 15 triệu đồng trở lên 4 1,5
7. Đặc điểm cơ quan
công tác 260 100 Cơ quan hành chính nhà nước 170 65,4 Bệnh viện, khu vực y tế 36 13,8 Ngân hàng, tổ chức tài chính 38 14,6 Khác 16 6,2
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Về độ tuổi: có 68 người dưới 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 26,2%; 140 người trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, chiếm tỷ lệ 53,8%; và có 52 người trên 40 tuổi, chiếm tỷ lệ 20%.
- Về trình độ học vấn: cao đẳng có 14 người, chiếm tỷ lệ 5,4%; đại học có 170 người, chiếm tỷ lệ 65,4%; sau đại học có 66 người, chiếm tỷ lệ 25,4%; khác có 10 người, chiếm tỷ lệ 3,8%.
- Vê thời gian công tác: có 42 người có thời gian cơng tác dưới 1 năm,
chiếm tỷ lệ 16,2%; 38 người có thời gian công tác từ 1 đến 5 năm, chiếm tỷ lệ 30%; 140 người có thời gian cơng tác trên 5 năm, chiếm tỷ lệ 53,8%.
- Về chức vụ: có 140 người là nhân viên, chiếm tỷ lệ 53,8%; 102 người là quản lý, chiếm tỷ lệ 39,2%; 18 người giữ chức vụ khác, chiếm tỷ lệ 6,9%.
- Về thu nhập: 48 người có mức thu nhập trung bình hàng tháng dưới 3 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 18,5%; 116 người có thu nhập bình quân hàng tháng từ 3 đến dưới 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 44,6%; 78 người có thu nhập bình qn hàng tháng từ 5 đến dưới 10 triệu, chiếm tỷ lệ 30%; 14 người có thu nhập bình qn hàng tháng từ 10 đến dưới 15 triệu, chiếm tỷ lệ 5,4% và 04 người có thu nhập bình qn hàng tháng trên 15 triệu trở lên, chiếm tỷ lệ 1,5%.
- Về đặc điểm cơ quan cơng tác: có 170 người đang cơng tác trong các cơ quan hành chính nhà nước, chiếm tỷ lệ 65,4%; 36 người đang công tác trong bệnh viện, khu vực y tế, chiếm tỷ lệ 13,8%; 38 người đang công tác ở ngân hàng và các tổ chức tài chính, chiếm tỷ lệ 14,6%; 16 người đang công tác ở lĩnh vực khác, chiếm tỷ lệ 6,2%.
5.1.2. Các biến nghiên cứu
Các biến trong mơ hình nghiên cứu được đo lường bẳng thang đo với nhiều biến quan sát, thông qua việc sử dụng thang đo Likert, mức 5 điểm (1. Hồn tồn khơng đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Trung lập; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý), để đánh giá mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát đối với từng yếu tố trong mỗi biến quan sát (biến độc lập và biến phụ thuộc) của nghiên cứu.
Bảng 5.2. Bảng thống kê mô tả biến Thống kê Thống kê TTTN XDCVG D TN TTTCV VTLD BKKTT MTLV KNCV N Số mẫu 260 260 260 260 260 260 260 260 Mẫu bị loại 0 0 0 0 0 0 0 0
Nguồn: tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0
Qua bảng kết quả trên ta thấy giá trị trung bình Mean của 07 biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng –TTTN,TN,TTTCV,XDCVGD,MTLV,BKKTT,VTLD) đều lớn hơn 3 thể hiện mức độ đồng tình của các đáp viên đối với các câu trả lời trong các biến quan sát về các yếu tố ảnh hưởng.
5.2. Đánh giá thang đo
Thơng qua việc phân tích hệ số Cronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển việc của nhân viên ở khu vực cơng, ta có 07 u tố ảnh hưởng:
(1) Tinh thần trách nhiệm vì cơng việc, ký hiệu là TTTN. (2) Thu nhập từ công việc, ký hiệu TN
(3) Xung đột giữa gia đình – cơng việc, ký hiệu là XDCVGD. (4) Thách thức trong công việc, ký hiệu là TTTCV.
(5) Vai trò và thái độ của người lãnh đạo, ký hiệu VTLD. (6) Bầu khơng khí của tập thể, ký hiệu BKKTT.
(7) Môi trường và điều kiện làm việc, ký hiệu MTLV.
5.2.1 Đánh giá kiểm định Cronbach’s Alpha
Bảng 5.3. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Biến NỘI DUNG Tƣơng quan
biến tổng 1. Tinh thần trách nhiệm vì cơng việc (TTTN) (Cronbach’s Alpha = 0.788)